CTTĐT- Từ tháng 9/2017 nhiều chính sách về giáo dục, thủ tục hành chính, đánh giá viên chức, trợ cấp cho cán bộ xã, khai thác tài nguyên nước… bắt đầu có hiệu lực thi hành.
1. Từ ngày 15/9: Giảm tiêu chí khi đánh giá viên chức ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ và hoàn thành nhiệm vụ
Đó là nội dung được đề cập tại Nghị định 88/2017/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 56/2015/NĐ-CP trong đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức.
Theo đó, từ ngày 15/9 sẽ bỏ tiêu chí " có ít nhất 01 công trình khoa học, đề án, đề tài hoặc sáng kiến được áp dụng và mang lại hiệu quả trong việc thực hiện công tác chuyên môn, nghề nghiệp được cấp có thẩm quyền công nhận".
Như vậy chỉ có viên chức khi đánh giá ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mới phải đáp ứng tiêu chí về công trình khoa học, đề án, đề tài hoặc sáng kiến như trên.
2.Từ ngày 1/9/2017 tăng trợ cấp hàng tháng cho cán bộ xã đã nghỉ việc
Thông tư 04/2017/TT-BNV bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/9/2017 hướng dẫn điều chỉnh mức trợ cấp hàng tháng từ ngày 01/7/2017 đối với cán bộ xã đã nghỉ việc, cụ thể như sau:
- Cán bộ nguyên là Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã: 1.846.000 đồng/tháng.
- Cán bộ nguyên là Phó Bí thư, Phó Chủ tịch, Thường trực Đảng ủy, Ủy viên thư ký UBND, Thư ký HĐND xã, Xã đội trưởng, Trưởng công an xã: 1.786.000 đồng/tháng.
- Đối với các chức danh còn lại: 1.653.000 đồng/tháng.
3. Từ 15/09/2017: phạt đến 100 triệu đồng đối với hành vi vi phạm hành chính về lĩnh vực thú y
Đó là nội dung đáng chú ý của Nghị định 90/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y.
Theo đó, đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, tổ chức, cá nhân phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền. Mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về lĩnh vực thú y là 50 triệu đồng đối với cá nhân và 100 triệu đồng đối với tổ chức.
Ngoài ra, Nghị định còn quy định cụ thể mức phạt chung về phòng bệnh động vật như: buôn bán con giống mắc bệnh truyền nhiễm, sử dụng thuốc thú y trong Danh mục thuốc thú y cấm sử dụng tại Việt Nam để phòng bệnh cho động vật, vi không thực hiện vệ sinh, khử trùng, tiêu độc theo quy định, Tiêu hủy không đúng quy định hoặc không tiêu hủy động vật mắc bệnh. Vứt gia cầm mắc bệnh, chết ra môi trường,
4. Phát sai bản tin dự báo thiên tai bị phạt tới 50 triệu đồng
Nghị định 84/2017/NĐ-CP ngày 18/7/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 173/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ có hiệu lực từ 10/9/2017, trong đó quy định truyền, phát sai lệch bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai khí tượng thủy văn bị phạt từ 40 - 50 triệu đồng. Đồng thời, truyền, phát bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai khí tượng thủy văn chậm so với thời gian quy định cũng bị phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng.
5. Quy định mới về kiểm soát thủ tục hành chính
Nghị định 92/2017/NĐ-CP (có hiệu lực thi hành từ ngày 25/9) ngày 7/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính. Đáng chú ý, Văn phòng UBND tỉnh là cơ quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp về kiểm soát thủ tục hành chính (theo quy định hiện hành thuộc nhiệm vụ của Sở Tư pháp); tổ chức triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã (theo quy định hiện hành thuộc nhiệm vụ của Sở Nội vụ),
6. Tăng chế độ, chính sách đối với tổ chức, cá nhân tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ
Có hiệu lực từ 10/9/2017 Quyết định số 35/2017/QĐ-TTg, ngày 25/07/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 75/2013/QĐ-TTg ngày 6/12/2013 quy định về chế độ, chính sách và công tác bảo đảm đối với tổ chức, cá nhân làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ. Theo đó, tăng chế độ đối với tổ chức, cá nhân tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ.
