CTTĐT – Ngày 27/12/2017, UBND tỉnh Yên Bái ký Quyết định số 3467/QĐ-UBND công nhận di tích đình Lắc Mường, xã Phong Dụ Hạ, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái là Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh
Lãnh đạo xã Phong Dụ Hạ, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh đình Lắc Mường
1. Tên gọi di tích
Di tích lịch sử văn hóa đình Lắc Mường, xã Phong Dụ Hạ, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
2. Loại hình di tích
Di tích lịch sử văn hóa đình Lắc Mường, xã Phong Dụ Hạ, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái được xếp vào loại hình di tích lịch sử, văn hóa.
3. Quyết định công nhận di tích cấp tỉnh
Quyết định số 3467/QĐ-UBND ngày 27/12/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc xếp hạng đình Lắc Mường, xã Phong Dụ Hạ, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái thuộc di tích cấp tỉnh.
4. Địa điểm di tích
Di tích đình Lắc Mường tọa lạc tại xã Phong Dụ Hạ, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái với diện tích khoanh vùng 864,0m2.
5. Đường đi đến di tích
Di tích đình Lắc Mường cách ủy ban nhân dân xã Phong Dụ Hạ 500m, cách trung tâm huyện Văn Yên 50km, cách trung tâm tỉnh Yên Bái 90km về phía Tây Nam của tỉnh Yên Bái.
Để đến được di tích du khách có thể đi bằng đường bộ và đường sắt rất thuận lợi:
- Đi bằng đường bộ: Du khách đi từ thành phố Yên Bái (bến xe, ga) theo đường tỉnh lộ 151 (Yên Bái-Khe Sang), đến cầu Trái Hút qua xã Đông An đi tiếp khoảng 20km là tới di tích đình Lắc Mường.
- Đi bằng đường sắt Hà Nội-Lào Cai-Hà Nội, đến ga Trái Hút, qua cầu Trái Hút đi tiếp 20km đến xã Phong Dụ Hạ là tới di tích.
- Nếu đi đường cao tốc Hà Nội-Lào Cai-Hà Nội, đến nút giao IC14, xã An Thịnh (Văn Yên), qua cầu Mậu A đi tiếp đường tỉnh lộ Yên Bái-Khe Sang đến cầu Trái Hút đi qua xã Đông An đến xã Phong Dụ Hạ là tới di tích đình Lắc Mường. Hoặc đi qua xã Tân Hợp đến xã Phong Dụ Hạ là tới di tích.
6. Sơ lược lịch sử di tích
Đình Lắc Mường, xã Phong Dụ Hạ, huyện Văn Yên có từ lâu đời, thời gian dựng đình chưa xác định được năm cụ thể. Tuy nhiên, căn cứ sách Đông Khánh Địa Chí Dư, sách Quám tố mương (truyện kể bản mường) của người Thái và qua lời kể của các cụ già truyền lại có thể nhận định đình Lắc Mường do người Thái xây dựng từ những năm 1850-1860 của thế kỷ XIX.
Sau khi người Thái chuyển đi nơi khác người Tày và cộng đồng các dân tộc vùng Phong Dụ Hạ vẫn tiếp tục sử dụng ngôi Đình làm nơi thờ tự và hội họp.
Hệ thống thờ tự của đình Lắc Mường cũng rất đặc biệt. Đình thờ hai “Hòn Đá” nhân dân trong bản thường gọi là “Đá Ông” và “Đá Bà”. Tiếng Thái “Lăc” có nghĩa là “Cột”; “Mường” là đơn vị hành chính dân gian của dân tộc Thái. Từ xa xưa, khi nhà nước phong kiến chưa thành lập các đơn vị hành chính xã, tổng, huyện... theo phong tục của đồng bào Thái, Tày khi di cư đến một vùng đất mới để định cư thì họ lập làng bản, nhiều làng bản thì lập thành mường. Mường là đơn vị hành chính trên làng bản. Như vậy, có thể hiểu “Lắc Mường” là “Cột Mường” là một cột “Thiêng” của Mường. Hai hòn đá “Đá Ông” và “Đá Bà” được thờ tại đình Lắc Mường là hình thức tín ngưỡng thờ sinh thực khí (bộ phận sinh dục đàn ông và bộ phận sinh dục đàn bà). Việc thờ sinh thực khí còn thể hiện ở việc thờ các loại cột (cột đá tự nhiên hoặc cột đá được tạc ra, có thể có khắc chữ dựng trước cổng đền miếu, đình chùa) và các loại hốc (hốc cây, hốc đá trong các hang động, các kẽ nứt trên đá).
