Đây là khẳng định của đồng chí Nguyễn Minh Toàn - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Huyện ủy Yên Bình trong cuộc trao đổi với phóng viên báo Yên Bái về việc sắp xếp thôn, tổ dân phố trên địa bàn huyện Yên Bình.
Các đồng chí lãnh đạo huyện Yên Bình thăm mô hình phát triển kinh tế tại xã Yên Bình.
P.V: Xin đồng chí cho biết sự cần thiết của việc sáp nhập, kiện toàn thôn, tổ dân phố trên địa bàn huyện Yên Bình?
Đồng chí Nguyễn Minh Toàn: Việc sáp nhập thôn, tổ dân phố theo các tiêu chí mới tại Thông tư số 09/2017/TT-BNV ngày 29/12/2017 của Bộ Nội vụ là chủ trương từ Trung ương. Đây là một chủ trương lớn, thể hiện quyết tâm giảm đầu mối, giảm số lượng cán bộ không chuyên trách nhằm cắt giảm chi ngân sách chung, cắt giảm chi không cần thiết.
Việc sáp nhập thôn, tổ dân phố tại huyện Yên Bình nhằm làm giảm số lượng thôn, tổ dân phố và người hoạt động không chuyên trách (bí thư chi bộ, trưởng thôn, công an viên, Mặt trận Tổ quốc, phụ nữ, thanh niên, cựu chiến binh, nông dân…) góp phần giảm chi ngân sách; phát huy vai trò tự quản, tự chủ và hiệu quả huy động nguồn lực từ cộng đồng dân cư trong xây dựng cơ sở hạ tầng, thiết chế văn hóa, xây dựng nông thôn mới tại trên địa bàn.
P.V: Đến thời điểm này, việc thực hiện sáp nhập thôn, tổ dân phố trên địa bàn huyện Yên Bình đã thực hiện đến đâu và các bước triển khai như thế nào, thưa đồng chí?
Đồng chí Nguyễn Minh Toàn: Ngay sau khi nhận được Thông tư số 09/2017/TT-BNV ngày 29/12/2017 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31/8/2012 của Bộ Nội vụ Hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố, Huyện ủy Yên Bình đã tổ chức họp Ban Chấp hành mở rộng triển khai Thông tư 09/2017/TT-BNV. Đồng thời, tổ chức buổi làm việc với UBND huyện, các phòng, ban chuyên môn có liên quan như Ban Tổ chức Huyện ủy, Phòng Nội vụ, Phòng Dân tộc… để thống nhất về mặt chủ trương và giao UBND huyện chỉ đạo các cấp, các ngành tổ chức triển khai, thực hiện việc rà soát, lên phương án sắp xếp các thôn, tổ dân phố cho phù hợp với các tiêu chí tại Thông tư 09/2017/TT-BNV.
Đối với quy trình thực hiện, UBND huyện đã thành lập Tổ rà soát, sắp xếp thôn, tổ dân phố do đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện làm Tổ trưởng, thành viên tổ rà soát gồm lãnh đạo các phòng: Nội vụ, Tài nguyên và Môi trường, Dân tộc, chủ tịch UBND và cán bộ địa chính các xã, thị trấn. Sau khi Tổ rà soát, sắp xếp thôn, tổ dân phố triển khai các tiêu chí để sáp nhập thôn, tổ dân phố, các xã, thị trấn đã dự kiến phương án của địa phương mình; xây dựng sơ bộ bản đồ hiện trạng và phương án sau sáp nhập.
Ngày 2/4/2018, Tổ rà soát, sắp xếp thôn, tổ dân phố đã báo cáo UBND huyện phương án sắp xếp thôn, tổ dân phố đối với các xã, thị trấn. Ngày 3/4/2018, UBND huyện đã báo cáo Ban Thường vụ Huyện ủy phương án sáp nhập thôn, tổ dân phố đối với từng xã, thị trấn. Theo đó, tổng số thôn, tổ dân phố trước khi sáp nhập là 284; sau sáp nhập đã giảm 129 thôn, 17 tổ dân phố, còn 138 thôn, tổ dân phố.
Ngay sau đó, Ban Thường vụ Huyện ủy đã cho chủ trương định hướng về việc sáp nhập, giao UBND huyện chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, các xã, thị trấn tổ chức thực hiện bảo đảm quy trình theo quy định. Sau khi UBND tỉnh ban hành quy định (sửa đổi, bổ sung quyết định số 27/QĐ-UBND) và Sở Nội vụ có hướng dẫn sẽ đồng bộ triển khai thực hiện. Trên cơ sở đó sẽ hoàn thiện đề án chung của huyện, báo cáo kết quả với Ban Thường vụ Huyện ủy trước khi trình tỉnh phê duyệt.
