Ở nhiều địa phương trong huyện, phong trào làm đường giao thông nông thôn đang được triển khai rầm rộ với sự tham gia góp công, góp của, hiến đất làm đường rất tích cực và trách nhiệm của nhân dân.
Các địa phương huy động mọi lực lượng tham gia bê tông hóa đường GTNT.
Ở xã Vĩnh Kiên, việc hiến đất và tháo dỡ những công trình sinh hoạt để làm đường giao thông nông thôn (GTNT) đã trở thành phong trào rộng khắp. Hiểu rõ chủ trương của huyện, nhận thức được việc phát triển GTNT có lợi ích riêng của mỗi gia đình và lợi ích chung của cả cộng đồng, những năm gần đây, người dân Vĩnh Kiên đã đóng góp hàng chục tỷ đồng và hàng nghìn công lao động để san tạo, mở rộng hơn 14,7 km đường liên thôn, 22,6 km đường nội thôn, trong đó 22,5 km đường GTNT trên địa bàn xã hiện đã được bê tông hóa.
Điều đáng nói là cũng chính từ sự đồng thuận trách nhiệm của mỗi người dân mà toàn xã Vĩnh Kiên đã có hơn 300 hộ gia đình tự nguyện hiến trên 60.000 m2 đất cùng vật kiến trúc trên đất cho địa phương phát triển các tuyến đường GTNT trên địa bàn. Thành tích phát triển GTNT của xã Vĩnh Kiên được huyện Yên Bình ghi nhận, đánh giá cao, đề nghị Bộ Giao thông - Vận tải tặng bằng khen. Mừng hơn, nhờ sự cộng đồng trách nhiệm, chung tay góp sức của người dân đã đưa Vĩnh Kiên sớm cán đích đạt chuẩn xã nông thôn mới trong năm 2017.
Tại xã Hán Đà, toàn bộ 29 km đường trục thôn, liên thôn đã được mở rộng từ 5 – 7 m, trong đó gần 15 km đã được bê tông hóa, bảo đảm cho các phương tiện giao thông đi lại thuận tiện.
Ông Trần Văn Khoa - Bí thư Đảng ủy xã Hán Đà cho biết: "Hàng năm, xã đều có kế hoạch rất cụ thể, chi tiết, cùng với nguồn lực hỗ trợ phát triển GTNT của Nhà nước, địa phương xác định lấy việc phát huy nội lực là chính. Bằng nhiều hình thức tuyên truyền, trong đó lấy tinh thần của cán bộ, đảng viên đi trước, bình quân mỗi năm xã huy động 2 - 3 đợt làm đường. Riêng từ đầu năm đến nay, nhân dân đã đóng góp trên 100 công lao động, trong đó đã có trên 20 hộ gia đình tự nguyện hiến gần 1.000 m2 đất và nhiều công trình, vật kiến trúc có giá trị trên đất để mở rộng và nâng cấp trên 4 km đường liên thôn, bảo đảm quy cách mặt đường trên các tuyến đều rộng từ 5 – 7 m”.
Mỗi địa phương một cách làm hiệu quả song tựu chung của thành công có lẽ chính ở sự đồng thuận của người dân. Đại Minh – xã nông thôn mới của huyện Yên Bình, dù đã đạt tiêu chí về GTNT ngay từ năm 2016, thế nhưng phát triển GTNT vẫn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong phát triển kinh tế địa phương. Gần một nửa dân số xã có thu nhập trên mức trung bình, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn vài phần trăm là điều kiện thuận lợi để địa phương huy động nguồn nội lực sức dân xây dựng hạ tầng nông thôn.
5 năm qua, cùng với sự đầu tư của Nhà nước, nhân dân xã Đại Minh đã đóng góp gần 3 tỷ đồng để làm đường GTNT, hàng trăm triệu đồng để xây dựng nhà văn hóa, hiến trên 50.000 m2 đất cùng cây cối, hoa màu, vật kiến trúc trên đất để xây dựng các công trình hạ tầng. Đến nay, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của xã Đại Minh đã được xây dựng và nâng cấp đồng bộ. 15/15 thôn có nhà văn hóa với đầy đủ thiết chế văn hóa và sân chơi thể thao, trong đó có 7 nhà văn hóa, trị giá mỗi nhà văn hóa từ 300 - 400 triệu đồng, 100% nguồn kinh phí xây dựng do nhân dân đóng góp.
