CTTĐT - Trong giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh Yên Bái phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP của ngành thương mại (theo giá hiện hành) bình quân đạt 12,66%/năm. GRDP ngành thương mại đến năm 2020 đạt 2.900 tỷ đồng. Phấn đấu đến năm 2030 GRDP ngành thương mại đạt 5.800 tỷ đồng.
Yên Bái phấn đấu đến năm 2030 GRDP ngành thương mại đạt 5.800 tỷ đồng. (ảnh minh họa)
Với quan điểm phát triển ngành Thương mại trên cơ sở khai thác những tiềm năng, lợi thế, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; gắn kết chặt chẽ với sự phát triển chung của cả nước và vùng kinh tế trung du và miền núi phía Bắc. Kết hợp hài hòa giữa phát triển thị trường nội địa và xuất nhập khẩu, chú trọng và đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng có giá trị gia tăng cao. Phát triển thương mại gắn với phát triển công nghiệp, nông nghiệp hiệu quả và bền vững, hài hòa với phát triển dịch vụ, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường sinh thái.
Tại kỳ họp thứ 6, HĐND tỉnh Yên Bái khóa XIV đã thông qua Nghị quyết về điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành Thương mại tỉnh Yên Bái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Theo đó, Trong giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh Yên Bái phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP của ngành thương mại (theo giá hiện hành) bình quân đạt 12,66%/năm. GRDP ngành thương mại đến năm 2020 đạt 2.900 tỷ đồng và phấn đấu đến đến năm 2030 GRDP ngành thương mại đạt 5.800 tỷ đồng; Tổng mức bán lẻ hàng hoá đến năm 2020 là 19.000 tỷ đồng. Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 14,47%/năm và tổng mức bán lẻ hàng hoá đến năm 2030 đạt 40.000 tỷ đồng. Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2021 - 2030 đạt 7,73%/ năm; Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu đến năm 2020 đạt trên 200 triệu USD và đến năm 2030 đạt 700 triệu USD.
Nghị quyết cũng nêu rõ các nội dung điều chỉnh quy hoạch đó là: Quy hoạch phát triển thương mại theo không gian thị trường; phát triển thương mại theo các thành phần kinh tế; Quy hoạch phát triển hệ thống kết cầu hạ tầng thương mại.
Để thực hiện các mục tiêu này, tỉnh Yên Bái đã đề ra các giải pháp đó là: Tăng cường công tác tuyên truyền sâu rộng trong hệ thống chính trị, đến toàn thể các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và nhân dân về định hướng chỉ đạo, mục tiêu nhiệm vụ và nhũng giải pháp chủ yếu trong phát triển thương mại.
Xây dựng kế hoạch phát triển thương mại hàng năm với các mục tiêu nhiệm vụ phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, theo lộ trình cụ thể.
Nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính. Vận hành cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Rà soát rút gọn những thủ tục hành chính rườm rà không cần thiết. Công khai minh bạch các thủ tục để tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức cá nhân đến giao dịch. Tăng cường giáo dục, đào tạo, đào tạo lại cán bộ, nâng cao tinh thần, trình độ và trách nhiệm phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức trong ngành. Thường xuyên nắm bắt tình hình hoạt động, kịp thời tháo gỡ khó khăn, động viên khuyến khích các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh.
Tăng cường công tác quản lý các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, các dự án đầu tư thương mại. Hướng dẫn, kiểm tra việc tuân thủ pháp luật và các quy định của Nhà nước, của tỉnh; đảm bảo xử lý tốt về môi trường, an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ; tham gia giải quyết tốt các vấn đề về xã hội. Tăng cường thu hút đầu tư; đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án thương mại đã được cấp chứng nhận, quyết định chủ trương đầu tư, đặc biệt là các dự án có quy mô lớn, các dự án trọng điểm... Kiên quyết xử lý, thu hồi các dự án vi phạm quy định đầu tư hiện hành, giao cho các nhà đầu tư mới có đủ năng lực và uy tín để triển khai thực hiện.
Tăng cường công tác xúc tiến thương mại theo hướng tăng nguồn kinh phí hỗ trợ xúc tiến thương mại, tập trung xúc tiến thương mại xuất khẩu, xây dựng thương hiệu hàng hóa, phát triển thương mại điện tử.
Tập trung phát triển hạ tầng giao thông gắn với các vùng sản xuất nguyên liệu, sản xuất hàng hóa lớn của tỉnh, tạo thuận lợi về giao thông liên huyện, liên xã cho vận tải nguyên liệu hàng hóa phục vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Tập trung phát triển hệ thống lưới điện truyền tải. Tăng cường đầu tư lưới điện phân phối, đảm bảo cung cấp điện ổn định, có chất lượng tốt phục vụ sản xuất và tiêu dùng trong toàn tỉnh. Phát triển hạ tầng xã hội khác gắn với dịch vụ phục vụ phát triển thương mại như viễn thông, vận tải, kho bảo quản...
