Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa phê duyệt Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam từ năm 2020 đến năm 2030.
Phấn đấu trên 1.000 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia
Mục tiêu của Chương trình nhằm xây dựng hình ảnh Việt Nam là một quốc gia có uy tín về hàng hoá và dịch vụ với chất lượng cao, tăng niềm tự hào và sức hấp dẫn của đất nước và con người Việt Nam, góp phần thúc đẩy phát triển ngoại thương và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2030, Chương trình tập trung xây dựng và phát triển Thương hiệu Việt Nam gắn với các giá trị tích cực, nổi trội của Thương hiệu sản phẩm với mục tiêu thực hiện có hiệu quả Chương trình trên cơ sở thống nhất, đồng bộ với chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ; kim ngạch xuất khẩu của nhóm sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam đạt mức tăng cao hơn mức tăng bình quân cả nước; góp phần tăng giá trị Thương hiệu quốc gia Việt Nam bình quân 20% mỗi năm theo thống kê, đánh giá của các tổ chức xếp hạng uy tín trên thế giới; trên 1.000 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam.
Đồng thời, mỗi năm tăng 10% số lượng doanh nghiệp được vào danh sách doanh nghiệp có giá trị thương hiệu cao nhất của các tổ chức xếp hạng uy tín trên thế giới; 90% số lượng doanh nghiệp trên cả nước có nhận thức về vai trò của thương hiệu trong sản xuất, kinh doanh, đầu tư; 100% sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam được quảng bá trong nước và tại các thị trường xuất khẩu trọng điểm.
Bộ Công Thương là cơ quan quản lý Chương trình. Đơn vị chủ trì thực hiện đề án là các bộ, ngành được giao nhiệm vụ thực hiện các đề án thuộc Chương trình.
Thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các tổ chức, cá nhân liên quan xây dựng định hướng, nội dung Chương trình theo đúng chức năng, thẩm quyền, đảm bảo phù hợp giữa mục tiêu và nội dung của Chương trình với các điều kiện thực tế của ngành, địa phương; xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân và đơn vị liên quan thực hiện; trực tiếp xây dựng, thực hiện các đề án thuộc Chương trình theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao; hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thu hút nguồn lực phục vụ hoạt động của Chương trình; chủ trì, hướng dẫn, tổ chức triển khai, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chương trình.
Quy chế quản lý, thực hiện Chương trình
Thủ tướng Chính phủ cũng ban hành Quy chế xây dựng, quản lý, thực hiện Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam.
Theo đó, việc xây dựng, quản lý, thực hiện Chương trình phải đảm bảo nguyên tắc thúc đẩy phát triển ngoại thương, quảng bá hình ảnh quốc gia, thương hiệu quốc gia Việt Nam thông qua sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam, trên cơ sở thống nhất, đồng bộ với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ; bảo đảm nguồn lực để thực hiện phù hợp với mục tiêu và năng lực tổ chức triển khai từ trung ương đến địa phương; phát huy sự chủ động tham gia và đóng góp của cộng đồng xã hội vào quá trình lập kế hoạch và tổ chức thực hiện chương trình; bảo đảm công khai, minh bạch trong quản lý, điều hành thực hiện các hoạt động để thực hiện Chương trình.
Nội dung hoạt động của Chương trình gồm: Bảo hộ biểu trưng và hệ thống nhận diện Thương hiệu quốc gia Việt Nam ở trong và ngoài nước; hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản phẩm đáp ứng hệ thống tiêu chí Thương hiệu quốc gia Việt Nam; hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu ở trong và ngoài nước...
Theo quy chế, việc xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam được tổ chức định kỳ 2 năm một lần vào các năm chẵn. Doanh nghiệp nộp 3 bộ hồ sơ đăng ký chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam trước ngày 31 tháng 3 của năm xét chọn đến Bộ Công Thương.
Doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam được phép sử dụng Biểu trưng Thương hiệu quốc gia Việt Nam và hệ thống nhận diện Thương hiệu quốc gia Việt Nam.
Bộ Công Thương sẽ xem xét hủy kết quả xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam của doanh nghiệp trong các trường hợp: 1- Gian lận, giả mạo giấy tờ, tài liệu trong quá trình xây dựng, nộp hồ sơ tham gia Chương trình; 2- Gây ảnh hưởng tiêu cực tới uy tín, hình ảnh và Thương hiệu quốc gia Việt Nam trong nước và nước ngoài; 3- Lợi dụng hình ảnh và Thương hiệu quốc gia Việt Nam để trục lợi, vi phạm pháp luật; 4- Vi phạm quy chế quy định tại khoản 2 Điều 9 Quy chế; 5- Bị cơ quan chức năng xử lý hình sự, xử phạt hành chính có áp dụng hình thức tăng nặng; 6- Giải thể, phá sản.
1558 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa phê duyệt Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam từ năm 2020 đến năm 2030.Phấn đấu trên 1.000 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia
Mục tiêu của Chương trình nhằm xây dựng hình ảnh Việt Nam là một quốc gia có uy tín về hàng hoá và dịch vụ với chất lượng cao, tăng niềm tự hào và sức hấp dẫn của đất nước và con người Việt Nam, góp phần thúc đẩy phát triển ngoại thương và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2030, Chương trình tập trung xây dựng và phát triển Thương hiệu Việt Nam gắn với các giá trị tích cực, nổi trội của Thương hiệu sản phẩm với mục tiêu thực hiện có hiệu quả Chương trình trên cơ sở thống nhất, đồng bộ với chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ; kim ngạch xuất khẩu của nhóm sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam đạt mức tăng cao hơn mức tăng bình quân cả nước; góp phần tăng giá trị Thương hiệu quốc gia Việt Nam bình quân 20% mỗi năm theo thống kê, đánh giá của các tổ chức xếp hạng uy tín trên thế giới; trên 1.000 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam.
Đồng thời, mỗi năm tăng 10% số lượng doanh nghiệp được vào danh sách doanh nghiệp có giá trị thương hiệu cao nhất của các tổ chức xếp hạng uy tín trên thế giới; 90% số lượng doanh nghiệp trên cả nước có nhận thức về vai trò của thương hiệu trong sản xuất, kinh doanh, đầu tư; 100% sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam được quảng bá trong nước và tại các thị trường xuất khẩu trọng điểm.
Bộ Công Thương là cơ quan quản lý Chương trình. Đơn vị chủ trì thực hiện đề án là các bộ, ngành được giao nhiệm vụ thực hiện các đề án thuộc Chương trình.
Thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các tổ chức, cá nhân liên quan xây dựng định hướng, nội dung Chương trình theo đúng chức năng, thẩm quyền, đảm bảo phù hợp giữa mục tiêu và nội dung của Chương trình với các điều kiện thực tế của ngành, địa phương; xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân và đơn vị liên quan thực hiện; trực tiếp xây dựng, thực hiện các đề án thuộc Chương trình theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao; hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thu hút nguồn lực phục vụ hoạt động của Chương trình; chủ trì, hướng dẫn, tổ chức triển khai, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chương trình.
Quy chế quản lý, thực hiện Chương trình
Thủ tướng Chính phủ cũng ban hành Quy chế xây dựng, quản lý, thực hiện Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam.
Theo đó, việc xây dựng, quản lý, thực hiện Chương trình phải đảm bảo nguyên tắc thúc đẩy phát triển ngoại thương, quảng bá hình ảnh quốc gia, thương hiệu quốc gia Việt Nam thông qua sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam, trên cơ sở thống nhất, đồng bộ với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ; bảo đảm nguồn lực để thực hiện phù hợp với mục tiêu và năng lực tổ chức triển khai từ trung ương đến địa phương; phát huy sự chủ động tham gia và đóng góp của cộng đồng xã hội vào quá trình lập kế hoạch và tổ chức thực hiện chương trình; bảo đảm công khai, minh bạch trong quản lý, điều hành thực hiện các hoạt động để thực hiện Chương trình.
Nội dung hoạt động của Chương trình gồm: Bảo hộ biểu trưng và hệ thống nhận diện Thương hiệu quốc gia Việt Nam ở trong và ngoài nước; hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản phẩm đáp ứng hệ thống tiêu chí Thương hiệu quốc gia Việt Nam; hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu ở trong và ngoài nước...
Theo quy chế, việc xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam được tổ chức định kỳ 2 năm một lần vào các năm chẵn. Doanh nghiệp nộp 3 bộ hồ sơ đăng ký chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam trước ngày 31 tháng 3 của năm xét chọn đến Bộ Công Thương.
Doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam được phép sử dụng Biểu trưng Thương hiệu quốc gia Việt Nam và hệ thống nhận diện Thương hiệu quốc gia Việt Nam.
Bộ Công Thương sẽ xem xét hủy kết quả xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam của doanh nghiệp trong các trường hợp: 1- Gian lận, giả mạo giấy tờ, tài liệu trong quá trình xây dựng, nộp hồ sơ tham gia Chương trình; 2- Gây ảnh hưởng tiêu cực tới uy tín, hình ảnh và Thương hiệu quốc gia Việt Nam trong nước và nước ngoài; 3- Lợi dụng hình ảnh và Thương hiệu quốc gia Việt Nam để trục lợi, vi phạm pháp luật; 4- Vi phạm quy chế quy định tại khoản 2 Điều 9 Quy chế; 5- Bị cơ quan chức năng xử lý hình sự, xử phạt hành chính có áp dụng hình thức tăng nặng; 6- Giải thể, phá sản.