Bà Nguyễn Thị Thanh Huyền - Chủ tịch UBND xã Đại Minh chia sẻ: "Ở đây, một thôn làm đường cả xã đóng góp. Như hiện nay, xã đang triển khai làm đường GTNT tại 4 thôn, tổng là 2,3 km. Tính ra, mỗi khẩu chỉ phải đóng góp 130 nghìn đồng. Đa phần người dân có thu nhập cao từ trồng bưởi nên việc huy động đóng góp làm đường được bà con hăng hái ủng hộ. Hiện 18/22 km đường GTNT của xã đã được bê tông hóa sạch - đẹp. Chỉ trong năm 2019, 100% các tuyến đường GTNT trên địa bàn xã sẽ hoàn thành bê tông hóa”.
Thực tế cho thấy, huyện Yên Bình đã tập trung huy động nhiều nguồn lực để phát triển GTNT trên địa bàn, phương châm là Nhà nước và nhân dân cùng làm. Theo đó, công tác tuyên truyền được huyện đi trước một bước, tập trung nâng cao nhận thức cho người dân; trong đó, cán bộ, đảng viên gương mẫu làm trước để nhân dân làm theo nên tạo được sự đồng thuận cao. Nhiều hộ đã tự nguyện hiến đất, phá bỏ vật kiến trúc, cây cối hoa màu nhường đất cho thôn, xã mở rộng đường giao thông.
Năm 2017, huyện Yên Bình thực hiện 104 công trình giao thông với tổng chiều dài gần 60 km, giá trị thực hiện hết năm đạt trên 92 tỷ đồng; trong đó có 75 công trình thuộc Đề án phát triển GTNT, tổng nguồn vốn thực hiện gần 30 tỷ đồng.
Trong số này, có trên 12 tỷ đồng huy động từ nguồn lực nhân dân đóng góp và các nguồn vốn huy động khác. Năm nay, tiếp tục thực hiện 33 công trình đường giao thông chuyển tiếp từ năm 2017 với tổng chiều dài trên 17,2 km, giá trị thực hiện ước đạt 12 tỷ 611 triệu đồng; trong đó, vốn ngân sách huyện là trên 8,5 tỷ đồng, nhân dân đóng góp và các nguồn huy động khác là 5,4 tỷ đồng.
Nhờ làm tốt phong trào làm đường GTNT, hiện tại hầu hết các thôn, tổ nhân dân trên địa bàn huyện đã có đường ô tô đến trung tâm; đường liên thôn, bản được bê tông hóa phẳng phiu, sạch đẹp. Nhiều địa phương trong huyện đã có những cách làm sáng tạo trong công tác huy động sức dân tham gia phong trào làm đường giao thông như Hán Đà, Vĩnh Kiên...
Bà Hoàng Thị Duyên - Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Yên Bình cho biết: "Trong tổng số 546 km đường liên thôn, dân sinh, hiện toàn huyện đã có gần 150 km được bê tông hóa, rải cấp phối... Để từng bước hoàn thiện mạng lưới giao thông, cùng với sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ của cấp trên, năm 2018 này, huyện Yên Bình phấn đấu hoàn thành bê tông hóa 20 km đường GTNT, từng bước đáp ứng nhu cầu đi lại, trao đổi hàng hóa, phát triển kinh tế của nhân dân trên địa bàn ngày một tốt hơn. Hiện ở nhiều địa phương, phong trào đang được triển khai rầm rộ với sự tham gia góp công, góp của, hiến đất làm đường rất tích cực và trách nhiệm của nhân dân”.
Đường quê rộng mở đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng nông thôn, tạo điều kiện phát triển cơ giới hóa trong sản xuất, trao đổi hàng hóa, nâng cao đời sống cho người dân trong huyện, giúp nhiều địa phương sớm hoàn thành chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới.