7. Trang bị kiến thức phòng chống bạo lực học đường trên mạng
Đây là biện pháp nổi bật được đề cập tại Nghị định 80/2017/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 5/9/2017) quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường.
Ngoài ra, trong Nghị định còn đề cập đến các biện pháp khác,cụ thể như:- Giáo dục, tư vấn kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ cho người học; Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của người học, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong cơ sở giáo dục, gia đình người học và cộng đồng về mối nguy hiểm và hậu quả của bạo lực học đường…
8. Từ 1/9/2017, phải nộp tiền để được cấp quyền khai thác tài nguyên nước
Theo Nghị định 82/2017/NĐ-CP tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt, nước dưới đất (chủ giấy phép) phải nộp tiền để được cấp quyền khai thác tài nguyên nước.
Giá tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước cho sản xuất thủy điện là 70% giá điện dùng để tính thuế tài nguyên nước dùng cho sản xuất thủy điện.
9. Quy định về kiến thức chung khi thi thăng hạng giảng viên từ hạng II lên hạng I
Theo Thông tư 18/2017/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 15/9/2017 quy định điều kiện, nội dung, hình thức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong cơ sở giáo dục đại học công lập, bài thi kiến thức chung khi thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II) lên giảng viên cao cấp (hạng I) sẽ bao gồm các nội dung nổi bật như:
- Chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về giáo dục và đào tạo nói chung và giáo dục đại học nói riêng;
- Quan điểm, định hướng chiến lược phát triển các ngành hoặc chuyên ngành đào tạo của nhà trường;
- Pháp luật về viên chức phù hợp với tiêu chuẩn CDNN giảng viên cao cấp (hạng I);
- Dung lượng kiến thức của đề thi và nội dung thi về lĩnh vực giáo dục và đào tạo là 70%, về pháp luật viên chức là 30%.
1665 lượt xem
Thanh Thủy
Cổng thông tin điện tử tỉnh- Từ tháng 9/2017 nhiều chính sách về giáo dục, thủ tục hành chính, đánh giá viên chức, trợ cấp cho cán bộ xã, khai thác tài nguyên nước… bắt đầu có hiệu lực thi hành. 1. Từ ngày 15/9: Giảm tiêu chí khi đánh giá viên chức ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ và hoàn thành nhiệm vụ
Đó là nội dung được đề cập tại Nghị định 88/2017/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 56/2015/NĐ-CP trong đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức.
Theo đó, từ ngày 15/9 sẽ bỏ tiêu chí " có ít nhất 01 công trình khoa học, đề án, đề tài hoặc sáng kiến được áp dụng và mang lại hiệu quả trong việc thực hiện công tác chuyên môn, nghề nghiệp được cấp có thẩm quyền công nhận".
Như vậy chỉ có viên chức khi đánh giá ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mới phải đáp ứng tiêu chí về công trình khoa học, đề án, đề tài hoặc sáng kiến như trên.
2.Từ ngày 1/9/2017 tăng trợ cấp hàng tháng cho cán bộ xã đã nghỉ việc
Thông tư 04/2017/TT-BNV bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/9/2017 hướng dẫn điều chỉnh mức trợ cấp hàng tháng từ ngày 01/7/2017 đối với cán bộ xã đã nghỉ việc, cụ thể như sau:
- Cán bộ nguyên là Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã: 1.846.000 đồng/tháng.
- Cán bộ nguyên là Phó Bí thư, Phó Chủ tịch, Thường trực Đảng ủy, Ủy viên thư ký UBND, Thư ký HĐND xã, Xã đội trưởng, Trưởng công an xã: 1.786.000 đồng/tháng.
- Đối với các chức danh còn lại: 1.653.000 đồng/tháng.
3. Từ 15/09/2017: phạt đến 100 triệu đồng đối với hành vi vi phạm hành chính về lĩnh vực thú y
Đó là nội dung đáng chú ý của Nghị định 90/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y.
