Hạnh Sơn, Tân Thịnh, Chấn Thịnh là 3 xã của huyện Văn Chấn được chỉ đạo phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2018.
Nhân dân xã Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn kiên cố hóa kênh mương nội đồng.
Là xã vùng đặc biệt khó khăn, song với sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự đồng thuận của người dân, sau 7 năm triển khai thực hiện, bộ mặt nông thôn của xã Hạnh Sơn đã có nhiều khởi sắc.
Cụ thể, xã đã huy động được gần 69 tỷ đồng để xây dựng NTM, trong đó, nhân dân đóng góp trên 15 tỷ đồng. Từ nguồn lực này, xã đã tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng bao gồm các thiết chế văn hóa, kiên cố hóa được gần 20 km đường giao thông nông thôn, mở mới được gần 17 km đường trục chính nội đồng đảm bảo cho người và các phương tiện đi lại tốt 4 mùa; kiên cố hóa được trên 35 km kênh mương nội đồng; thu nhập bình quân đầu người năm 2017 tăng lên trên 26 triệu đồng; hộ nghèo đa chiều giảm xuống dưới 12%.
Ông Hoàng Văn Nhưỡng - Chủ tịch UBND xã cho biết: "Xã Hạnh Sơn thuộc diện đặc biệt khó khăn, đời sống người dân chủ yếu là thuần nông độc canh cây lúa, ngành dịch vụ chậm phát triển, trong khi kế hoạch của huyện giao hoàn thành và ra mắt xã NTM vào đầu tháng 9/2018. Rà soát lại các tiêu chí, hiện xã vẫn còn 3 tiêu chí khó khăn nhất chưa đạt được, đó là tiêu chí thu nhập, tiêu chí hộ nghèo và tiêu chí nhà ở. Để đạt được tiêu chí này, xã đã tranh thủ các nguồn lực đầu tư của Nhà nước, Chương trình 135, hỗ trợ nhân dân phát triển sản xuất, vận động nhân dân tập trung thâm canh, tăng vụ, tranh thủ những lúc nông nhàn đi làm thêm để tăng thêm thu nhập. Đối với tiêu chí nhà ở, chỉ còn vài chục hộ nghèo, khó khăn về kinh phí làm nhà, xã đã lập danh sách xin hỗ trợ kinh phí của Nhà nước theo Quyết định 167 và phấn đấu đến hết năm 2018 không còn nhà tạm”.
Tân Thịnh cũng là xã thuần nông, do vậy, khi bắt tay xây dựng NTM, việc ưu tiên hàng đầu của xã là tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để tăng thu nhập cho nhân dân như vận động nhân dân đưa các giống lúa lai, lúa thuần có năng suất, chất lượng cao vào gieo cấy hai vụ để tăng năng suất; vận động nhân dân tích cực trồng và chăm sóc gần 300 ha cây màu các loại để tăng giá trị kinh tế trên một đơn vị canh tác. Cùng với những cây trồng chủ lực, chăn nuôi của Tân Thịnh gần đây cũng phát triển khá, giá trị kinh tế từ chăn nuôi hàng năm mang về nguồn thu nhập trên 10 tỷ đồng cho nhân dân.
Ông Trần Văn Dĩnh - Chủ tịch UBND xã Tân Thịnh cho biết: "Mặc dù có khá nhiều lợi thế, song xã cũng chỉ được khu vực trung tâm, còn các thôn khác rất khó khăn, cuộc sống người dân thuần nông, cây chè cũng chỉ có thời vụ, đồi rừng cũng phải có thời gian mới cho thu nhập. Xác định hướng đi đúng đắn nên đến thời điểm này, địa phương chỉ cần bổ sung thêm hạng mục trường đạt chuẩn quốc gia trong tiêu chí trường học, hoàn thiện nhà văn hóa và khuôn viên văn hóa còn lại của một thôn để hoàn thiện tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, hoàn thiện cơ sở hạ tầng thương mại trong tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn là hoàn thành đủ 19/19 tiêu chí nông thôn mới”.