Ngoài ra đình còn thờ “Phúc Thần”, hay còn gọi là Thành Hoàng người có công đưa dân đến khai phá vùng đất mới, lập bản lập làng, người có uy tín với cộng đồng nên được dân bản kính trọng “tôn thờ” và sau khi qua đời được thờ tại đình làng, đình xã.
Đình Lắc Mường ngoài thờ “Phúc Thần”, “Thành Hoàng”, thờ sinh thực khí Đá Ông và Đá Bà, đình còn thờ vọng Thánh Mẫu đền Đông Cuông và thờ Phật, một nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Việt có từ ngàn xưa. Qua đó khẳng định các mối quan hệ dung hòa về văn hóa, tín ngưỡng bản địa với tôn giáo, gắn kết cộng đồng người Thái, người Tày và người Kinh và đã để lại dấu ấn khá đậm trong “văn minh vật chất và văn minh tinh thần”, góp phần phát triển văn hóa, tư tưởng, kinh tế, chính trị trong tiến trình lịch sử ở vùng Phong Dụ Hạ xưa.
Di tích đình Lắc Mường bị dỡ năm 1969 để làm sân cho máy bay trực thăng lên xuống lấy quế được an toàn, sau này được nhân dân xây dựng lại và hiện nay đang tọa lạc giữa trung tâm xã Phong Dụ Hạ, dưới chân núi và cách ngòi Hút khoảng 150m. Kiến trúc đình theo kiểu nhà sàn truyền thống dân tộc Thái-Tày; 3 gian, 2 trái, cột đình bằng gỗ pơ mu; 01 cầu thang lên xuống có 5 bậc; sàn đình bằng ván gỗ, xung quanh vách đình bưng bằng nứa; mái đình lợp cọ. Bên trong đình 3 gian, 2 trái không có vách ngăn; gian chính giữa có ban thờ làm bằng tre nứa đan, tranh thờ và vài bát nhang. Bên ngoài sân, trước đình là hai “Hòn Đá”, dân bản gọi là “Đá Ông” và “Đá Bà”. Hòn “Đá Ông” cao khoảng 1,5m, đường kính khoảng 35-40cm; hòn “Đá Bà” hình dẹt, giữa lõm giống như cái cối, dày khoảng 50-60cm; đường kính 50-60cm. Đình Lắc Mường về kiến trúc cũng như bài trí ban thờ đơn giản, không cầu kỳ, mộc mạc như cuộc sống, tình cảm của dân tộc Thái-Tày. Tuy nhiên, vẫn thể hiện sự uy nghiêm, linh thiêng của một ngôi đình làng xã Việt.
Về hiện vật của đình, sau khi dỡ đình do vấn đề tâm linh nên các vật liệu cột, kèo, ván, tranh thờ, bát nhang... dân bản đã hóa (đốt). Các hiện vật bát hương, tượng, tranh thờ, kiếm, ấn người dân đem về nhà cất giữ, một số đốt, đến nay các hiện vật của đình đã bị thất lạc. Hai hòn đá “Đá ông” và “Đá Bà” khi san lấp đất làm sân đã bị vùi lấp dưới đất. Tháng 2 năm 1987, gia đình ông Vũ Văn Thi, thôn 1, xã Phong Dụ Hạ đào đươc “Đá Ông”, biết đây là hòn đá của đình Lắc Mường nên đã đem đến để tại khu vực đình cũ. Năm 2004 đưa về thờ tại khu đất gia đình ở thôn 1, xã Phong Dụ Hạ. Ấn kiếm, áo thầy Mo, được ông Lò Văn Sạnh và ông Lò Văn Sáng là cháu đời thứ 5 của họ tộc làm thầy Mo đình Lắc Mường đang giữ. Ấn làm bằng chất liệu sừng, mặt ấn vuông (3cmx3cm) dày khoảng 1,5cm, núm ấn là con kỳ lân. Bên cạnh thân ấn có dòng chữ “Minh Mạng niên khắc”, có nghĩa là “Khắc năm Minh Mạng”. Kiếm, chất liệu thép, dài 65cm, mặt kiếm nhỏ, mỏng.