Cùng với đó, tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi để mời gọi các thành phần kinh tế vào đầu tư tại tỉnh. Ưu tiên thu hút các doanh nghiệp các tập đoàn lớn vào thực hiện các dự án đầu tư các trung tâm thương mại, các siêu thị, các trung tâm Logistics có quy mô vừa và lớn, là hạt nhân tạo động lực cho phát triển thương mại. Chú trọng khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài, doanh nghiệp đầu tư phát triển thương mại vào nông nghiệp nông thôn.
Bố trí nguồn lực hợp lý hỗ trợ đầu tư, nhất là việc hỗ trợ giải phóng, san tạo mặt bằng, bố trí mặt bằng sạch để dự án được nhanh chóng thực hiện.
Đồng thời, tăng cường công tác đào tạo cán bộ quản lý, đào tạo nghề phù hợp với yêu cầu phát triển thương mại. Phối họp chặt chẽ với các doanh nghiệp, xác định nhu cầu, đào tạo theo địa chỉ sử dụng, định hướng đào tạo đón đầu một số dự án sẽ đi vào hoạt động trong thời gian tới. Có chính sách hỗ trợ lao động nhập cư cho các dự án sử dụng nhiều lao động. Có kế hoạch định hướng nghề nghiệp cho học sinh trung học để chủ động tạo nguồn nhân lực hợp lý cho phát triển…
Về cơ chế chính sách, tỉnh sẽ bố trí các quỹ đất cho thực hiện các dự án gắn với các địa bàn thuận lợi về hạ tầng giao thông, gắn với các khu dân cư tập trung; Có cơ chế đủ mạnh để thu hút, khuyến khích các nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư và kinh doanh hạ tầng trung tâm thương mại, chợ. Khuyến khích đầu tư các dự án vào sản xuất hàng xuất khẩu có giá trị cao.
Xây dựng cơ chế khuyến khích doanh nghiệp đổi mới thiết bị công nghệ, ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến hiện đại trong sản xuất tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường; Tăng cường hỗ trợ phát triển thương mại dịch vụ qua chương trình xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu nhãn hiệu sản phẩm mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu; Xây dựng bổ sung hoàn thiện các chính sách thúc đẩy phát triển thương mại dịch vụ như: Chính sách về đất đai, tài chính, về ưu tiên đầu tư, chính sách phát triển nguồn nhân lực...
1191 lượt xem
Tiến Lập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trong giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh Yên Bái phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP của ngành thương mại (theo giá hiện hành) bình quân đạt 12,66%/năm. GRDP ngành thương mại đến năm 2020 đạt 2.900 tỷ đồng. Phấn đấu đến năm 2030 GRDP ngành thương mại đạt 5.800 tỷ đồng.Với quan điểm phát triển ngành Thương mại trên cơ sở khai thác những tiềm năng, lợi thế, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; gắn kết chặt chẽ với sự phát triển chung của cả nước và vùng kinh tế trung du và miền núi phía Bắc. Kết hợp hài hòa giữa phát triển thị trường nội địa và xuất nhập khẩu, chú trọng và đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng có giá trị gia tăng cao. Phát triển thương mại gắn với phát triển công nghiệp, nông nghiệp hiệu quả và bền vững, hài hòa với phát triển dịch vụ, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường sinh thái.
Tại kỳ họp thứ 6, HĐND tỉnh Yên Bái khóa XIV đã thông qua Nghị quyết về điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành Thương mại tỉnh Yên Bái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Theo đó, Trong giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh Yên Bái phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP của ngành thương mại (theo giá hiện hành) bình quân đạt 12,66%/năm. GRDP ngành thương mại đến năm 2020 đạt 2.900 tỷ đồng và phấn đấu đến đến năm 2030 GRDP ngành thương mại đạt 5.800 tỷ đồng; Tổng mức bán lẻ hàng hoá đến năm 2020 là 19.000 tỷ đồng. Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 14,47%/năm và tổng mức bán lẻ hàng hoá đến năm 2030 đạt 40.000 tỷ đồng. Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2021 - 2030 đạt 7,73%/ năm; Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu đến năm 2020 đạt trên 200 triệu USD và đến năm 2030 đạt 700 triệu USD.
Nghị quyết cũng nêu rõ các nội dung điều chỉnh quy hoạch đó là: Quy hoạch phát triển thương mại theo không gian thị trường; phát triển thương mại theo các thành phần kinh tế; Quy hoạch phát triển hệ thống kết cầu hạ tầng thương mại.
Để thực hiện các mục tiêu này, tỉnh Yên Bái đã đề ra các giải pháp đó là: Tăng cường công tác tuyên truyền sâu rộng trong hệ thống chính trị, đến toàn thể các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và nhân dân về định hướng chỉ đạo, mục tiêu nhiệm vụ và nhũng giải pháp chủ yếu trong phát triển thương mại.
Xây dựng kế hoạch phát triển thương mại hàng năm với các mục tiêu nhiệm vụ phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, theo lộ trình cụ thể.
Nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính. Vận hành cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Rà soát rút gọn những thủ tục hành chính rườm rà không cần thiết. Công khai minh bạch các thủ tục để tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức cá nhân đến giao dịch. Tăng cường giáo dục, đào tạo, đào tạo lại cán bộ, nâng cao tinh thần, trình độ và trách nhiệm phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức trong ngành. Thường xuyên nắm bắt tình hình hoạt động, kịp thời tháo gỡ khó khăn, động viên khuyến khích các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh.
Tăng cường công tác quản lý các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, các dự án đầu tư thương mại. Hướng dẫn, kiểm tra việc tuân thủ pháp luật và các quy định của Nhà nước, của tỉnh; đảm bảo xử lý tốt về môi trường, an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ; tham gia giải quyết tốt các vấn đề về xã hội. Tăng cường thu hút đầu tư; đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án thương mại đã được cấp chứng nhận, quyết định chủ trương đầu tư, đặc biệt là các dự án có quy mô lớn, các dự án trọng điểm... Kiên quyết xử lý, thu hồi các dự án vi phạm quy định đầu tư hiện hành, giao cho các nhà đầu tư mới có đủ năng lực và uy tín để triển khai thực hiện.
Tăng cường công tác xúc tiến thương mại theo hướng tăng nguồn kinh phí hỗ trợ xúc tiến thương mại, tập trung xúc tiến thương mại xuất khẩu, xây dựng thương hiệu hàng hóa, phát triển thương mại điện tử.
Tập trung phát triển hạ tầng giao thông gắn với các vùng sản xuất nguyên liệu, sản xuất hàng hóa lớn của tỉnh, tạo thuận lợi về giao thông liên huyện, liên xã cho vận tải nguyên liệu hàng hóa phục vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Tập trung phát triển hệ thống lưới điện truyền tải. Tăng cường đầu tư lưới điện phân phối, đảm bảo cung cấp điện ổn định, có chất lượng tốt phục vụ sản xuất và tiêu dùng trong toàn tỉnh. Phát triển hạ tầng xã hội khác gắn với dịch vụ phục vụ phát triển thương mại như viễn thông, vận tải, kho bảo quản...
Cùng với đó, tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi để mời gọi các thành phần kinh tế vào đầu tư tại tỉnh. Ưu tiên thu hút các doanh nghiệp các tập đoàn lớn vào thực hiện các dự án đầu tư các trung tâm thương mại, các siêu thị, các trung tâm Logistics có quy mô vừa và lớn, là hạt nhân tạo động lực cho phát triển thương mại. Chú trọng khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài, doanh nghiệp đầu tư phát triển thương mại vào nông nghiệp nông thôn.
Bố trí nguồn lực hợp lý hỗ trợ đầu tư, nhất là việc hỗ trợ giải phóng, san tạo mặt bằng, bố trí mặt bằng sạch để dự án được nhanh chóng thực hiện.
Đồng thời, tăng cường công tác đào tạo cán bộ quản lý, đào tạo nghề phù hợp với yêu cầu phát triển thương mại. Phối họp chặt chẽ với các doanh nghiệp, xác định nhu cầu, đào tạo theo địa chỉ sử dụng, định hướng đào tạo đón đầu một số dự án sẽ đi vào hoạt động trong thời gian tới. Có chính sách hỗ trợ lao động nhập cư cho các dự án sử dụng nhiều lao động. Có kế hoạch định hướng nghề nghiệp cho học sinh trung học để chủ động tạo nguồn nhân lực hợp lý cho phát triển…
Về cơ chế chính sách, tỉnh sẽ bố trí các quỹ đất cho thực hiện các dự án gắn với các địa bàn thuận lợi về hạ tầng giao thông, gắn với các khu dân cư tập trung; Có cơ chế đủ mạnh để thu hút, khuyến khích các nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư và kinh doanh hạ tầng trung tâm thương mại, chợ. Khuyến khích đầu tư các dự án vào sản xuất hàng xuất khẩu có giá trị cao.
Xây dựng cơ chế khuyến khích doanh nghiệp đổi mới thiết bị công nghệ, ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến hiện đại trong sản xuất tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường; Tăng cường hỗ trợ phát triển thương mại dịch vụ qua chương trình xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu nhãn hiệu sản phẩm mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu; Xây dựng bổ sung hoàn thiện các chính sách thúc đẩy phát triển thương mại dịch vụ như: Chính sách về đất đai, tài chính, về ưu tiên đầu tư, chính sách phát triển nguồn nhân lực...