Năm 2011, xã Chấn Thịnh khởi động xây dựng NTM. Vận dụng linh hoạt các nguồn lực đầu tư của Nhà nước, phát huy tốt vai trò chủ thể của nhân dân, hết năm 2017, xã đã hoàn thành 15/19 tiêu chí. Hiện nay, xã còn 4 tiêu chí là: giao thông, cơ sở vật chất văn hóa, cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn và nhà ở dân cư.
Ông Hà Văn Thịnh - Chủ tịch UBND xã Chấn Thịnh cho biết: "Nhiệm vụ còn khá nặng nề, bởi theo kế hoạch, xã sẽ ra mắt xã NTM cuối quý III/2018. Bởi vậy, chúng tôi phải tập trung mọi nguồn lực để dồn sức cho 4 tiêu chí còn lại”.
Cụ thể, với tiêu chí giao thông hiện còn 8,4 km đường liên thôn ở 8/10 thôn chưa được bê tông hóa. Vấn đề này, xã đã chỉ đạo các thôn tiến hành họp thôn, vận động nhân dân đóng góp kinh phí cùng với nguồn lực Nhà nước, phấn đấu hoàn thiện trong quý III. Tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa hiện còn 2 nhà văn hóa là thôn Cao 1, thôn Chùa 2 chưa được xây dựng và mặt bằng đã có, chỉ còn khó khăn về kinh phí nhưng xã cũng đã bàn bạc thống nhất, quyết tâm triển khai trên tinh thần xã hội hóa có sự đóng góp kinh phí của nhân dân. Tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn hiện còn thiếu các bộ phận phụ trợ và kỹ thuật công trình.
Đây là vấn đề khó khăn lớn nhất bởi nguồn lực đầu tư có hạn, trước mắt xã sẽ vận động các hộ kinh doanh buôn bán ở chợ đóng góp, thiếu đến đâu xã sẽ tiếp tục xin bổ sung thêm ngân sách của Nhà nước. Với tiêu chí nhà ở dân cư, qua khảo sát xã vẫn còn 77 hộ nghèo khó khăn về nhà ở.
Ngoài việc tiếp tục thực hiện hỗ trợ mỗi hộ 25 triệu đồng theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở, xã lập kế hoạch, giao cho từng đoàn thể giúp các hộ dân, phấn đấu xóa nhà tạm vào cuối năm 2018.
Với mục tiêu duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM đối với 5 xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM, phấn đấu năm 2018 có thêm 3 xã được công nhận và đến năm 2020, toàn huyện có 13 xã đạt chuẩn NTM, Ban Chỉ đạo xây dựng NTM huyện Văn Chấn tập trung chỉ đạo quyết liệt từ huyện đến cơ sở, triển khai thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp về xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, phát triển sản xuất, giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân.
Ông Nông Ích Chấn - Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Chấn cho biết: "Để hoàn thành mục tiêu đề ra, huyện tiếp tục chỉ đạo các địa phương thực hiện có hiệu quả đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; tập trung thâm canh, tăng vụ, áp dụng các biện pháp kỹ thuật sản xuất tiên tiến nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất, nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng; triển khai tốt các cơ chế, chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư vào khu vực nông nghiệp, nông thôn; phát triển các loại hình hợp tác xã, tổ hợp tác, kinh tế trang trại, kinh tế hộ gia đình, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn, bảo đảm phát triển nhanh và bền vững; tăng cường thực hiện các giải pháp và đa dạng hóa các hình thức huy động nguồn lực thực hiện Chương trình; sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn tín dụng. Cụ thể, với 3 xã phấn đấu đạt chuẩn NTM trong năm 2018, ngoài việc duy trì, giữ vững các tiêu chí đã đạt, căn cứ trên tình hình thực tiễn của địa phương, nguồn lực đầu tư của Nhà nước, sự đóng góp của nhân dân, 3 xã cần gấp rút hoàn thiện những tiêu chí còn lại đảm bảo đúng kế hoạch đề ra. Khó khăn vướng mắc hạng mục nào thì các xã báo cáo huyện để có biện pháp tháo gỡ kịp thời, tránh làm theo hình thức, qua loa, ra mắt xã NTM mà vẫn còn nợ tiêu chí”.
Với sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị và nỗ lực phấn đấu của các xã, của người dân, Văn Chấn tập trung mọi nguồn lực xây dựng NTM, nhất là hoàn thành 3 xã đạt chuẩn NTM trong năm 2018.
1298 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Hạnh Sơn, Tân Thịnh, Chấn Thịnh là 3 xã của huyện Văn Chấn được chỉ đạo phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2018. Là xã vùng đặc biệt khó khăn, song với sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự đồng thuận của người dân, sau 7 năm triển khai thực hiện, bộ mặt nông thôn của xã Hạnh Sơn đã có nhiều khởi sắc.
Cụ thể, xã đã huy động được gần 69 tỷ đồng để xây dựng NTM, trong đó, nhân dân đóng góp trên 15 tỷ đồng. Từ nguồn lực này, xã đã tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng bao gồm các thiết chế văn hóa, kiên cố hóa được gần 20 km đường giao thông nông thôn, mở mới được gần 17 km đường trục chính nội đồng đảm bảo cho người và các phương tiện đi lại tốt 4 mùa; kiên cố hóa được trên 35 km kênh mương nội đồng; thu nhập bình quân đầu người năm 2017 tăng lên trên 26 triệu đồng; hộ nghèo đa chiều giảm xuống dưới 12%.
Ông Hoàng Văn Nhưỡng - Chủ tịch UBND xã cho biết: "Xã Hạnh Sơn thuộc diện đặc biệt khó khăn, đời sống người dân chủ yếu là thuần nông độc canh cây lúa, ngành dịch vụ chậm phát triển, trong khi kế hoạch của huyện giao hoàn thành và ra mắt xã NTM vào đầu tháng 9/2018. Rà soát lại các tiêu chí, hiện xã vẫn còn 3 tiêu chí khó khăn nhất chưa đạt được, đó là tiêu chí thu nhập, tiêu chí hộ nghèo và tiêu chí nhà ở. Để đạt được tiêu chí này, xã đã tranh thủ các nguồn lực đầu tư của Nhà nước, Chương trình 135, hỗ trợ nhân dân phát triển sản xuất, vận động nhân dân tập trung thâm canh, tăng vụ, tranh thủ những lúc nông nhàn đi làm thêm để tăng thêm thu nhập. Đối với tiêu chí nhà ở, chỉ còn vài chục hộ nghèo, khó khăn về kinh phí làm nhà, xã đã lập danh sách xin hỗ trợ kinh phí của Nhà nước theo Quyết định 167 và phấn đấu đến hết năm 2018 không còn nhà tạm”.
Tân Thịnh cũng là xã thuần nông, do vậy, khi bắt tay xây dựng NTM, việc ưu tiên hàng đầu của xã là tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để tăng thu nhập cho nhân dân như vận động nhân dân đưa các giống lúa lai, lúa thuần có năng suất, chất lượng cao vào gieo cấy hai vụ để tăng năng suất; vận động nhân dân tích cực trồng và chăm sóc gần 300 ha cây màu các loại để tăng giá trị kinh tế trên một đơn vị canh tác. Cùng với những cây trồng chủ lực, chăn nuôi của Tân Thịnh gần đây cũng phát triển khá, giá trị kinh tế từ chăn nuôi hàng năm mang về nguồn thu nhập trên 10 tỷ đồng cho nhân dân.
Ông Trần Văn Dĩnh - Chủ tịch UBND xã Tân Thịnh cho biết: "Mặc dù có khá nhiều lợi thế, song xã cũng chỉ được khu vực trung tâm, còn các thôn khác rất khó khăn, cuộc sống người dân thuần nông, cây chè cũng chỉ có thời vụ, đồi rừng cũng phải có thời gian mới cho thu nhập. Xác định hướng đi đúng đắn nên đến thời điểm này, địa phương chỉ cần bổ sung thêm hạng mục trường đạt chuẩn quốc gia trong tiêu chí trường học, hoàn thiện nhà văn hóa và khuôn viên văn hóa còn lại của một thôn để hoàn thiện tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, hoàn thiện cơ sở hạ tầng thương mại trong tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn là hoàn thành đủ 19/19 tiêu chí nông thôn mới”.
Năm 2011, xã Chấn Thịnh khởi động xây dựng NTM. Vận dụng linh hoạt các nguồn lực đầu tư của Nhà nước, phát huy tốt vai trò chủ thể của nhân dân, hết năm 2017, xã đã hoàn thành 15/19 tiêu chí. Hiện nay, xã còn 4 tiêu chí là: giao thông, cơ sở vật chất văn hóa, cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn và nhà ở dân cư.
Ông Hà Văn Thịnh - Chủ tịch UBND xã Chấn Thịnh cho biết: "Nhiệm vụ còn khá nặng nề, bởi theo kế hoạch, xã sẽ ra mắt xã NTM cuối quý III/2018. Bởi vậy, chúng tôi phải tập trung mọi nguồn lực để dồn sức cho 4 tiêu chí còn lại”.
Cụ thể, với tiêu chí giao thông hiện còn 8,4 km đường liên thôn ở 8/10 thôn chưa được bê tông hóa. Vấn đề này, xã đã chỉ đạo các thôn tiến hành họp thôn, vận động nhân dân đóng góp kinh phí cùng với nguồn lực Nhà nước, phấn đấu hoàn thiện trong quý III. Tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa hiện còn 2 nhà văn hóa là thôn Cao 1, thôn Chùa 2 chưa được xây dựng và mặt bằng đã có, chỉ còn khó khăn về kinh phí nhưng xã cũng đã bàn bạc thống nhất, quyết tâm triển khai trên tinh thần xã hội hóa có sự đóng góp kinh phí của nhân dân. Tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn hiện còn thiếu các bộ phận phụ trợ và kỹ thuật công trình.
Đây là vấn đề khó khăn lớn nhất bởi nguồn lực đầu tư có hạn, trước mắt xã sẽ vận động các hộ kinh doanh buôn bán ở chợ đóng góp, thiếu đến đâu xã sẽ tiếp tục xin bổ sung thêm ngân sách của Nhà nước. Với tiêu chí nhà ở dân cư, qua khảo sát xã vẫn còn 77 hộ nghèo khó khăn về nhà ở.
Ngoài việc tiếp tục thực hiện hỗ trợ mỗi hộ 25 triệu đồng theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở, xã lập kế hoạch, giao cho từng đoàn thể giúp các hộ dân, phấn đấu xóa nhà tạm vào cuối năm 2018.
Với mục tiêu duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM đối với 5 xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM, phấn đấu năm 2018 có thêm 3 xã được công nhận và đến năm 2020, toàn huyện có 13 xã đạt chuẩn NTM, Ban Chỉ đạo xây dựng NTM huyện Văn Chấn tập trung chỉ đạo quyết liệt từ huyện đến cơ sở, triển khai thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp về xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, phát triển sản xuất, giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân.
Ông Nông Ích Chấn - Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Chấn cho biết: "Để hoàn thành mục tiêu đề ra, huyện tiếp tục chỉ đạo các địa phương thực hiện có hiệu quả đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; tập trung thâm canh, tăng vụ, áp dụng các biện pháp kỹ thuật sản xuất tiên tiến nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất, nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng; triển khai tốt các cơ chế, chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư vào khu vực nông nghiệp, nông thôn; phát triển các loại hình hợp tác xã, tổ hợp tác, kinh tế trang trại, kinh tế hộ gia đình, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn, bảo đảm phát triển nhanh và bền vững; tăng cường thực hiện các giải pháp và đa dạng hóa các hình thức huy động nguồn lực thực hiện Chương trình; sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn tín dụng. Cụ thể, với 3 xã phấn đấu đạt chuẩn NTM trong năm 2018, ngoài việc duy trì, giữ vững các tiêu chí đã đạt, căn cứ trên tình hình thực tiễn của địa phương, nguồn lực đầu tư của Nhà nước, sự đóng góp của nhân dân, 3 xã cần gấp rút hoàn thiện những tiêu chí còn lại đảm bảo đúng kế hoạch đề ra. Khó khăn vướng mắc hạng mục nào thì các xã báo cáo huyện để có biện pháp tháo gỡ kịp thời, tránh làm theo hình thức, qua loa, ra mắt xã NTM mà vẫn còn nợ tiêu chí”.
Với sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị và nỗ lực phấn đấu của các xã, của người dân, Văn Chấn tập trung mọi nguồn lực xây dựng NTM, nhất là hoàn thành 3 xã đạt chuẩn NTM trong năm 2018.