7. Các nhân vật được thờ tự
Đình Lắc Mường thờ:
- Hai hòn đá “Đá Ông” và “Đá Bà”.
- Thờ “Phúc Thần” hay còn gọi là “Thành Hoàng”
- Đình còn thờ vọng Thánh Mẫu đền Đông Cuông và thờ phật
8. Đặc điểm của di tích đình Lắc Mường
- Dấu ấn cội nguồn: Ở Việt Nam, tín ngưỡng phồn thực phát triển rất phong phú. Tín ngưỡng này mang tính biểu tượng được biểu hiện trong các lễ hội vào mùa xuân, mùa của sự sinh sôi, nảy nở.
- Dấu ấn lịch sử: Tín thờ Thành Hoàng và tín ngưỡng phồn thực thuở nguyên sơ vốn có sự gắn bó rất chặt chẽ với quan niệm về nông nghiệp, là điểm nhấn cơ bản của cư dân nông nghiệp và nó luôn mang nét phong phú tới sinh hoạt xã hội ở nông thôn. Đây không phải một hiện tượng dâm tục nhưng là ước vọng được cơm no áo ấm ngàn đời của cư dân. Hay ở bất kỳ dạng thức nào dù mang tính thiêng hay trần tục thì tín gưỡng phồn thực cũng in dấu đậm nét trong đời sống người dân Việt.
- Dấu ấn lối sống và dấu ấn tôn giáo, tín ngưỡng: Những trí tuệ sắc sảo thì tìm các quy luật khoa học để lý giải hiện thực và họ xây dựng nên vấn đề âm dương, hơn nữa trí tuệ bình dân thì chỉ nhìn thấy ở thực tiễn như một sức mạnh nào đó bởi vậy mà họ sùng bái nó như thần thánh và xây dựng nên tín ngưỡng phồn thực và nó luôn tồn tại suốt cả chiều dài lịch sử nhân loại, được biểu hiện rõ ở hai dạng: thờ cơ quan sinh dục của cả nam lẫn nữ và thờ hành vi giao phối. Tín ngưỡng phồn thực mang ý nghĩa thiêng liêng. Phồn hiểu như nhiều, thực là biểu hiện sự sinh sôi hay nảy nở của muôn loài. Niềm tin về tín ngưỡng phồn thực vốn có mối gắn kết chặt chẽ với tín ngưỡng nông nghiệp, với ước vọng cầu được mưa thuận gió hòa, cơm no áo ấm từ ngàn đời của cư dân.
9. Phong tục lễ hội
Hàng năm đình Lắc Mường có một số lễ hội chính sau:
* Lễ hội Rằm tháng giêng (Tết Nguyên tiêu): Thời gian diễn ra lễ hội từ ngày mùng 3-10 tháng Giêng, sau khi lễ hội đền Đông Cuông kết thúc. Trước khi tổ chức lễ hội tại đình Lắc Mường, đại diện dân bản mang một lễ đến đền Đông Cuông để xin tổ chức các nghi lễ cúng tế thờ vọng Thánh Mẫu tại nhà nhỏ bên cạnh đình Lắc Mường.
- Lễ vật: Dân bản mổ 1 con trâu đen (tùy điều kiện kinh tế địa phương và của nhân dân có thể mỗi năm mổ 1 con trâu và cũng có thể 2 – 3 năm mổ 1 con hoặc chỉ mổ trâu vào năm chẵn.
- Nghi lễ: Sau khi mổ trâu, dân bản lấy đầu, tiết, nội tạng, 4 chân để cúng tế Thần Linh, Thành Hoàng, Thánh Mẫu, “Đá Ông” “Đá Bà” cầu mong một năm mới an lành, hạnh phúc đến với mọi nhà và chuẩn bị xuống đồng cho một vụ mùa mới.
- Kết thúc lễ: Dân bản tổ chức ăn uống ngay tại đình và tổ chức hội lồng tồng xuống đồng, các trò chơi, trò diễn dân gian như hát khắp, hát then, đẩy gậy...
* Lễ hội Rằm tháng bảy (tết Trung nguyên): Thời gian diễn ra lễ hội từ ngày 13-19 tháng bảy (âm lịch).
- Lễ vật: Dân bản mổ 1 con trâu trắng. Sau Cách mạng tháng 8/1945, thực hiện chủ trương xây dựng đời sống mới và do điều kiện kinh tế khó khăn nên dân bản có sự thay đổi về tổ chức lễ hội cho phù hợp. Cứ cách 3 năm lại mổ trâu đen trong lễ hội Rằm tháng giêng và 3 năm sau mới mổ trâu trắng trong lễ hội Rằm tháng bảy (Tuy nhiên cũng còn phụ thuộc vào kinh tế của địa phương và đời sống của nhân dân có thể mỗi năm mổ 1 con và cũng có thể 2-3 năm mổ 1 con trâu hoặc chỉ mổ 1 con lợn).
- Nghi lễ: Cũng giống với các nghi lễ Rằm tháng giêng. Tuy nhiên thêm một số nghi thức liên quan đến Phật giáo như lễ Vu lan báo hiếu...
- Kết thúc các nghi lễ, dân bản tổ chức ăn uống ngay tại đình làng và tổ chức các hoạt động văn nghệ, trò chơi dân gian (kéo co, hát khắp, đẩy gậy, bắn nỏ, ném còn...).
* Lễ Tết Đoan Ngọ (5/5): Theo quan niệm dân gian, ngày 5/5 âm lịch, ăn hoa quả để giết sâu bọ, không làm hại mùa màng và con người, đốt kiến và dùng chổi quét lên người nhằm không để kiến vào nhà, không lên rôm trên người. Trong ngày này các lễ vật và nghi lễ đơn giản, thầy Mo thay mặt dân làng chuẩn bị hoa quả dâng lên đình thỉnh cầu Thần Linh phù hộ cho dân làng có sức khỏe, không bị sâu bọ làm hại cây trồng, vật nuôi...
* Lễ Đóng cửa rừng: Thời gian tổ chức vào ngày 25 tháng Chạp hàng năm.
- Lễ vật: Dân làng chuẩn bị 1 mâm cúng gồm thịt gà, thịt vịt, cá, thịt lợn, hoa quả…
- Nghi lễ: Thầy Mo dâng lễ, thay mặt dân làng tạ ơn Thành Hoàng, Thần Linh Thổ Địa đã phù hộ cho dân làng một năm mạnh khỏe, an lành, mùa màng bội thu cuộc sống ấm no, đồng thời năm hết tết đến mời các Ngài về ăn tết cùng với dân làng. Theo phong tục, tập quán để chuẩn bị đón năm mới, kể từ ngày này, không ai được lên rừng chặt cây. Đến tháng giêng tổ chức lễ mở rừng mọi người mới được lên rừng chặt cây, làm nương.
Di tích đình Lắc Mường, xã Phong Dụ Hạ, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái có từ lâu đời, đánh dấu mốc lịch sử quan trọng về hình thành và phát triển vùng đất Phong Dụ Hạ xưa và nay. Đình Lắc Mường là cơ sở tín ngưỡng thờ “Phúc Thần”, “Thành Hoàng”, đặc biệt là tín ngưỡng phồn thực, thờ sinh thực khí độc đáo, duy nhất trên địa bàn tỉnh Yên Bái có linh vật linga-Yoni lớn (Đá Ông và Đá Bà), đến nay chưa phát hiện được nơi nào trong tỉnh có. Đình còn là nơi dân bản cầu các Phúc Thần Thành Hoàng che chở cho dân, vạn vật sinh sôi nảy nở, mùa màng bội thu, là nơi thể hiện tư tưởng, đạo lý, khát vọng của mỗi người dân Phong Dụ Hạ, lòng luôn hướng về cội nguồn, nhớ đến công đức các bậc tiên nhân đã có công đưa dân đến khai sơn phá thạch, lập bản lập mường.
Ngày 27/12/2017, UBND tỉnh Yên Bái ký Quyết định số 3467/QĐ-UBND công nhận di tích đình Lắc Mường, xã Phong Dụ Hạ, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái là Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.
(Bài viết có sử dụng tài liệu do Trung tâm Quản lý di tích và phát triển Du lịch Yên Bái cung cấp)
870 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh – Ngày 27/12/2017, UBND tỉnh Yên Bái ký Quyết định số 3467/QĐ-UBND công nhận di tích đình Lắc Mường, xã Phong Dụ Hạ, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái là Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh1. Tên gọi di tích
Di tích lịch sử văn hóa đình Lắc Mường, xã Phong Dụ Hạ, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
2. Loại hình di tích
Di tích lịch sử văn hóa đình Lắc Mường, xã Phong Dụ Hạ, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái được xếp vào loại hình di tích lịch sử, văn hóa.
3. Quyết định công nhận di tích cấp tỉnh
Quyết định số 3467/QĐ-UBND ngày 27/12/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc xếp hạng đình Lắc Mường, xã Phong Dụ Hạ, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái thuộc di tích cấp tỉnh.
4. Địa điểm di tích
Di tích đình Lắc Mường tọa lạc tại xã Phong Dụ Hạ, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái với diện tích khoanh vùng 864,0m2.
5. Đường đi đến di tích
Di tích đình Lắc Mường cách ủy ban nhân dân xã Phong Dụ Hạ 500m, cách trung tâm huyện Văn Yên 50km, cách trung tâm tỉnh Yên Bái 90km về phía Tây Nam của tỉnh Yên Bái.
Để đến được di tích du khách có thể đi bằng đường bộ và đường sắt rất thuận lợi:
- Đi bằng đường bộ: Du khách đi từ thành phố Yên Bái (bến xe, ga) theo đường tỉnh lộ 151 (Yên Bái-Khe Sang), đến cầu Trái Hút qua xã Đông An đi tiếp khoảng 20km là tới di tích đình Lắc Mường.
- Đi bằng đường sắt Hà Nội-Lào Cai-Hà Nội, đến ga Trái Hút, qua cầu Trái Hút đi tiếp 20km đến xã Phong Dụ Hạ là tới di tích.
- Nếu đi đường cao tốc Hà Nội-Lào Cai-Hà Nội, đến nút giao IC14, xã An Thịnh (Văn Yên), qua cầu Mậu A đi tiếp đường tỉnh lộ Yên Bái-Khe Sang đến cầu Trái Hút đi qua xã Đông An đến xã Phong Dụ Hạ là tới di tích đình Lắc Mường. Hoặc đi qua xã Tân Hợp đến xã Phong Dụ Hạ là tới di tích.
6. Sơ lược lịch sử di tích
Đình Lắc Mường, xã Phong Dụ Hạ, huyện Văn Yên có từ lâu đời, thời gian dựng đình chưa xác định được năm cụ thể. Tuy nhiên, căn cứ sách Đông Khánh Địa Chí Dư, sách Quám tố mương (truyện kể bản mường) của người Thái và qua lời kể của các cụ già truyền lại có thể nhận định đình Lắc Mường do người Thái xây dựng từ những năm 1850-1860 của thế kỷ XIX.
Sau khi người Thái chuyển đi nơi khác người Tày và cộng đồng các dân tộc vùng Phong Dụ Hạ vẫn tiếp tục sử dụng ngôi Đình làm nơi thờ tự và hội họp.
Hệ thống thờ tự của đình Lắc Mường cũng rất đặc biệt. Đình thờ hai “Hòn Đá” nhân dân trong bản thường gọi là “Đá Ông” và “Đá Bà”. Tiếng Thái “Lăc” có nghĩa là “Cột”; “Mường” là đơn vị hành chính dân gian của dân tộc Thái. Từ xa xưa, khi nhà nước phong kiến chưa thành lập các đơn vị hành chính xã, tổng, huyện... theo phong tục của đồng bào Thái, Tày khi di cư đến một vùng đất mới để định cư thì họ lập làng bản, nhiều làng bản thì lập thành mường. Mường là đơn vị hành chính trên làng bản. Như vậy, có thể hiểu “Lắc Mường” là “Cột Mường” là một cột “Thiêng” của Mường. Hai hòn đá “Đá Ông” và “Đá Bà” được thờ tại đình Lắc Mường là hình thức tín ngưỡng thờ sinh thực khí (bộ phận sinh dục đàn ông và bộ phận sinh dục đàn bà). Việc thờ sinh thực khí còn thể hiện ở việc thờ các loại cột (cột đá tự nhiên hoặc cột đá được tạc ra, có thể có khắc chữ dựng trước cổng đền miếu, đình chùa) và các loại hốc (hốc cây, hốc đá trong các hang động, các kẽ nứt trên đá).
Ngoài ra đình còn thờ “Phúc Thần”, hay còn gọi là Thành Hoàng người có công đưa dân đến khai phá vùng đất mới, lập bản lập làng, người có uy tín với cộng đồng nên được dân bản kính trọng “tôn thờ” và sau khi qua đời được thờ tại đình làng, đình xã.
