CTTĐT - Theo báo cáo của Trạm Thú y huyện Trạm Tấu, hiện nay tình hình dịch bệnh lở mồm long móng gia súc đã xuất hiện trên đàn gia súc tại thôn Háng Tầu và thôn Pá Khoang, xã Túc Đán huyện Trạm Tấu có xuất hiện type vi rút mới là tupe A do vậy nguy cơ lây lan ra diện rộng rất cao.
Trạm Tấu đã xuất hiện dịch bệnh lở mồm long móng gia súc
Để chủ động phòng, chống dịch lây lan ra diện rộng, Ủy ban nhân dân huyện Trạm Tấu yêu cầu Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện cử cán bộ trực tiếp tham gia chống, dập dịch trên địa bàn; chỉ đạo các trạm chuyên môn phối hợp với UBND các xã, thị trấn tăng cường công tác kiểm tra, theo dõi tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm.
Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện tập trung nguồn lực thực hiện quyết liệt công tác dập dịch tại thôn Háng Tầu và thôn Pá Khoang xã Túc Đán nhanh, gọn, ăn toàn và hiệu quả; Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm dịch và kiểm soát giết mổ động vật trên địa bàn huyện; Tham mưu kịp thời cho UBND huyện chỉ đạo các biện pháp phòng chống dịch bệnh bắt buộc theo quy định; Xác định, lập vành đai an toàn, triển khai tiêm phòng bao vây vắc xin LMLM cho đàn gia súc và phun tiêu độc khử trùng phòng, chống bệnh LMLM không để dịch lây lan ra diện rộng; Áp dụng các biện pháp cấp bách chống, dập dịch theo quy định.
UBND xã Túc Đán thành lập ngay Ban chỉ đạo chống, dập dịch cấp xã và thành lập đội xung kích chống, dập dịch của xã, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên phụ trách các thôn, bản; Huy động lực lượng tập trung tham gia chống, dập dịch theo yêu cầu của cơ quan chuyên môn; Vận động, hướng dẫn, đôn đốc nhân dân áp dụng các biện pháp cấp bách chống, dập dịch; Nghiêm cấm di chuyển, vận chuyển đàn gia súc từ thôn này sang thôn khác và ra khỏi địa bàn xã; Nghiêm cấm giết mổ gia súc mắc bệnh và gia súc ốm, chết để ăn và tiêu thụ. UBND xã Túc Đán và UBND xã Pá Lau chỉ đạo Thú y xã và các trưởng thôn rà soát khẩn trương toàn bộ số trâu bò đang nuôi tại địa phương, báo cáo UBND xã và trạm Chăn nuôi và Thú y huyện để tiêm phòng bao vây bằng vắc xin Lở mồm long móng đa giá ngay, đồng thời phun tiêu độc khử trùng toàn bộ chuồng trại chăn nuôi trên địa bàn xã.
Trạm Khuyến nông chỉ đạo mạng lưới khuyến nông viên tham gia tích cực vào công tác phòng, chống, dập dịch trên địa bàn. Công an huyện và đội Quản lý thị trường số 8 tăng cường kiểm tra, kiểm soát các phương tiện giao thông vận chuyển gia súc và các sản phẩm từ gia súc vào địa bàn huyện. Xử lý nghiêm khác các trường hợp vận chuyển gia súc không có giấy chứng nhận của cơ quan thú y nơi xuất phát (Đối với ngoại tỉnh vận chuyển đến), không chứng minh được nguồn gốc, con giống không đảm bảo yêu cầu theo quy định.
UBND các xã, thị trấn thành lập ngay Ban chỉ đạo phòng, chống, dập dịch gia súc, gia cầm cấp xã, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên phụ trách các thôn, bản; Rà soát lại toàn bộ số lượng trâu, bò, lợn, dê do các tổ chức, cá nhân đưa vào nuôi, gửi nuôi tại địa bàn, Chỉ đạo các ngành chức năng của xã phối hợp với thú y xã, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát tình hình dịch bệnh trên đàn gia gia súc. Nếu phát hiện dịch bệnh xảy ra phải báo cáo khẩn cấp cho trạm Chăn nuôi và Thú y huyện để có biện pháp xử lý, Không cho nhập gia súc và các sản phẩm từ gia súc vào địa bàn xã nếu: Không có giấy chứng nhận của cơ quan Thú y nơi xuất phát (Đối với ở ngoại tỉnh đưa vào), không chứng minh được nguồn gốc xuất phát và chưa qua kiếm dịch cho nhập của Trạm chăn nuôi và thú y huyện. Xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm theo luật định. Các cơ quan, ban ngành trong huyện tuỳ theo chức năng, nhiệm vụ tham gia vào công tác tuyên truyền, vận động nhân dân áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc kịp thời, hiệu quả.