Theo đó, đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, tổ chức, cá nhân phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền. Mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về lĩnh vực thú y là 50 triệu đồng đối với cá nhân và 100 triệu đồng đối với tổ chức.
Ngoài ra, Nghị định còn quy định cụ thể mức phạt chung về phòng bệnh động vật như: buôn bán con giống mắc bệnh truyền nhiễm, sử dụng thuốc thú y trong Danh mục thuốc thú y cấm sử dụng tại Việt Nam để phòng bệnh cho động vật, vi không thực hiện vệ sinh, khử trùng, tiêu độc theo quy định, Tiêu hủy không đúng quy định hoặc không tiêu hủy động vật mắc bệnh. Vứt gia cầm mắc bệnh, chết ra môi trường,
4. Phát sai bản tin dự báo thiên tai bị phạt tới 50 triệu đồng
Nghị định 84/2017/NĐ-CP ngày 18/7/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 173/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ có hiệu lực từ 10/9/2017, trong đó quy định truyền, phát sai lệch bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai khí tượng thủy văn bị phạt từ 40 - 50 triệu đồng. Đồng thời, truyền, phát bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai khí tượng thủy văn chậm so với thời gian quy định cũng bị phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng.
5. Quy định mới về kiểm soát thủ tục hành chính
Nghị định 92/2017/NĐ-CP (có hiệu lực thi hành từ ngày 25/9) ngày 7/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính. Đáng chú ý, Văn phòng UBND tỉnh là cơ quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp về kiểm soát thủ tục hành chính (theo quy định hiện hành thuộc nhiệm vụ của Sở Tư pháp); tổ chức triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã (theo quy định hiện hành thuộc nhiệm vụ của Sở Nội vụ),
6. Tăng chế độ, chính sách đối với tổ chức, cá nhân tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ
Có hiệu lực từ 10/9/2017 Quyết định số 35/2017/QĐ-TTg, ngày 25/07/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 75/2013/QĐ-TTg ngày 6/12/2013 quy định về chế độ, chính sách và công tác bảo đảm đối với tổ chức, cá nhân làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ. Theo đó, tăng chế độ đối với tổ chức, cá nhân tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ.
7. Trang bị kiến thức phòng chống bạo lực học đường trên mạng
Đây là biện pháp nổi bật được đề cập tại Nghị định 80/2017/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 5/9/2017) quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường.
Ngoài ra, trong Nghị định còn đề cập đến các biện pháp khác,cụ thể như:- Giáo dục, tư vấn kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ cho người học; Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của người học, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong cơ sở giáo dục, gia đình người học và cộng đồng về mối nguy hiểm và hậu quả của bạo lực học đường…
8. Từ 1/9/2017, phải nộp tiền để được cấp quyền khai thác tài nguyên nước
Theo Nghị định 82/2017/NĐ-CP tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt, nước dưới đất (chủ giấy phép) phải nộp tiền để được cấp quyền khai thác tài nguyên nước.
Giá tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước cho sản xuất thủy điện là 70% giá điện dùng để tính thuế tài nguyên nước dùng cho sản xuất thủy điện.
9. Quy định về kiến thức chung khi thi thăng hạng giảng viên từ hạng II lên hạng I
Theo Thông tư 18/2017/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 15/9/2017 quy định điều kiện, nội dung, hình thức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong cơ sở giáo dục đại học công lập, bài thi kiến thức chung khi thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II) lên giảng viên cao cấp (hạng I) sẽ bao gồm các nội dung nổi bật như:
- Chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về giáo dục và đào tạo nói chung và giáo dục đại học nói riêng;
- Quan điểm, định hướng chiến lược phát triển các ngành hoặc chuyên ngành đào tạo của nhà trường;
- Pháp luật về viên chức phù hợp với tiêu chuẩn CDNN giảng viên cao cấp (hạng I);
- Dung lượng kiến thức của đề thi và nội dung thi về lĩnh vực giáo dục và đào tạo là 70%, về pháp luật viên chức là 30%.