Người dân thị trấn Yên Bình trao đổi về chủ trương sáp nhập thôn, tổ dân phố trên địa bàn.
P.V: Quá trình thực hiện sáp nhập thôn, tổ dân phố sẽ không tránh khỏi những khó khăn do sự khác biệt về phong tục tập quán, địa hình dân cư chia cắt, các hộ sống rải rác…Vậy, huyện đã đưa ra những phương án nào để tháo gỡ những khó khăn này, thưa đồng chí?
Đồng chí Nguyễn Minh Toàn: Thời gian qua, công tác sáp nhập, thành lập thôn, tổ dân phố trên địa bàn huyện đã được cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện; công tác tuyên truyền được đặc biệt chú trọng, bước đầu đã tạo sự đồng thuận trong nhân dân.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cũng có một số khó khăn nhất định, như: ở một số đơn vị mặc dù thôn có quy mô nhỏ nhưng do sự khác biệt về phong tục tập quán, tôn giáo, truyền thống văn hóa, đặc biệt Yên Bình là địa phương có vùng hồ Thác Bà nên có sự chia cắt về địa lý, dân cư sống rải rác nên việc sáp nhập gặp khó khăn. Đồng thời, phương án sáp nhập ở một số nơi xây dựng chưa khoa học nên không bảo đảm yếu tố lịch sử, truyền thống văn hóa của thôn, tổ dân phố.
Đối với các đơn vị này, Huyện ủy đã có chủ trương giao đảng ủy, chính quyền địa phương tiếp tục thực hiện vận động, tuyên truyền về tầm quan trọng, ý nghĩa để người dân hiểu được về chủ trương; đồng thời, rà soát, xây dựng phương án sáp nhập thôn, tổ dân phố phù hợp, khoa học, phù hợp với đặc điểm, thực tế của địa phương để tạo sự đồng thuận, thống nhất trong nhân dân.
Quan điểm của huyện trong việc thực hiện sáp nhập thôn là phải thực hiện trên cơ sở thực tế, khoa học và sự đồng thuận của nhân dân. Ngoài ra, việc sáp nhập thôn, tổ dân phố còn liên quan đến vấn đề điều chỉnh địa chỉ trong giấy tờ tùy thân của người dân, các giấy tờ liên quan khác như sổ hộ khẩu, thẻ bảo hiểm y tế, thẻ khám chữa bệnh, đặc biệt là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…
Việc này huyện sẽ sớm có đề xuất với tỉnh, các ngành để có sự hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi, tránh rắc rối, phiền hà, mất thời gian và tốn kém cho nhân dân.
P.V: Quá trình sáp nhập thôn, tổ dân phố sẽ liên quan, ảnh hưởng trực tiếp tới công việc, vị trí và tâm lý của cán bộ ở cơ sở. Để cán bộ cơ sở, nhất là cán bộ dôi dư sau sáp nhập không có những "tâm tư", huyện Yên Bình có giải pháp thế nào?
Đồng chí Nguyễn Minh Toàn: Trước mắt, Huyện ủy đã giao Ban Tuyên giáo, Ban Dân vận và UBND các xã, thị trấn tuyên truyền, phổ biến Thông tư số 09/2017/TT-BNV tới toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân. Điều quan trọng là cần làm cho người dân hiểu được đây là chủ trương chung của cả nước. Vì vậy, việc sáp nhập thôn, tổ dân phố đối với huyện Yên Bình cũng không phải là ngoại lệ.
Trong quá trình tuyên truyền, phổ biến Thông tư số 09/2017/TT-BNV cần phải làm cho người dân nắm rõ các tiêu chí về sáp nhập thôn, tổ dân phố và trong quá trình triển khai thực hiện sẽ có việc dôi dư đối với cán bộ không chuyên trách. Vì vậy, việc tuyên truyền, phổ biến chủ trương sáp nhập thôn, tổ dân phố cần thực hiện một cách đồng bộ, liên tục và có chiều sâu để làm sao cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu được và đồng tình ủng hộ.
Quá trình triển khai, Huyện ủy đã giao Ban Tổ chức phối hợp với các xã, thị trấn cân nhắc, tính toán, lựa chọn để giới thiệu người có trình độ, năng lực, có sự nhiệt huyết đối với công tác xã hội, đáp ứng yêu cầu khi tham gia hoạt động, quản lý trên địa bàn thôn, tổ dân phố mới để không xáo trộn đến hiệu quả công việc.