1043 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Ở nhiều địa phương trong huyện, phong trào làm đường giao thông nông thôn đang được triển khai rầm rộ với sự tham gia góp công, góp của, hiến đất làm đường rất tích cực và trách nhiệm của nhân dân. Ở xã Vĩnh Kiên, việc hiến đất và tháo dỡ những công trình sinh hoạt để làm đường giao thông nông thôn (GTNT) đã trở thành phong trào rộng khắp. Hiểu rõ chủ trương của huyện, nhận thức được việc phát triển GTNT có lợi ích riêng của mỗi gia đình và lợi ích chung của cả cộng đồng, những năm gần đây, người dân Vĩnh Kiên đã đóng góp hàng chục tỷ đồng và hàng nghìn công lao động để san tạo, mở rộng hơn 14,7 km đường liên thôn, 22,6 km đường nội thôn, trong đó 22,5 km đường GTNT trên địa bàn xã hiện đã được bê tông hóa.
Điều đáng nói là cũng chính từ sự đồng thuận trách nhiệm của mỗi người dân mà toàn xã Vĩnh Kiên đã có hơn 300 hộ gia đình tự nguyện hiến trên 60.000 m2 đất cùng vật kiến trúc trên đất cho địa phương phát triển các tuyến đường GTNT trên địa bàn. Thành tích phát triển GTNT của xã Vĩnh Kiên được huyện Yên Bình ghi nhận, đánh giá cao, đề nghị Bộ Giao thông - Vận tải tặng bằng khen. Mừng hơn, nhờ sự cộng đồng trách nhiệm, chung tay góp sức của người dân đã đưa Vĩnh Kiên sớm cán đích đạt chuẩn xã nông thôn mới trong năm 2017.
Tại xã Hán Đà, toàn bộ 29 km đường trục thôn, liên thôn đã được mở rộng từ 5 – 7 m, trong đó gần 15 km đã được bê tông hóa, bảo đảm cho các phương tiện giao thông đi lại thuận tiện.
Ông Trần Văn Khoa - Bí thư Đảng ủy xã Hán Đà cho biết: "Hàng năm, xã đều có kế hoạch rất cụ thể, chi tiết, cùng với nguồn lực hỗ trợ phát triển GTNT của Nhà nước, địa phương xác định lấy việc phát huy nội lực là chính. Bằng nhiều hình thức tuyên truyền, trong đó lấy tinh thần của cán bộ, đảng viên đi trước, bình quân mỗi năm xã huy động 2 - 3 đợt làm đường. Riêng từ đầu năm đến nay, nhân dân đã đóng góp trên 100 công lao động, trong đó đã có trên 20 hộ gia đình tự nguyện hiến gần 1.000 m2 đất và nhiều công trình, vật kiến trúc có giá trị trên đất để mở rộng và nâng cấp trên 4 km đường liên thôn, bảo đảm quy cách mặt đường trên các tuyến đều rộng từ 5 – 7 m”.
Mỗi địa phương một cách làm hiệu quả song tựu chung của thành công có lẽ chính ở sự đồng thuận của người dân. Đại Minh – xã nông thôn mới của huyện Yên Bình, dù đã đạt tiêu chí về GTNT ngay từ năm 2016, thế nhưng phát triển GTNT vẫn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong phát triển kinh tế địa phương. Gần một nửa dân số xã có thu nhập trên mức trung bình, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn vài phần trăm là điều kiện thuận lợi để địa phương huy động nguồn nội lực sức dân xây dựng hạ tầng nông thôn.
5 năm qua, cùng với sự đầu tư của Nhà nước, nhân dân xã Đại Minh đã đóng góp gần 3 tỷ đồng để làm đường GTNT, hàng trăm triệu đồng để xây dựng nhà văn hóa, hiến trên 50.000 m2 đất cùng cây cối, hoa màu, vật kiến trúc trên đất để xây dựng các công trình hạ tầng. Đến nay, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của xã Đại Minh đã được xây dựng và nâng cấp đồng bộ. 15/15 thôn có nhà văn hóa với đầy đủ thiết chế văn hóa và sân chơi thể thao, trong đó có 7 nhà văn hóa, trị giá mỗi nhà văn hóa từ 300 - 400 triệu đồng, 100% nguồn kinh phí xây dựng do nhân dân đóng góp.
