Hàng năm, Phòng Tư pháp huyện tổ chức gần 500 buổi tuyên truyền thông qua các cuộc họp của thôn, xã cho trên 36.000 lượt người nghe; cấp phát gần 1.000 tài liệu pháp luật ở cơ sở...
Người dân huyện Trấn Yên tìm hiểu các chính sách qua tủ sách pháp luật.
Để thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ được giao, hàng năm, Phòng Tư pháp huyện Trấn Yên luôn xác định công tác PBGDPL là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, nhằm chuyển tải thông tin pháp luật đến với người dân, góp phần ổn định tình hình chính trị, xã hội, tăng cường quản lý xã hội bằng pháp luật, tạo điều kiện cho kinh tế - xã hội phát triển.
Hàng năm, Phòng đã chủ động tham mưu giúp UBND huyện xây dựng kế hoạch thực hiện công tác quản lý Nhà nước thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, kế hoạch PBGDPL, hòa giải ở cơ sở, trợ giúp pháp lý, xây dựng hương ước, quy ước thôn, bản khu phố văn hóa...
Hàng năm, tổ chức gần 500 buổi tuyên truyền thông qua các cuộc họp của thôn, xã cho trên 36.000 lượt người nghe; cấp phát gần 1.000 tài liệu pháp luật ở cơ sở; đăng tải gần 200 tin, bài tuyên truyền trên hệ thống phát thanh từ huyện đến cơ sở.
Để tăng cường hướng dẫn văn bản pháp luật đến với người dân, Phòng đã phối hợp với Sở Tư pháp và các tổ chức đoàn thể, tổ chức trợ giúp pháp lý, tư vấn miễn phí cho hàng ngàn lượt người. Công tác tuyên truyền cũng được đa dạng hóa với nhiều hình thức như: giới thiệu văn bản pháp luật, câu chuyện pháp luật, giải đáp pháp luật, phát tờ rơi để người dân hiểu rõ về các quy định của pháp luật.
Theo đồng chí Nguyễn Tâm Trí - Trưởng phòng Tư pháp huyện Trấn Yên, số đầu việc đều có chiều hướng gia tăng những năm gần đây. Năm 2017, Phòng Tư pháp đã thụ lý, trình lên UBND huyện giải quyết 149 hồ sơ thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc (tăng 6 hồ sơ so với năm 2016); trong đó, có cả những hồ sơ hộ tịch có yếu tố người nước ngoài.
Công tác chứng thực theo thẩm quyền 2.404 việc từ chứng thực bản sao từ bản chính (tăng 323 việc). Cấp xã, thị trấn đăng ký khai sinh cho 1.506 trường hợp (tăng 184 trường hợp), đăng ký lại khai sinh cho 1.734 trường hợp (tăng 798 trường hợp)…
Công tác chứng thực bản sao từ bản chính 57.595 bản; chứng thực chữ ký trong giấy tờ văn bản 4.199 việc; chứng thực hợp đồng giao dịch 1.381 việc (tăng 5.754 việc so với năm 2016)… Đây là khối lượng công việc không nhỏ đối với đội ngũ cán bộ tư pháp của huyện Trấn Yên hiện nay.
Tuy nhiên, công tác tuyên truyền PBGDPL của huyện Trấn Yên vẫn còn những hạn chế như: một số chính quyền địa phương chưa nêu cao ý thức trách nhiệm trong công tác PBGDPL tại cơ sở; đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác PBGDPL còn mỏng, hầu hết là kiêm nhiệm; kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện dành cho công tác này còn hạn hẹp, do vậy hiệu quả PBGDPL chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu tăng cường hiệu lực pháp luật trong đời sống xã hội…
Thời gian tới, Phòng Tư pháp huyện Trấn Yên tiếp tục đa dạng hóa phương pháp tuyên truyền, PBGDPL, không chỉ thông qua các hội nghị, hệ thống truyền thanh, công tác hòa giải mà đưa vào chương trình hoạt động của các câu lạc bộ, thông qua buổi nói chuyện, tìm hiểu pháp luật qua tủ sách pháp luật… để người dân sống làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
816 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Hàng năm, Phòng Tư pháp huyện tổ chức gần 500 buổi tuyên truyền thông qua các cuộc họp của thôn, xã cho trên 36.000 lượt người nghe; cấp phát gần 1.000 tài liệu pháp luật ở cơ sở...
Để thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ được giao, hàng năm, Phòng Tư pháp huyện Trấn Yên luôn xác định công tác PBGDPL là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, nhằm chuyển tải thông tin pháp luật đến với người dân, góp phần ổn định tình hình chính trị, xã hội, tăng cường quản lý xã hội bằng pháp luật, tạo điều kiện cho kinh tế - xã hội phát triển.
Hàng năm, Phòng đã chủ động tham mưu giúp UBND huyện xây dựng kế hoạch thực hiện công tác quản lý Nhà nước thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, kế hoạch PBGDPL, hòa giải ở cơ sở, trợ giúp pháp lý, xây dựng hương ước, quy ước thôn, bản khu phố văn hóa...
Hàng năm, tổ chức gần 500 buổi tuyên truyền thông qua các cuộc họp của thôn, xã cho trên 36.000 lượt người nghe; cấp phát gần 1.000 tài liệu pháp luật ở cơ sở; đăng tải gần 200 tin, bài tuyên truyền trên hệ thống phát thanh từ huyện đến cơ sở.
Để tăng cường hướng dẫn văn bản pháp luật đến với người dân, Phòng đã phối hợp với Sở Tư pháp và các tổ chức đoàn thể, tổ chức trợ giúp pháp lý, tư vấn miễn phí cho hàng ngàn lượt người. Công tác tuyên truyền cũng được đa dạng hóa với nhiều hình thức như: giới thiệu văn bản pháp luật, câu chuyện pháp luật, giải đáp pháp luật, phát tờ rơi để người dân hiểu rõ về các quy định của pháp luật.
Theo đồng chí Nguyễn Tâm Trí - Trưởng phòng Tư pháp huyện Trấn Yên, số đầu việc đều có chiều hướng gia tăng những năm gần đây. Năm 2017, Phòng Tư pháp đã thụ lý, trình lên UBND huyện giải quyết 149 hồ sơ thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc (tăng 6 hồ sơ so với năm 2016); trong đó, có cả những hồ sơ hộ tịch có yếu tố người nước ngoài.
Công tác chứng thực theo thẩm quyền 2.404 việc từ chứng thực bản sao từ bản chính (tăng 323 việc). Cấp xã, thị trấn đăng ký khai sinh cho 1.506 trường hợp (tăng 184 trường hợp), đăng ký lại khai sinh cho 1.734 trường hợp (tăng 798 trường hợp)…
Công tác chứng thực bản sao từ bản chính 57.595 bản; chứng thực chữ ký trong giấy tờ văn bản 4.199 việc; chứng thực hợp đồng giao dịch 1.381 việc (tăng 5.754 việc so với năm 2016)… Đây là khối lượng công việc không nhỏ đối với đội ngũ cán bộ tư pháp của huyện Trấn Yên hiện nay.
Tuy nhiên, công tác tuyên truyền PBGDPL của huyện Trấn Yên vẫn còn những hạn chế như: một số chính quyền địa phương chưa nêu cao ý thức trách nhiệm trong công tác PBGDPL tại cơ sở; đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác PBGDPL còn mỏng, hầu hết là kiêm nhiệm; kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện dành cho công tác này còn hạn hẹp, do vậy hiệu quả PBGDPL chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu tăng cường hiệu lực pháp luật trong đời sống xã hội…
Thời gian tới, Phòng Tư pháp huyện Trấn Yên tiếp tục đa dạng hóa phương pháp tuyên truyền, PBGDPL, không chỉ thông qua các hội nghị, hệ thống truyền thanh, công tác hòa giải mà đưa vào chương trình hoạt động của các câu lạc bộ, thông qua buổi nói chuyện, tìm hiểu pháp luật qua tủ sách pháp luật… để người dân sống làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.