P.V: Xin cảm ơn đồng chí!
2073 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Đây là khẳng định của đồng chí Nguyễn Minh Toàn - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Huyện ủy Yên Bình trong cuộc trao đổi với phóng viên báo Yên Bái về việc sắp xếp thôn, tổ dân phố trên địa bàn huyện Yên Bình.P.V: Xin đồng chí cho biết sự cần thiết của việc sáp nhập, kiện toàn thôn, tổ dân phố trên địa bàn huyện Yên Bình?
Đồng chí Nguyễn Minh Toàn: Việc sáp nhập thôn, tổ dân phố theo các tiêu chí mới tại Thông tư số 09/2017/TT-BNV ngày 29/12/2017 của Bộ Nội vụ là chủ trương từ Trung ương. Đây là một chủ trương lớn, thể hiện quyết tâm giảm đầu mối, giảm số lượng cán bộ không chuyên trách nhằm cắt giảm chi ngân sách chung, cắt giảm chi không cần thiết.
Việc sáp nhập thôn, tổ dân phố tại huyện Yên Bình nhằm làm giảm số lượng thôn, tổ dân phố và người hoạt động không chuyên trách (bí thư chi bộ, trưởng thôn, công an viên, Mặt trận Tổ quốc, phụ nữ, thanh niên, cựu chiến binh, nông dân…) góp phần giảm chi ngân sách; phát huy vai trò tự quản, tự chủ và hiệu quả huy động nguồn lực từ cộng đồng dân cư trong xây dựng cơ sở hạ tầng, thiết chế văn hóa, xây dựng nông thôn mới tại trên địa bàn.
P.V: Đến thời điểm này, việc thực hiện sáp nhập thôn, tổ dân phố trên địa bàn huyện Yên Bình đã thực hiện đến đâu và các bước triển khai như thế nào, thưa đồng chí?
Đồng chí Nguyễn Minh Toàn: Ngay sau khi nhận được Thông tư số 09/2017/TT-BNV ngày 29/12/2017 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31/8/2012 của Bộ Nội vụ Hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố, Huyện ủy Yên Bình đã tổ chức họp Ban Chấp hành mở rộng triển khai Thông tư 09/2017/TT-BNV. Đồng thời, tổ chức buổi làm việc với UBND huyện, các phòng, ban chuyên môn có liên quan như Ban Tổ chức Huyện ủy, Phòng Nội vụ, Phòng Dân tộc… để thống nhất về mặt chủ trương và giao UBND huyện chỉ đạo các cấp, các ngành tổ chức triển khai, thực hiện việc rà soát, lên phương án sắp xếp các thôn, tổ dân phố cho phù hợp với các tiêu chí tại Thông tư 09/2017/TT-BNV.
Đối với quy trình thực hiện, UBND huyện đã thành lập Tổ rà soát, sắp xếp thôn, tổ dân phố do đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện làm Tổ trưởng, thành viên tổ rà soát gồm lãnh đạo các phòng: Nội vụ, Tài nguyên và Môi trường, Dân tộc, chủ tịch UBND và cán bộ địa chính các xã, thị trấn. Sau khi Tổ rà soát, sắp xếp thôn, tổ dân phố triển khai các tiêu chí để sáp nhập thôn, tổ dân phố, các xã, thị trấn đã dự kiến phương án của địa phương mình; xây dựng sơ bộ bản đồ hiện trạng và phương án sau sáp nhập.
Ngày 2/4/2018, Tổ rà soát, sắp xếp thôn, tổ dân phố đã báo cáo UBND huyện phương án sắp xếp thôn, tổ dân phố đối với các xã, thị trấn. Ngày 3/4/2018, UBND huyện đã báo cáo Ban Thường vụ Huyện ủy phương án sáp nhập thôn, tổ dân phố đối với từng xã, thị trấn. Theo đó, tổng số thôn, tổ dân phố trước khi sáp nhập là 284; sau sáp nhập đã giảm 129 thôn, 17 tổ dân phố, còn 138 thôn, tổ dân phố.
Ngay sau đó, Ban Thường vụ Huyện ủy đã cho chủ trương định hướng về việc sáp nhập, giao UBND huyện chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, các xã, thị trấn tổ chức thực hiện bảo đảm quy trình theo quy định. Sau khi UBND tỉnh ban hành quy định (sửa đổi, bổ sung quyết định số 27/QĐ-UBND) và Sở Nội vụ có hướng dẫn sẽ đồng bộ triển khai thực hiện. Trên cơ sở đó sẽ hoàn thiện đề án chung của huyện, báo cáo kết quả với Ban Thường vụ Huyện ủy trước khi trình tỉnh phê duyệt.
