Sau 9 năm triển khai, Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã trở thành phong trào sôi nổi, rộng khắp trên cả nước và đạt được nhiều thành tựu đáng kể, tạo nên bước ngoặt lớn trong phát triển nông thôn nước ta. Trong tuần qua, Thủ tướng Chính phủ đã tiếp tục công nhận nhiều địa phương đạt chuẩn nông thôn mới và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
Ảnh minh họa
Cụ thể, 14 huyện, thị xã, thành phố được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới gồm: Huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh; huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên; huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình; huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang; huyện Thái Thụy và huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình; thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang; thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên; thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu; thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh; thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh; thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai; huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam; huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.
Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ cũng vừa công nhận tỉnh Nam Định và tỉnh Đồng Nai hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2019. Đây là 2 tỉnh đầu tiên trong cả nước hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
Theo Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình xây dựng nông thôn mới đã đạt và vượt các mục tiêu đề ra trước gần 2 năm. Khu vực nông thôn Việt Nam đã có những chuyển biến rõ nét trên hầu hết mọi lĩnh vực phát triển, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, cải thiện đời sống của nông dân, góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.
Giai đoạn 2021-2025 sẽ hướng mạnh tới xây dựng nông thôn mới theo hướng đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn giàu có và thịnh vượng, tiệm cận với khu vực đô thị; thu nhập bình quân tăng ít nhất 1,8 lần so với năm 2020.
Chương trình đề ra chỉ tiêu cụ thể giai đoạn 2021-2025 cả nước có ít nhất 19 tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; cấp huyện có 50% đơn vị hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới...
* Trong tuần qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng ban hành một số văn bản chỉ đạo, điều hành quan trọng trong nhiều lĩnh vực cũng như chỉ đạo xử lý kịp thời các vấn đề dư luận xã hội quan tâm.
6 nhóm giải pháp phát triển bền vững doanh nghiệp tư nhân
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch phát triển bền vững doanh nghiệp khu vực tư nhân đến năm 2025, tầm nhìn 2030 với 6 nhóm giải pháp trọng tâm.
Cụ thể, nhóm giải pháp 1 là tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh nhằm đảm bảo duy trì niềm tin và tăng cường đầu tư kinh doanh bền vững của doanh nghiệp khu vực tư nhân; Nhóm giải pháp 2 là khuyến khích doanh nghiệp áp dụng các mô hình kinh doanh bền vững, công nghệ sản xuất sạch hơn, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường; Nhóm giải pháp 3: Thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo và đẩy mạnh thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; Nhóm giải pháp 4: Hỗ trợ nâng cao năng suất lao động trong doanh nghiệp; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nâng cao năng lực quản lý, quản trị doanh nghiệp; Nhóm giải pháp 5: Khuyến khich doanh nghiệp khu vực tư nhân ứng dụng khoa học công nghệ, khai thác cơ hội của cách mạng công nghiệp 4.0; Nhóm giải pháp 6: Tăng cường vai trò của các tổ chức hiệp hội doanh nghiệp trong hỗ trợ doanh nghiệp khu vực tư nhân phát triển hiệu quả, bền vững.
Phát triển trường cao đẳng chất lượng cao theo hướng “mở”
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Đề án “Phát triển trường cao đẳng chất lượng cao đến năm 2025”. Đề án định hướng phát triển trường cao đẳng (không bao gồm trường cao đẳng sư phạm) chất lượng cao đào tạo nhân lực trực tiếp cho các ngành, nghề sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, có kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm nghề nghiệp, có khả năng sáng tạo, thích ứng với môi trường làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế; phát triển trường cao đẳng chất lượng cao theo hướng “mở”. Nhà nước có cơ chế, chính sách đặc thù, hỗ trợ đầu tư cho các trường được lựa chọn để đạt tiêu chí của trường cao đẳng chất lượng cao; đồng thời khuyến khích, đẩy mạnh xã hội hóa để những trường cao đẳng khác được đánh giá, công nhận là trường cao đẳng chất lượng cao.
Chức danh quản lý thị trường có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra
Chính phủ ban hành Nghị định 78/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 148/2016/NĐ-CP ngày 4/11/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Quản lý thị trường.
Nghị định 78/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung quy định người có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra. Cụ thể, người có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra gồm:
- Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường
- Cục trưởng Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường trực thuộc Tổng cục Quản lý thị trường.
- Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh trực thuộc Tổng cục Quản lý thị trường gồm: Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Cục trưởng Cục Quản lý thị trường liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Đội trưởng Đội Quản lý thị trường cấp huyện trực thuộc Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh gồm: Đội trưởng Đội Quản lý thị trường huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; Đội trưởng Đội Quản lý thị trường liên huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; Đội trưởng Đội Quản lý thị trường chuyên ngành; Đội trưởng Đội Quản lý thị trường cơ động.
Thủ tướng chỉ đạo xử lý vấn đề ô nhiễm nguồn nước sạch sông Đà
Trong những ngày gần đây, dư luận phản ánh tình trạng nguồn nước bị ô nhiễm và việc cung cấp nước sạch từ Công ty cổ phần đầu tư nước sạch sông Đà không bảo đảm chất lượng, ảnh hưởng đến đời sống của hàng vạn người dân khu vực Tây Nam thành phố Hà Nội.
Về việc này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu UBND tỉnh Hòa Bình chỉ đạo ngay Công ty cổ phần đầu tư nước sạch sông Đà khắc phục sự cố, kịp thời cung cấp nguồn nước sạch, bảo đảm chất lượng cho nhân dân.
UBND TP. Hà Nội, UBND tỉnh Hòa Bình có giải pháp kịp thời bổ sung, thay thế nguồn nước bị ô nhiễm, bảo đảm cung cấp đủ nước sạch, ổn định đời sống nhân dân khu vực trên.
Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các địa phương kiểm tra tình hình hoạt động của các nhà máy nước sạch trong cả nước để bảo đảm nguồn nước sạch, an toàn phục vụ nhân dân. Bộ Công an khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ việc nguồn nước bị ô nhiễm và việc cung cấp nước sạch từ Công ty cổ phần đầu tư nước sạch sông Đà không bảo đảm chất lượng, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
Ổn định giá cả thịt lợn từ nay đến Tết Nguyên đán
Trước tình hình giá thịt lợn có xu hướng tăng cao, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ Tài chính, Công Thương và Tổng cục Thống kê khẩn trương đánh giá tình hình cung cầu thịt lợn (bao gồm cả thịt lợn hơi và thịt lợn thành phẩm) từ nay đến cuối năm 2019. Có kịch bản, giải pháp ổn định giá cả, cung cầu thịt lợn từ nay đến cuối năm, đặc biệt là trong các dịp Lễ, Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 (cả phương án nhập khẩu từ các thị trường có quan hệ thương mại với Việt Nam để bù đắp thiếu hụt nguồn cung trong nước).
965 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Sau 9 năm triển khai, Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã trở thành phong trào sôi nổi, rộng khắp trên cả nước và đạt được nhiều thành tựu đáng kể, tạo nên bước ngoặt lớn trong phát triển nông thôn nước ta. Trong tuần qua, Thủ tướng Chính phủ đã tiếp tục công nhận nhiều địa phương đạt chuẩn nông thôn mới và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.Cụ thể, 14 huyện, thị xã, thành phố được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới gồm: Huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh; huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên; huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình; huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang; huyện Thái Thụy và huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình; thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang; thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên; thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu; thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh; thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh; thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai; huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam; huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.
Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ cũng vừa công nhận tỉnh Nam Định và tỉnh Đồng Nai hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2019. Đây là 2 tỉnh đầu tiên trong cả nước hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
Theo Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình xây dựng nông thôn mới đã đạt và vượt các mục tiêu đề ra trước gần 2 năm. Khu vực nông thôn Việt Nam đã có những chuyển biến rõ nét trên hầu hết mọi lĩnh vực phát triển, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, cải thiện đời sống của nông dân, góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.
Giai đoạn 2021-2025 sẽ hướng mạnh tới xây dựng nông thôn mới theo hướng đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn giàu có và thịnh vượng, tiệm cận với khu vực đô thị; thu nhập bình quân tăng ít nhất 1,8 lần so với năm 2020.
Chương trình đề ra chỉ tiêu cụ thể giai đoạn 2021-2025 cả nước có ít nhất 19 tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; cấp huyện có 50% đơn vị hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới...
* Trong tuần qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng ban hành một số văn bản chỉ đạo, điều hành quan trọng trong nhiều lĩnh vực cũng như chỉ đạo xử lý kịp thời các vấn đề dư luận xã hội quan tâm.
6 nhóm giải pháp phát triển bền vững doanh nghiệp tư nhân
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch phát triển bền vững doanh nghiệp khu vực tư nhân đến năm 2025, tầm nhìn 2030 với 6 nhóm giải pháp trọng tâm.
Cụ thể, nhóm giải pháp 1 là tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh nhằm đảm bảo duy trì niềm tin và tăng cường đầu tư kinh doanh bền vững của doanh nghiệp khu vực tư nhân; Nhóm giải pháp 2 là khuyến khích doanh nghiệp áp dụng các mô hình kinh doanh bền vững, công nghệ sản xuất sạch hơn, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường; Nhóm giải pháp 3: Thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo và đẩy mạnh thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; Nhóm giải pháp 4: Hỗ trợ nâng cao năng suất lao động trong doanh nghiệp; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nâng cao năng lực quản lý, quản trị doanh nghiệp; Nhóm giải pháp 5: Khuyến khich doanh nghiệp khu vực tư nhân ứng dụng khoa học công nghệ, khai thác cơ hội của cách mạng công nghiệp 4.0; Nhóm giải pháp 6: Tăng cường vai trò của các tổ chức hiệp hội doanh nghiệp trong hỗ trợ doanh nghiệp khu vực tư nhân phát triển hiệu quả, bền vững.
Phát triển trường cao đẳng chất lượng cao theo hướng “mở”
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Đề án “Phát triển trường cao đẳng chất lượng cao đến năm 2025”. Đề án định hướng phát triển trường cao đẳng (không bao gồm trường cao đẳng sư phạm) chất lượng cao đào tạo nhân lực trực tiếp cho các ngành, nghề sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, có kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm nghề nghiệp, có khả năng sáng tạo, thích ứng với môi trường làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế; phát triển trường cao đẳng chất lượng cao theo hướng “mở”. Nhà nước có cơ chế, chính sách đặc thù, hỗ trợ đầu tư cho các trường được lựa chọn để đạt tiêu chí của trường cao đẳng chất lượng cao; đồng thời khuyến khích, đẩy mạnh xã hội hóa để những trường cao đẳng khác được đánh giá, công nhận là trường cao đẳng chất lượng cao.
Chức danh quản lý thị trường có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra
Chính phủ ban hành Nghị định 78/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 148/2016/NĐ-CP ngày 4/11/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Quản lý thị trường.
Nghị định 78/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung quy định người có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra. Cụ thể, người có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra gồm:
- Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường
- Cục trưởng Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường trực thuộc Tổng cục Quản lý thị trường.
- Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh trực thuộc Tổng cục Quản lý thị trường gồm: Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Cục trưởng Cục Quản lý thị trường liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Đội trưởng Đội Quản lý thị trường cấp huyện trực thuộc Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh gồm: Đội trưởng Đội Quản lý thị trường huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; Đội trưởng Đội Quản lý thị trường liên huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; Đội trưởng Đội Quản lý thị trường chuyên ngành; Đội trưởng Đội Quản lý thị trường cơ động.
Thủ tướng chỉ đạo xử lý vấn đề ô nhiễm nguồn nước sạch sông Đà
Trong những ngày gần đây, dư luận phản ánh tình trạng nguồn nước bị ô nhiễm và việc cung cấp nước sạch từ Công ty cổ phần đầu tư nước sạch sông Đà không bảo đảm chất lượng, ảnh hưởng đến đời sống của hàng vạn người dân khu vực Tây Nam thành phố Hà Nội.
Về việc này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu UBND tỉnh Hòa Bình chỉ đạo ngay Công ty cổ phần đầu tư nước sạch sông Đà khắc phục sự cố, kịp thời cung cấp nguồn nước sạch, bảo đảm chất lượng cho nhân dân.
UBND TP. Hà Nội, UBND tỉnh Hòa Bình có giải pháp kịp thời bổ sung, thay thế nguồn nước bị ô nhiễm, bảo đảm cung cấp đủ nước sạch, ổn định đời sống nhân dân khu vực trên.
Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các địa phương kiểm tra tình hình hoạt động của các nhà máy nước sạch trong cả nước để bảo đảm nguồn nước sạch, an toàn phục vụ nhân dân. Bộ Công an khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ việc nguồn nước bị ô nhiễm và việc cung cấp nước sạch từ Công ty cổ phần đầu tư nước sạch sông Đà không bảo đảm chất lượng, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
Ổn định giá cả thịt lợn từ nay đến Tết Nguyên đán
Trước tình hình giá thịt lợn có xu hướng tăng cao, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ Tài chính, Công Thương và Tổng cục Thống kê khẩn trương đánh giá tình hình cung cầu thịt lợn (bao gồm cả thịt lợn hơi và thịt lợn thành phẩm) từ nay đến cuối năm 2019. Có kịch bản, giải pháp ổn định giá cả, cung cầu thịt lợn từ nay đến cuối năm, đặc biệt là trong các dịp Lễ, Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 (cả phương án nhập khẩu từ các thị trường có quan hệ thương mại với Việt Nam để bù đắp thiếu hụt nguồn cung trong nước).