Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành chỉ thị số 24/CT-TTg về việc tăng cường xử lý vi phạm pháp luật về đê điều.
Ảnh minh họa
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 447/CT-TTg ngày 25/3/2011 về tăng cường xử lý vi phạm pháp luật về đê điều và quản lý việc khai thác, vận chuyển, kinh doanh cát sỏi gây ảnh hưởng đến an toàn đê điều, từ đó công tác quản lý, bảo vệ đê điều đã có những chuyển biến nhất định.
Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng đất đai, vật liệu xây dựng cho phát triển kinh tế, xã hội ngày càng cao nên tình trạng vi phạm pháp luật về đê điều vẫn xảy ra ở nhiều địa phương, nhất là vi phạm hành lang bảo vệ đê điều, tập kết vật liệu với quy mô lớn trên bãi sông và trong hành lang bảo vệ đê, xây dựng công trình, nhà xưởng trái phép trên bãi sông và lấn chiếm lòng sông gây cản trở thoát lũ; số vụ vi phạm xảy ra giảm dần qua từng năm nhưng nhiều vụ có mức độ và quy mô vi phạm tăng; việc ngăn chặn, xử lý vi phạm còn hạn chế, số vụ vi phạm tồn đọng chưa xử lý hoặc xử lý chưa dứt điểm còn nhiều (trên 70% số vụ vi phạm).
Để tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, ngăn chặn, xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật về đê điều, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về đê điều và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường quản lý đê điều, chỉ đạo cơ quan chức năng và cấp ủy đảng, chính quyền các cấp ở địa phương thực hiện đầy đủ trách nhiệm ngăn chặn, xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật; phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan thường xuyên kiểm tra, kịp thời phát hiện hành vi vi phạm, ngăn chặn ngay từ khi mới phát sinh; xử lý nghiêm, kiên quyết, dứt điểm từng vụ vi phạm; gắn trách nhiệm của người đứng đầu, nhất là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc để xảy ra các vụ vi phạm và kết quả xử lý vi phạm pháp luật về đê điều trên địa bàn.
Đồng thời tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra, xử lý thường xuyên, đột xuất; mở các đợt cao điểm xử lý vi phạm, nhất là các vụ vi phạm nổi cộm, trường hợp xác định đủ điều kiện cấu thành hành vi phạm tội cần xử lý hình sự theo quy định của pháp luật hình sự; tổ chức lập, rà soát nội dung phương án phòng, chống lũ của tuyến sông có đê, phương án phát triển hệ thống đê điều thuộc phạm vi quản lý của địa phương trong quy hoạch tỉnh theo quy định của pháp luật về quy hoạch, trong đó xác định cụ thể phương án quản lý, sử dụng đất ở bãi sông, số lượng công trình, nhà ở trong phạm vi bảo vệ đê điều, bãi sông phải di dời và xây dựng phương án, lộ trình di dời đảm bảo khả thi để tổ chức thực hiện.
Bên cạnh đó, tổ chức quản lý chặt chẽ công trình đê điều, đất trong hành lang bảo vệ đê điều, bãi sông theo đúng quy định pháp luật về đê điều và các quy định pháp luật khác có liên quan; chỉ đạo, tổ chức hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến đê điều tuân thủ nghiêm các quy định liên quan đến việc cấp phép đối với các hoạt động phải được cấp phép theo quy định của pháp luật về đê điều và giám sát việc thực hiện bảo đảm đúng quy định; tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đê điều và phòng, chống thiên tai đến cộng đồng, nhất là các tổ chức, doanh nghiệp và hộ gia đình ven đê.
Chủ động bố trí ngân sách địa phương để thực hiện di dời công trình, nhà ở trong phạm vi bảo vệ đê điều, bãi sông phải di dời theo quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê, quy hoạch đê điều được cấp thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định của pháp luật Luật Đê điều và Luật Ngân sách nhà nước.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục rà soát đề xuất sửa đổi Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều (sau khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và đê điều được Quốc hội thông qua) nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý và xử lý vi phạm pháp luật về đê điều.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Công an tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về đê điều, phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm, kiến nghị chính quyền các cấp xử lý theo quy định của pháp luật; thường xuyên tổng hợp tình hình vi phạm và chỉ đạo, đôc đốc các địa phương tăng cường quản lý, ngăn chặn, xử lý vi phạm pháp luật về đê điều.
Bộ Công an chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương phối hợp cơ quan chức năng kiểm tra, ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về đê điều, đặc biệt là đối với các vụ việc vi phạm nghiêm trọng, nổi cộm.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính căn cứ khả năng cân đối của ngân sách trung ương xem xét, ưu tiên bố trí kinh phí để tăng cường đầu tư củng cố, nâng cấp, duy tu hệ thống đê điều, nhất là các tuyến đê từ cấp III trở lên và xử lý các trọng điểm đê điều xung yếu nhằm đảm bảo an toàn chống lũ cho các tuyến đê.
1076 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành chỉ thị số 24/CT-TTg về việc tăng cường xử lý vi phạm pháp luật về đê điều.Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 447/CT-TTg ngày 25/3/2011 về tăng cường xử lý vi phạm pháp luật về đê điều và quản lý việc khai thác, vận chuyển, kinh doanh cát sỏi gây ảnh hưởng đến an toàn đê điều, từ đó công tác quản lý, bảo vệ đê điều đã có những chuyển biến nhất định.
Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng đất đai, vật liệu xây dựng cho phát triển kinh tế, xã hội ngày càng cao nên tình trạng vi phạm pháp luật về đê điều vẫn xảy ra ở nhiều địa phương, nhất là vi phạm hành lang bảo vệ đê điều, tập kết vật liệu với quy mô lớn trên bãi sông và trong hành lang bảo vệ đê, xây dựng công trình, nhà xưởng trái phép trên bãi sông và lấn chiếm lòng sông gây cản trở thoát lũ; số vụ vi phạm xảy ra giảm dần qua từng năm nhưng nhiều vụ có mức độ và quy mô vi phạm tăng; việc ngăn chặn, xử lý vi phạm còn hạn chế, số vụ vi phạm tồn đọng chưa xử lý hoặc xử lý chưa dứt điểm còn nhiều (trên 70% số vụ vi phạm).
Để tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, ngăn chặn, xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật về đê điều, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về đê điều và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường quản lý đê điều, chỉ đạo cơ quan chức năng và cấp ủy đảng, chính quyền các cấp ở địa phương thực hiện đầy đủ trách nhiệm ngăn chặn, xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật; phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan thường xuyên kiểm tra, kịp thời phát hiện hành vi vi phạm, ngăn chặn ngay từ khi mới phát sinh; xử lý nghiêm, kiên quyết, dứt điểm từng vụ vi phạm; gắn trách nhiệm của người đứng đầu, nhất là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc để xảy ra các vụ vi phạm và kết quả xử lý vi phạm pháp luật về đê điều trên địa bàn.
Đồng thời tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra, xử lý thường xuyên, đột xuất; mở các đợt cao điểm xử lý vi phạm, nhất là các vụ vi phạm nổi cộm, trường hợp xác định đủ điều kiện cấu thành hành vi phạm tội cần xử lý hình sự theo quy định của pháp luật hình sự; tổ chức lập, rà soát nội dung phương án phòng, chống lũ của tuyến sông có đê, phương án phát triển hệ thống đê điều thuộc phạm vi quản lý của địa phương trong quy hoạch tỉnh theo quy định của pháp luật về quy hoạch, trong đó xác định cụ thể phương án quản lý, sử dụng đất ở bãi sông, số lượng công trình, nhà ở trong phạm vi bảo vệ đê điều, bãi sông phải di dời và xây dựng phương án, lộ trình di dời đảm bảo khả thi để tổ chức thực hiện.
Bên cạnh đó, tổ chức quản lý chặt chẽ công trình đê điều, đất trong hành lang bảo vệ đê điều, bãi sông theo đúng quy định pháp luật về đê điều và các quy định pháp luật khác có liên quan; chỉ đạo, tổ chức hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến đê điều tuân thủ nghiêm các quy định liên quan đến việc cấp phép đối với các hoạt động phải được cấp phép theo quy định của pháp luật về đê điều và giám sát việc thực hiện bảo đảm đúng quy định; tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đê điều và phòng, chống thiên tai đến cộng đồng, nhất là các tổ chức, doanh nghiệp và hộ gia đình ven đê.
Chủ động bố trí ngân sách địa phương để thực hiện di dời công trình, nhà ở trong phạm vi bảo vệ đê điều, bãi sông phải di dời theo quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê, quy hoạch đê điều được cấp thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định của pháp luật Luật Đê điều và Luật Ngân sách nhà nước.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục rà soát đề xuất sửa đổi Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều (sau khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và đê điều được Quốc hội thông qua) nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý và xử lý vi phạm pháp luật về đê điều.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Công an tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về đê điều, phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm, kiến nghị chính quyền các cấp xử lý theo quy định của pháp luật; thường xuyên tổng hợp tình hình vi phạm và chỉ đạo, đôc đốc các địa phương tăng cường quản lý, ngăn chặn, xử lý vi phạm pháp luật về đê điều.
Bộ Công an chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương phối hợp cơ quan chức năng kiểm tra, ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về đê điều, đặc biệt là đối với các vụ việc vi phạm nghiêm trọng, nổi cộm.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính căn cứ khả năng cân đối của ngân sách trung ương xem xét, ưu tiên bố trí kinh phí để tăng cường đầu tư củng cố, nâng cấp, duy tu hệ thống đê điều, nhất là các tuyến đê từ cấp III trở lên và xử lý các trọng điểm đê điều xung yếu nhằm đảm bảo an toàn chống lũ cho các tuyến đê.