Người dân thị trấn Yên Bình trao đổi về chủ trương sáp nhập thôn, tổ dân phố trên địa bàn.
P.V: Quá trình thực hiện sáp nhập thôn, tổ dân phố sẽ không tránh khỏi những khó khăn do sự khác biệt về phong tục tập quán, địa hình dân cư chia cắt, các hộ sống rải rác…Vậy, huyện đã đưa ra những phương án nào để tháo gỡ những khó khăn này, thưa đồng chí?
Đồng chí Nguyễn Minh Toàn: Thời gian qua, công tác sáp nhập, thành lập thôn, tổ dân phố trên địa bàn huyện đã được cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện; công tác tuyên truyền được đặc biệt chú trọng, bước đầu đã tạo sự đồng thuận trong nhân dân.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cũng có một số khó khăn nhất định, như: ở một số đơn vị mặc dù thôn có quy mô nhỏ nhưng do sự khác biệt về phong tục tập quán, tôn giáo, truyền thống văn hóa, đặc biệt Yên Bình là địa phương có vùng hồ Thác Bà nên có sự chia cắt về địa lý, dân cư sống rải rác nên việc sáp nhập gặp khó khăn. Đồng thời, phương án sáp nhập ở một số nơi xây dựng chưa khoa học nên không bảo đảm yếu tố lịch sử, truyền thống văn hóa của thôn, tổ dân phố.
Đối với các đơn vị này, Huyện ủy đã có chủ trương giao đảng ủy, chính quyền địa phương tiếp tục thực hiện vận động, tuyên truyền về tầm quan trọng, ý nghĩa để người dân hiểu được về chủ trương; đồng thời, rà soát, xây dựng phương án sáp nhập thôn, tổ dân phố phù hợp, khoa học, phù hợp với đặc điểm, thực tế của địa phương để tạo sự đồng thuận, thống nhất trong nhân dân.
Quan điểm của huyện trong việc thực hiện sáp nhập thôn là phải thực hiện trên cơ sở thực tế, khoa học và sự đồng thuận của nhân dân. Ngoài ra, việc sáp nhập thôn, tổ dân phố còn liên quan đến vấn đề điều chỉnh địa chỉ trong giấy tờ tùy thân của người dân, các giấy tờ liên quan khác như sổ hộ khẩu, thẻ bảo hiểm y tế, thẻ khám chữa bệnh, đặc biệt là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…
Việc này huyện sẽ sớm có đề xuất với tỉnh, các ngành để có sự hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi, tránh rắc rối, phiền hà, mất thời gian và tốn kém cho nhân dân.
P.V: Quá trình sáp nhập thôn, tổ dân phố sẽ liên quan, ảnh hưởng trực tiếp tới công việc, vị trí và tâm lý của cán bộ ở cơ sở. Để cán bộ cơ sở, nhất là cán bộ dôi dư sau sáp nhập không có những "tâm tư", huyện Yên Bình có giải pháp thế nào?
Đồng chí Nguyễn Minh Toàn: Trước mắt, Huyện ủy đã giao Ban Tuyên giáo, Ban Dân vận và UBND các xã, thị trấn tuyên truyền, phổ biến Thông tư số 09/2017/TT-BNV tới toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân. Điều quan trọng là cần làm cho người dân hiểu được đây là chủ trương chung của cả nước. Vì vậy, việc sáp nhập thôn, tổ dân phố đối với huyện Yên Bình cũng không phải là ngoại lệ.
Trong quá trình tuyên truyền, phổ biến Thông tư số 09/2017/TT-BNV cần phải làm cho người dân nắm rõ các tiêu chí về sáp nhập thôn, tổ dân phố và trong quá trình triển khai thực hiện sẽ có việc dôi dư đối với cán bộ không chuyên trách. Vì vậy, việc tuyên truyền, phổ biến chủ trương sáp nhập thôn, tổ dân phố cần thực hiện một cách đồng bộ, liên tục và có chiều sâu để làm sao cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu được và đồng tình ủng hộ.
Quá trình triển khai, Huyện ủy đã giao Ban Tổ chức phối hợp với các xã, thị trấn cân nhắc, tính toán, lựa chọn để giới thiệu người có trình độ, năng lực, có sự nhiệt huyết đối với công tác xã hội, đáp ứng yêu cầu khi tham gia hoạt động, quản lý trên địa bàn thôn, tổ dân phố mới để không xáo trộn đến hiệu quả công việc.
P.V: Xin cảm ơn đồng chí!