2390 lượt xem
Hiền Trang
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Theo báo cáo của Trạm Thú y huyện Trạm Tấu, hiện nay tình hình dịch bệnh lở mồm long móng gia súc đã xuất hiện trên đàn gia súc tại thôn Háng Tầu và thôn Pá Khoang, xã Túc Đán huyện Trạm Tấu có xuất hiện type vi rút mới là tupe A do vậy nguy cơ lây lan ra diện rộng rất cao. Để chủ động phòng, chống dịch lây lan ra diện rộng, Ủy ban nhân dân huyện Trạm Tấu yêu cầu Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện cử cán bộ trực tiếp tham gia chống, dập dịch trên địa bàn; chỉ đạo các trạm chuyên môn phối hợp với UBND các xã, thị trấn tăng cường công tác kiểm tra, theo dõi tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm.
Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện tập trung nguồn lực thực hiện quyết liệt công tác dập dịch tại thôn Háng Tầu và thôn Pá Khoang xã Túc Đán nhanh, gọn, ăn toàn và hiệu quả; Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm dịch và kiểm soát giết mổ động vật trên địa bàn huyện; Tham mưu kịp thời cho UBND huyện chỉ đạo các biện pháp phòng chống dịch bệnh bắt buộc theo quy định; Xác định, lập vành đai an toàn, triển khai tiêm phòng bao vây vắc xin LMLM cho đàn gia súc và phun tiêu độc khử trùng phòng, chống bệnh LMLM không để dịch lây lan ra diện rộng; Áp dụng các biện pháp cấp bách chống, dập dịch theo quy định.
UBND xã Túc Đán thành lập ngay Ban chỉ đạo chống, dập dịch cấp xã và thành lập đội xung kích chống, dập dịch của xã, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên phụ trách các thôn, bản; Huy động lực lượng tập trung tham gia chống, dập dịch theo yêu cầu của cơ quan chuyên môn; Vận động, hướng dẫn, đôn đốc nhân dân áp dụng các biện pháp cấp bách chống, dập dịch; Nghiêm cấm di chuyển, vận chuyển đàn gia súc từ thôn này sang thôn khác và ra khỏi địa bàn xã; Nghiêm cấm giết mổ gia súc mắc bệnh và gia súc ốm, chết để ăn và tiêu thụ. UBND xã Túc Đán và UBND xã Pá Lau chỉ đạo Thú y xã và các trưởng thôn rà soát khẩn trương toàn bộ số trâu bò đang nuôi tại địa phương, báo cáo UBND xã và trạm Chăn nuôi và Thú y huyện để tiêm phòng bao vây bằng vắc xin Lở mồm long móng đa giá ngay, đồng thời phun tiêu độc khử trùng toàn bộ chuồng trại chăn nuôi trên địa bàn xã.
Trạm Khuyến nông chỉ đạo mạng lưới khuyến nông viên tham gia tích cực vào công tác phòng, chống, dập dịch trên địa bàn. Công an huyện và đội Quản lý thị trường số 8 tăng cường kiểm tra, kiểm soát các phương tiện giao thông vận chuyển gia súc và các sản phẩm từ gia súc vào địa bàn huyện. Xử lý nghiêm khác các trường hợp vận chuyển gia súc không có giấy chứng nhận của cơ quan thú y nơi xuất phát (Đối với ngoại tỉnh vận chuyển đến), không chứng minh được nguồn gốc, con giống không đảm bảo yêu cầu theo quy định.
UBND các xã, thị trấn thành lập ngay Ban chỉ đạo phòng, chống, dập dịch gia súc, gia cầm cấp xã, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên phụ trách các thôn, bản; Rà soát lại toàn bộ số lượng trâu, bò, lợn, dê do các tổ chức, cá nhân đưa vào nuôi, gửi nuôi tại địa bàn, Chỉ đạo các ngành chức năng của xã phối hợp với thú y xã, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát tình hình dịch bệnh trên đàn gia gia súc. Nếu phát hiện dịch bệnh xảy ra phải báo cáo khẩn cấp cho trạm Chăn nuôi và Thú y huyện để có biện pháp xử lý, Không cho nhập gia súc và các sản phẩm từ gia súc vào địa bàn xã nếu: Không có giấy chứng nhận của cơ quan Thú y nơi xuất phát (Đối với ở ngoại tỉnh đưa vào), không chứng minh được nguồn gốc xuất phát và chưa qua kiếm dịch cho nhập của Trạm chăn nuôi và thú y huyện. Xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm theo luật định. Các cơ quan, ban ngành trong huyện tuỳ theo chức năng, nhiệm vụ tham gia vào công tác tuyên truyền, vận động nhân dân áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc kịp thời, hiệu quả.