Bà Nguyễn Thị Thanh Huyền - Chủ tịch UBND xã Đại Minh chia sẻ: "Ở đây, một thôn làm đường cả xã đóng góp. Như hiện nay, xã đang triển khai làm đường GTNT tại 4 thôn, tổng là 2,3 km. Tính ra, mỗi khẩu chỉ phải đóng góp 130 nghìn đồng. Đa phần người dân có thu nhập cao từ trồng bưởi nên việc huy động đóng góp làm đường được bà con hăng hái ủng hộ. Hiện 18/22 km đường GTNT của xã đã được bê tông hóa sạch - đẹp. Chỉ trong năm 2019, 100% các tuyến đường GTNT trên địa bàn xã sẽ hoàn thành bê tông hóa”.
Thực tế cho thấy, huyện Yên Bình đã tập trung huy động nhiều nguồn lực để phát triển GTNT trên địa bàn, phương châm là Nhà nước và nhân dân cùng làm. Theo đó, công tác tuyên truyền được huyện đi trước một bước, tập trung nâng cao nhận thức cho người dân; trong đó, cán bộ, đảng viên gương mẫu làm trước để nhân dân làm theo nên tạo được sự đồng thuận cao. Nhiều hộ đã tự nguyện hiến đất, phá bỏ vật kiến trúc, cây cối hoa màu nhường đất cho thôn, xã mở rộng đường giao thông.
Năm 2017, huyện Yên Bình thực hiện 104 công trình giao thông với tổng chiều dài gần 60 km, giá trị thực hiện hết năm đạt trên 92 tỷ đồng; trong đó có 75 công trình thuộc Đề án phát triển GTNT, tổng nguồn vốn thực hiện gần 30 tỷ đồng.
Trong số này, có trên 12 tỷ đồng huy động từ nguồn lực nhân dân đóng góp và các nguồn vốn huy động khác. Năm nay, tiếp tục thực hiện 33 công trình đường giao thông chuyển tiếp từ năm 2017 với tổng chiều dài trên 17,2 km, giá trị thực hiện ước đạt 12 tỷ 611 triệu đồng; trong đó, vốn ngân sách huyện là trên 8,5 tỷ đồng, nhân dân đóng góp và các nguồn huy động khác là 5,4 tỷ đồng.
Nhờ làm tốt phong trào làm đường GTNT, hiện tại hầu hết các thôn, tổ nhân dân trên địa bàn huyện đã có đường ô tô đến trung tâm; đường liên thôn, bản được bê tông hóa phẳng phiu, sạch đẹp. Nhiều địa phương trong huyện đã có những cách làm sáng tạo trong công tác huy động sức dân tham gia phong trào làm đường giao thông như Hán Đà, Vĩnh Kiên...
Bà Hoàng Thị Duyên - Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Yên Bình cho biết: "Trong tổng số 546 km đường liên thôn, dân sinh, hiện toàn huyện đã có gần 150 km được bê tông hóa, rải cấp phối... Để từng bước hoàn thiện mạng lưới giao thông, cùng với sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ của cấp trên, năm 2018 này, huyện Yên Bình phấn đấu hoàn thành bê tông hóa 20 km đường GTNT, từng bước đáp ứng nhu cầu đi lại, trao đổi hàng hóa, phát triển kinh tế của nhân dân trên địa bàn ngày một tốt hơn. Hiện ở nhiều địa phương, phong trào đang được triển khai rầm rộ với sự tham gia góp công, góp của, hiến đất làm đường rất tích cực và trách nhiệm của nhân dân”.
Đường quê rộng mở đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng nông thôn, tạo điều kiện phát triển cơ giới hóa trong sản xuất, trao đổi hàng hóa, nâng cao đời sống cho người dân trong huyện, giúp nhiều địa phương sớm hoàn thành chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới.