Để tăng giá trị thu nhập trên diện tích đất canh tác, những năm qua, tỉnh Yên Bái luôn chú trọng phát triển cây vụ đông, đặc biệt là phát triển cây vụ đông trên đất hai vụ lúa. Vụ đông năm nay, toàn tỉnh phấn đấu sản xuất trên 10.000 ha, giá trị sản xuất đạt trên 250 tỷ đồng.
Vụ đông năm nay, toàn tỉnh phấn đấu sản xuất trên 10.000 ha, giá trị sản xuất đạt trên 250 tỷ đồng (ảnh minh hoạ)
Những năm gần đây, sản xuất vụ đông được coi như vụ chính và là một mắt xích quan trọng trong chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng. Vụ đông đã khẳng định vai trò, vị trí trong việc nâng cao thu nhập cho người sản xuất, từ đó khuyến khích nông dân hình thành nhiều vùng nông sản hàng hóa cho hiệu quả kinh tế cao. Chính vì vậy, những năm qua, tỉnh Yên Bái luôn luôn chú trọng phát triển cây vụ đông.
Hàng năm, tỉnh luôn phát động phong trào thi đua sản xuất cây vụ đông, cùng với ban hành cơ chế hỗ trợ cho nông dân sản xuất cây vụ đông. Từ đó, đã khuyến khích nhiều nông dân tham gia sản xuất vụ đông.
Bà Phạm Thị Là ở thôn Đức Tiến, xã Yên Bình, huyện Yên Bình cho biết: "Nhà tôi có 6 sào lúa, năm nào cũng dành 3 sào đất ruộng để trồng ngô đông và một phần diện tích trồng cây màu. Năm ngoái, gia đình tôi trồng giống ngô DK6919, năm nay tiếp tục trồng giống ngô này. Tính ra 3 sào đất, gia đình tôi thu khoảng 8 tạ ngô hạt, đủ chăn nuôi lợn, gà, thân cây ngô thì làm thức ăn cho trâu khi mùa đông đến”.
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, vụ đông năm 2016, toàn tỉnh đưa vào gieo cấy 10.000 ha cây vụ đông, trong đó gieo trồng được 5.690 ha cây ngô, sản lượng 18.073 tấn; 1.093 ha cây khoai lang, sản lượng 5.818 tấn, rau, đậu các loại đạt 3.323 ha, sản lượng 38.877 tấn. Nhiều mô hình cho hiệu quả kinh tế cao được áp dụng như: mô hình trồng bí xanh, cà chua tại huyện Văn Chấn, mô hình trồng rau tại thành phố Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ cho hiệu quả trên 100 triệu đồng/ha. Nhiều huyện, thị đã thực hiện tốt việc trồng cây ngô đông trên đất hai vụ lúa như: thị xã Nghĩa Lộ, Văn Chấn, Văn Yên, thành phố Yên Bái.
Bà Nguyễn Thị Thúy - nông dân xã Phù Nham huyện Văn Chấn cho biết: "Trồng cây vụ đông tuy vất vả, nhưng bù lại có thu nhập khá. Một sào ruộng cấy 2 vụ lúa cũng chỉ bảo đảm được lương thực cho gia đình, lợi nhuận không đáng kể, nhưng 1 sào ruộng trồng cà chua, gia đình tôi có thu hơn 10 triệu đồng, so với cấy lúa, cây vụ đông đã giúp cho nhiều hộ dân có của ăn của để".
Hiệu quả từ sản xuất vụ đông đã thấy rõ, tuy nhiên từ năm 2010 đến nay, sản xuất vụ đông giảm dần theo các năm. Riêng cây ngô đông năm 2010, toàn tỉnh trồng được 6.744 ha, thì vụ đông năm 2016, toàn tỉnh trồng được 5.690 ha. Nguyên nhân do thời tiết diễn biến bất thường làm cho lúa vụ mùa sớm kéo dài thời gian sinh trưởng không kịp trồng ngô, vì vậy diện tích trồng ngô đông trên đất ruộng 2 vụ lúa giảm dần. Các loại cây rau màu tuy dễ làm, năng suất cao, nhưng thu hoạch ồ ạt cùng một lúc bán thị trường tự do, chưa xây dựng được chuỗi giá trị cho sản phẩm an toàn vụ đông nên giá thành rẻ, hiệu quả thấp.
Kế hoạch sản xuất vụ đông năm 2017, toàn tỉnh dự kiến đưa vào gieo trồng trên 10.000 ha cây vụ đông, tổng sản lượng đạt trên 58.000 tấn sản phẩm các loại. Dự kiến cây ngô đông trồng 6.000 ha, trong đó ngô đông trồng trên đất 2 lúa là 4.000 ha, sản lượng đạt 18.780 tấn; cây khoai lang trồng 1.200 ha, sản lượng trên 6.300 tấn; rau, đậu, củ, quả các loại 2.800 ha, sản lượng trên 33.600 tấn; phấn đấu tổng giá trị sản phẩm vụ đông đạt trên 250 tỷ đồng. Trong sản xuất cây vụ đông thì thời vụ đóng vai trò quyết định. Do đó, để sản xuất vụ đông hoàn thành mục tiêu đề ra tỉnh yêu cầu các ngành, tổ chức đoàn thể tích cực tuyên truyền động viên nông dân đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa mùa, làm đất theo phương châm "sáng lúa, chiều ngô”.
Về thời vụ gieo cấy, riêng đối với cây ngô trên đất hai lúa cần được gieo trồng xong trước ngày 5/10, nếu làm bầu sẽ kết thúc vào 15/10; đối với các giống khoai lang, thời vụ trồng trước ngày 15/10, khoai tây trên đất 2 vụ lúa, thời vụ tốt nhất trước ngày 15/11. Các loại cây rau đậu các địa phương cần đa dạng hóa chủng loại giống; trồng rải vụ, nhiều trà phù hợp nhu cầu thị trường, tránh dồn ứ thừa làm rớt giá, giảm hiệu quả kinh tế.
Cùng với đó, để đạt mục tiêu 250 tỷ đồng, UBND tỉnh, ngành nông nghiệp đề ra nhiều giải pháp thúc đẩy phát triển cây vụ đông như chuyển đổi cơ cấu giống và thời vụ, tạo quỹ đất và thời gian để mở rộng diện tích trên đất hai vụ lúa. Ngoài ra, để khuyến khích nông dân sản xuất cây vụ đông, tỉnh tiếp tục hỗ trợ 20% giá giống ngô lai, mức hỗ trợ không quá 320.000 đồng/ha. Hệ thống khuyến nông tăng cường mở các lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật làm bầu ngô, kỹ thuật làm đất cho nông dân.
Ông Trần Đức Lâm - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, ngoài chính sách hỗ trợ sản xuất thì các địa phương cần chủ động ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, mở rộng cơ cấu cây trồng vụ đông, tăng cường đưa cây trồng có giá trị cao vào sản xuất; cần chú trọng tạo ra chuỗi liên kết nhằm tăng giá trị kinh tế trên đơn vị diện tích. Đây là yếu tố tạo ra tính bền vững trong sản xuất nông nghiệp, khuyến khích người dân hăng hái sản xuất vụ đông”.
954 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Để tăng giá trị thu nhập trên diện tích đất canh tác, những năm qua, tỉnh Yên Bái luôn chú trọng phát triển cây vụ đông, đặc biệt là phát triển cây vụ đông trên đất hai vụ lúa. Vụ đông năm nay, toàn tỉnh phấn đấu sản xuất trên 10.000 ha, giá trị sản xuất đạt trên 250 tỷ đồng.Những năm gần đây, sản xuất vụ đông được coi như vụ chính và là một mắt xích quan trọng trong chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng. Vụ đông đã khẳng định vai trò, vị trí trong việc nâng cao thu nhập cho người sản xuất, từ đó khuyến khích nông dân hình thành nhiều vùng nông sản hàng hóa cho hiệu quả kinh tế cao. Chính vì vậy, những năm qua, tỉnh Yên Bái luôn luôn chú trọng phát triển cây vụ đông.
Hàng năm, tỉnh luôn phát động phong trào thi đua sản xuất cây vụ đông, cùng với ban hành cơ chế hỗ trợ cho nông dân sản xuất cây vụ đông. Từ đó, đã khuyến khích nhiều nông dân tham gia sản xuất vụ đông.
Bà Phạm Thị Là ở thôn Đức Tiến, xã Yên Bình, huyện Yên Bình cho biết: "Nhà tôi có 6 sào lúa, năm nào cũng dành 3 sào đất ruộng để trồng ngô đông và một phần diện tích trồng cây màu. Năm ngoái, gia đình tôi trồng giống ngô DK6919, năm nay tiếp tục trồng giống ngô này. Tính ra 3 sào đất, gia đình tôi thu khoảng 8 tạ ngô hạt, đủ chăn nuôi lợn, gà, thân cây ngô thì làm thức ăn cho trâu khi mùa đông đến”.
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, vụ đông năm 2016, toàn tỉnh đưa vào gieo cấy 10.000 ha cây vụ đông, trong đó gieo trồng được 5.690 ha cây ngô, sản lượng 18.073 tấn; 1.093 ha cây khoai lang, sản lượng 5.818 tấn, rau, đậu các loại đạt 3.323 ha, sản lượng 38.877 tấn. Nhiều mô hình cho hiệu quả kinh tế cao được áp dụng như: mô hình trồng bí xanh, cà chua tại huyện Văn Chấn, mô hình trồng rau tại thành phố Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ cho hiệu quả trên 100 triệu đồng/ha. Nhiều huyện, thị đã thực hiện tốt việc trồng cây ngô đông trên đất hai vụ lúa như: thị xã Nghĩa Lộ, Văn Chấn, Văn Yên, thành phố Yên Bái.
Bà Nguyễn Thị Thúy - nông dân xã Phù Nham huyện Văn Chấn cho biết: "Trồng cây vụ đông tuy vất vả, nhưng bù lại có thu nhập khá. Một sào ruộng cấy 2 vụ lúa cũng chỉ bảo đảm được lương thực cho gia đình, lợi nhuận không đáng kể, nhưng 1 sào ruộng trồng cà chua, gia đình tôi có thu hơn 10 triệu đồng, so với cấy lúa, cây vụ đông đã giúp cho nhiều hộ dân có của ăn của để".
Hiệu quả từ sản xuất vụ đông đã thấy rõ, tuy nhiên từ năm 2010 đến nay, sản xuất vụ đông giảm dần theo các năm. Riêng cây ngô đông năm 2010, toàn tỉnh trồng được 6.744 ha, thì vụ đông năm 2016, toàn tỉnh trồng được 5.690 ha. Nguyên nhân do thời tiết diễn biến bất thường làm cho lúa vụ mùa sớm kéo dài thời gian sinh trưởng không kịp trồng ngô, vì vậy diện tích trồng ngô đông trên đất ruộng 2 vụ lúa giảm dần. Các loại cây rau màu tuy dễ làm, năng suất cao, nhưng thu hoạch ồ ạt cùng một lúc bán thị trường tự do, chưa xây dựng được chuỗi giá trị cho sản phẩm an toàn vụ đông nên giá thành rẻ, hiệu quả thấp.
Kế hoạch sản xuất vụ đông năm 2017, toàn tỉnh dự kiến đưa vào gieo trồng trên 10.000 ha cây vụ đông, tổng sản lượng đạt trên 58.000 tấn sản phẩm các loại. Dự kiến cây ngô đông trồng 6.000 ha, trong đó ngô đông trồng trên đất 2 lúa là 4.000 ha, sản lượng đạt 18.780 tấn; cây khoai lang trồng 1.200 ha, sản lượng trên 6.300 tấn; rau, đậu, củ, quả các loại 2.800 ha, sản lượng trên 33.600 tấn; phấn đấu tổng giá trị sản phẩm vụ đông đạt trên 250 tỷ đồng. Trong sản xuất cây vụ đông thì thời vụ đóng vai trò quyết định. Do đó, để sản xuất vụ đông hoàn thành mục tiêu đề ra tỉnh yêu cầu các ngành, tổ chức đoàn thể tích cực tuyên truyền động viên nông dân đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa mùa, làm đất theo phương châm "sáng lúa, chiều ngô”.
Về thời vụ gieo cấy, riêng đối với cây ngô trên đất hai lúa cần được gieo trồng xong trước ngày 5/10, nếu làm bầu sẽ kết thúc vào 15/10; đối với các giống khoai lang, thời vụ trồng trước ngày 15/10, khoai tây trên đất 2 vụ lúa, thời vụ tốt nhất trước ngày 15/11. Các loại cây rau đậu các địa phương cần đa dạng hóa chủng loại giống; trồng rải vụ, nhiều trà phù hợp nhu cầu thị trường, tránh dồn ứ thừa làm rớt giá, giảm hiệu quả kinh tế.
Cùng với đó, để đạt mục tiêu 250 tỷ đồng, UBND tỉnh, ngành nông nghiệp đề ra nhiều giải pháp thúc đẩy phát triển cây vụ đông như chuyển đổi cơ cấu giống và thời vụ, tạo quỹ đất và thời gian để mở rộng diện tích trên đất hai vụ lúa. Ngoài ra, để khuyến khích nông dân sản xuất cây vụ đông, tỉnh tiếp tục hỗ trợ 20% giá giống ngô lai, mức hỗ trợ không quá 320.000 đồng/ha. Hệ thống khuyến nông tăng cường mở các lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật làm bầu ngô, kỹ thuật làm đất cho nông dân.
Ông Trần Đức Lâm - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, ngoài chính sách hỗ trợ sản xuất thì các địa phương cần chủ động ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, mở rộng cơ cấu cây trồng vụ đông, tăng cường đưa cây trồng có giá trị cao vào sản xuất; cần chú trọng tạo ra chuỗi liên kết nhằm tăng giá trị kinh tế trên đơn vị diện tích. Đây là yếu tố tạo ra tính bền vững trong sản xuất nông nghiệp, khuyến khích người dân hăng hái sản xuất vụ đông”.