Đình Lắc Mường ngoài thờ “Phúc Thần”, “Thành Hoàng”, thờ sinh thực khí Đá Ông và Đá Bà, đình còn thờ vọng Thánh Mẫu đền Đông Cuông và thờ Phật, một nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Việt có từ ngàn xưa. Qua đó khẳng định các mối quan hệ dung hòa về văn hóa, tín ngưỡng bản địa với tôn giáo, gắn kết cộng đồng người Thái, người Tày và người Kinh và đã để lại dấu ấn khá đậm trong “văn minh vật chất và văn minh tinh thần”, góp phần phát triển văn hóa, tư tưởng, kinh tế, chính trị trong tiến trình lịch sử ở vùng Phong Dụ Hạ xưa.
Di tích đình Lắc Mường bị dỡ năm 1969 để làm sân cho máy bay trực thăng lên xuống lấy quế được an toàn, sau này được nhân dân xây dựng lại và hiện nay đang tọa lạc giữa trung tâm xã Phong Dụ Hạ, dưới chân núi và cách ngòi Hút khoảng 150m. Kiến trúc đình theo kiểu nhà sàn truyền thống dân tộc Thái-Tày; 3 gian, 2 trái, cột đình bằng gỗ pơ mu; 01 cầu thang lên xuống có 5 bậc; sàn đình bằng ván gỗ, xung quanh vách đình bưng bằng nứa; mái đình lợp cọ. Bên trong đình 3 gian, 2 trái không có vách ngăn; gian chính giữa có ban thờ làm bằng tre nứa đan, tranh thờ và vài bát nhang. Bên ngoài sân, trước đình là hai “Hòn Đá”, dân bản gọi là “Đá Ông” và “Đá Bà”. Hòn “Đá Ông” cao khoảng 1,5m, đường kính khoảng 35-40cm; hòn “Đá Bà” hình dẹt, giữa lõm giống như cái cối, dày khoảng 50-60cm; đường kính 50-60cm. Đình Lắc Mường về kiến trúc cũng như bài trí ban thờ đơn giản, không cầu kỳ, mộc mạc như cuộc sống, tình cảm của dân tộc Thái-Tày. Tuy nhiên, vẫn thể hiện sự uy nghiêm, linh thiêng của một ngôi đình làng xã Việt.
Về hiện vật của đình, sau khi dỡ đình do vấn đề tâm linh nên các vật liệu cột, kèo, ván, tranh thờ, bát nhang... dân bản đã hóa (đốt). Các hiện vật bát hương, tượng, tranh thờ, kiếm, ấn người dân đem về nhà cất giữ, một số đốt, đến nay các hiện vật của đình đã bị thất lạc. Hai hòn đá “Đá ông” và “Đá Bà” khi san lấp đất làm sân đã bị vùi lấp dưới đất. Tháng 2 năm 1987, gia đình ông Vũ Văn Thi, thôn 1, xã Phong Dụ Hạ đào đươc “Đá Ông”, biết đây là hòn đá của đình Lắc Mường nên đã đem đến để tại khu vực đình cũ. Năm 2004 đưa về thờ tại khu đất gia đình ở thôn 1, xã Phong Dụ Hạ. Ấn kiếm, áo thầy Mo, được ông Lò Văn Sạnh và ông Lò Văn Sáng là cháu đời thứ 5 của họ tộc làm thầy Mo đình Lắc Mường đang giữ. Ấn làm bằng chất liệu sừng, mặt ấn vuông (3cmx3cm) dày khoảng 1,5cm, núm ấn là con kỳ lân. Bên cạnh thân ấn có dòng chữ “Minh Mạng niên khắc”, có nghĩa là “Khắc năm Minh Mạng”. Kiếm, chất liệu thép, dài 65cm, mặt kiếm nhỏ, mỏng.
7. Các nhân vật được thờ tự
Đình Lắc Mường thờ:
- Hai hòn đá “Đá Ông” và “Đá Bà”.
- Thờ “Phúc Thần” hay còn gọi là “Thành Hoàng”
- Đình còn thờ vọng Thánh Mẫu đền Đông Cuông và thờ phật
8. Đặc điểm của di tích đình Lắc Mường
- Dấu ấn cội nguồn: Ở Việt Nam, tín ngưỡng phồn thực phát triển rất phong phú. Tín ngưỡng này mang tính biểu tượng được biểu hiện trong các lễ hội vào mùa xuân, mùa của sự sinh sôi, nảy nở.
- Dấu ấn lịch sử: Tín thờ Thành Hoàng và tín ngưỡng phồn thực thuở nguyên sơ vốn có sự gắn bó rất chặt chẽ với quan niệm về nông nghiệp, là điểm nhấn cơ bản của cư dân nông nghiệp và nó luôn mang nét phong phú tới sinh hoạt xã hội ở nông thôn. Đây không phải một hiện tượng dâm tục nhưng là ước vọng được cơm no áo ấm ngàn đời của cư dân. Hay ở bất kỳ dạng thức nào dù mang tính thiêng hay trần tục thì tín gưỡng phồn thực cũng in dấu đậm nét trong đời sống người dân Việt.
- Dấu ấn lối sống và dấu ấn tôn giáo, tín ngưỡng: Những trí tuệ sắc sảo thì tìm các quy luật khoa học để lý giải hiện thực và họ xây dựng nên vấn đề âm dương, hơn nữa trí tuệ bình dân thì chỉ nhìn thấy ở thực tiễn như một sức mạnh nào đó bởi vậy mà họ sùng bái nó như thần thánh và xây dựng nên tín ngưỡng phồn thực và nó luôn tồn tại suốt cả chiều dài lịch sử nhân loại, được biểu hiện rõ ở hai dạng: thờ cơ quan sinh dục của cả nam lẫn nữ và thờ hành vi giao phối. Tín ngưỡng phồn thực mang ý nghĩa thiêng liêng. Phồn hiểu như nhiều, thực là biểu hiện sự sinh sôi hay nảy nở của muôn loài. Niềm tin về tín ngưỡng phồn thực vốn có mối gắn kết chặt chẽ với tín ngưỡng nông nghiệp, với ước vọng cầu được mưa thuận gió hòa, cơm no áo ấm từ ngàn đời của cư dân.
9. Phong tục lễ hội
Hàng năm đình Lắc Mường có một số lễ hội chính sau:
* Lễ hội Rằm tháng giêng (Tết Nguyên tiêu): Thời gian diễn ra lễ hội từ ngày mùng 3-10 tháng Giêng, sau khi lễ hội đền Đông Cuông kết thúc. Trước khi tổ chức lễ hội tại đình Lắc Mường, đại diện dân bản mang một lễ đến đền Đông Cuông để xin tổ chức các nghi lễ cúng tế thờ vọng Thánh Mẫu tại nhà nhỏ bên cạnh đình Lắc Mường.
- Lễ vật: Dân bản mổ 1 con trâu đen (tùy điều kiện kinh tế địa phương và của nhân dân có thể mỗi năm mổ 1 con trâu và cũng có thể 2 – 3 năm mổ 1 con hoặc chỉ mổ trâu vào năm chẵn.
- Nghi lễ: Sau khi mổ trâu, dân bản lấy đầu, tiết, nội tạng, 4 chân để cúng tế Thần Linh, Thành Hoàng, Thánh Mẫu, “Đá Ông” “Đá Bà” cầu mong một năm mới an lành, hạnh phúc đến với mọi nhà và chuẩn bị xuống đồng cho một vụ mùa mới.
- Kết thúc lễ: Dân bản tổ chức ăn uống ngay tại đình và tổ chức hội lồng tồng xuống đồng, các trò chơi, trò diễn dân gian như hát khắp, hát then, đẩy gậy...
* Lễ hội Rằm tháng bảy (tết Trung nguyên): Thời gian diễn ra lễ hội từ ngày 13-19 tháng bảy (âm lịch).
- Lễ vật: Dân bản mổ 1 con trâu trắng. Sau Cách mạng tháng 8/1945, thực hiện chủ trương xây dựng đời sống mới và do điều kiện kinh tế khó khăn nên dân bản có sự thay đổi về tổ chức lễ hội cho phù hợp. Cứ cách 3 năm lại mổ trâu đen trong lễ hội Rằm tháng giêng và 3 năm sau mới mổ trâu trắng trong lễ hội Rằm tháng bảy (Tuy nhiên cũng còn phụ thuộc vào kinh tế của địa phương và đời sống của nhân dân có thể mỗi năm mổ 1 con và cũng có thể 2-3 năm mổ 1 con trâu hoặc chỉ mổ 1 con lợn).
- Nghi lễ: Cũng giống với các nghi lễ Rằm tháng giêng. Tuy nhiên thêm một số nghi thức liên quan đến Phật giáo như lễ Vu lan báo hiếu...
- Kết thúc các nghi lễ, dân bản tổ chức ăn uống ngay tại đình làng và tổ chức các hoạt động văn nghệ, trò chơi dân gian (kéo co, hát khắp, đẩy gậy, bắn nỏ, ném còn...).
* Lễ Tết Đoan Ngọ (5/5): Theo quan niệm dân gian, ngày 5/5 âm lịch, ăn hoa quả để giết sâu bọ, không làm hại mùa màng và con người, đốt kiến và dùng chổi quét lên người nhằm không để kiến vào nhà, không lên rôm trên người. Trong ngày này các lễ vật và nghi lễ đơn giản, thầy Mo thay mặt dân làng chuẩn bị hoa quả dâng lên đình thỉnh cầu Thần Linh phù hộ cho dân làng có sức khỏe, không bị sâu bọ làm hại cây trồng, vật nuôi...
* Lễ Đóng cửa rừng: Thời gian tổ chức vào ngày 25 tháng Chạp hàng năm.
- Lễ vật: Dân làng chuẩn bị 1 mâm cúng gồm thịt gà, thịt vịt, cá, thịt lợn, hoa quả…
- Nghi lễ: Thầy Mo dâng lễ, thay mặt dân làng tạ ơn Thành Hoàng, Thần Linh Thổ Địa đã phù hộ cho dân làng một năm mạnh khỏe, an lành, mùa màng bội thu cuộc sống ấm no, đồng thời năm hết tết đến mời các Ngài về ăn tết cùng với dân làng. Theo phong tục, tập quán để chuẩn bị đón năm mới, kể từ ngày này, không ai được lên rừng chặt cây. Đến tháng giêng tổ chức lễ mở rừng mọi người mới được lên rừng chặt cây, làm nương.
Di tích đình Lắc Mường, xã Phong Dụ Hạ, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái có từ lâu đời, đánh dấu mốc lịch sử quan trọng về hình thành và phát triển vùng đất Phong Dụ Hạ xưa và nay. Đình Lắc Mường là cơ sở tín ngưỡng thờ “Phúc Thần”, “Thành Hoàng”, đặc biệt là tín ngưỡng phồn thực, thờ sinh thực khí độc đáo, duy nhất trên địa bàn tỉnh Yên Bái có linh vật linga-Yoni lớn (Đá Ông và Đá Bà), đến nay chưa phát hiện được nơi nào trong tỉnh có. Đình còn là nơi dân bản cầu các Phúc Thần Thành Hoàng che chở cho dân, vạn vật sinh sôi nảy nở, mùa màng bội thu, là nơi thể hiện tư tưởng, đạo lý, khát vọng của mỗi người dân Phong Dụ Hạ, lòng luôn hướng về cội nguồn, nhớ đến công đức các bậc tiên nhân đã có công đưa dân đến khai sơn phá thạch, lập bản lập mường.
Ngày 27/12/2017, UBND tỉnh Yên Bái ký Quyết định số 3467/QĐ-UBND công nhận di tích đình Lắc Mường, xã Phong Dụ Hạ, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái là Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.
(Bài viết có sử dụng tài liệu do Trung tâm Quản lý di tích và phát triển Du lịch Yên Bái cung cấp)
Các bài khác
- Di tích lịch sử văn hóa đền Đôi Cô, xã Đông An, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (05/06/2024)
- Di tích lịch sử văn hóa Đình và Đền Tân Hợp, xã Tân Hợp, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (05/04/2024)
- Di tích Lịch sử văn hóa Đền Trái Đó, xã Yên Hợp, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (03/04/2024)
- Di tích Lịch sử văn hóa Chùa Văn Lãng (Chùa Ngã Hai), xã Phú Thịnh, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái (25/01/2023)
- Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh Đình Tháp Cái, xã Viễn Sơn, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (23/01/2023)
- Di tích đồn Đại Lịch, xã Đại Lịch, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (13/08/2019)
- Trụ sở Ủy ban hành chính kháng chiến Liên khu 10, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái (02/08/2019)
- Chùa Long Khánh - Xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái (02/08/2019)
- Chùa Minh Bảo - xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái (02/08/2019)
- Chùa Lạc Điền xã Tuy Lộc - Thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái (01/08/2019)
Xem thêm »