Đối với những diện tích ngô, cây màu, nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại, vùi lấp, qua quá trình kiểm tra, những diện tích nào có khả năng khôi phục được, thị xã chỉ đạo địa phương phải vận động nhân dân nhanh chóng khôi phục...
Nông dân xã Nghĩa Lợi cải tạo đất 2 vụ lúa bị vùi lấp để canh tác vụ xuân.
Nghĩa Lợi là địa phương bị ảnh hưởng nặng nề nhất của đợt lũ đêm mùng 10 - 11/10. Tổng diện tích ngô, rau màu thiệt hại trên 41 ha, trong đó gần 33 ha thiệt hại trên 70%; trên 2,5 ha ao cá bị thiệt hại trên 70%; diện tích đất 2 vụ lúa bị vùi lấp không có khả năng khôi phục là 4,7 ha, diện tích đất 2 vụ lúa bị sạt lở hoàn toàn 2,4 ha tập trung nhiều nhất ở thôn Phán Hạ, thôn Bản Xa xã Nghĩa Lợi.
Ông Lường Văn Hà - Chủ tịch UBND xã Nghĩa Lợi cho biết: "Sau khi nước rút, xã chỉ đạo dân quân, các đoàn thể cùng nhân dân dọn dẹp đồng ruộng, thống kê, đánh giá mức độ thiệt hại về nông nghiệp để báo cáo UBND thị xã. Diện tích nào có thể khôi phục được thì tập trung khôi phục; diện tích không thể khôi phục được thì cải tạo, san gạt để cho sản xuất vụ xuân tới". "
"Tuy nhiên, những diện tích ruộng 2 vụ lúa ở một số thôn ven suối có nơi bị vùi lấp tới 60 cm nên việc cải tạo cũng rất khó khăn và nếu khả năng cải tạo không được sẽ đề nghị các hộ chuyển sang trồng màu để đảm bảo an ninh lương thực, nhất quyết không để ruộng bỏ hoang” - Chủ tịch Hà cho biết.
Thôn Phán Hạ - một trong những thôn có diện tích đất 2 vụ lúa bị vùi lấp nhiều nhất. Cả cánh đồng mênh mông đã bị đất đá bồi lấp và ngổn ngang cây, que. Ông Đinh Văn Thu cho biết: "Gia đình tôi có 1.500 m2 ruộng 2 vụ, năm nào cũng canh tác vụ đông. Vụ này nhiều chỗ đất đá vùi lấp dày tới hơn 60 cm rất khó có thể cải tạo. Diện tích nào cải tạo được thì gia đình đang tập trung cải tạo để kịp vụ tới còn gieo cấy. Diện tích bị bồi lấp nhiều sẽ chuyển sang trồng rau màu”.
Giống như ông Thu, rất nhiều gia đình khác ở thôn Phán Hạ cũng đang làm như vậy.
Xã Nghĩa Phúc cũng là địa phương bị ảnh hưởng nặng nề của trận lũ vừa qua. Diện tích ngô, rau màu bị thiệt hại là 4,86 ha, trong đó 4,66 ha bị thiệt hại tên 70%, trên 1,6 ha ao cá bị thiệt hại hoàn toàn; đất 2 vụ lúa bị vùi lấp không có khả năng khôi phục trên 5,4 ha; đất 2 vụ lúa bị sạt lở hoàn toàn trên 4,3 ha.
Ông Đặng Ngọc Anh - Phó Chủ tịch UBND xã Nghĩa Phúc cho biết: hầu hết những diện tích bị vùi lấp đều nằm ven suối Đôi, tập trung chủ yếu ở thôn Ả Hạ, Ả Thượng, Bản Bay và không chỉ ngô, hoa màu mà nhiều diện tích ao cá cũng bị vỡ bờ gây thiệt hại khá nặng nề, có những diện tích bị vùi lấp tới gần 1 mét, nên khả năng cải tạo rất khó khăn.
Trước mắt, xã tiến hành thống kê thiệt hại của các hộ dân về sản xuất nông nghiệp, thủy sản để báo cáo UBND thị xã có phương án hỗ trợ. Đồng thời, chỉ đạo tập trung dọn dẹp, vệ sinh cải tạo đồng ruộng. Những diện tích nào có thể khôi phục thì phải nhanh chóng cải tạo, còn những chỗ bị vùi lấp sâu sẽ xin ý kiến UBND thị xã có phương án chuyển đổi thích hợp nhất.
Theo báo cáo của UBND thị xã Nghĩa Lộ, trận lũ vừa qua đã làm 108 ha cây vụ đông bị ngập, trong đó 54,2 ha bị thiệt hại hoàn toàn, ruộng bị vùi lấp trên 22,2 ha, đất ruộng bị sạt lở cuốn trôi trên 3,7 ha, đất thủy sản bị vùi lấp 1.300 m2. Trước những thiệt hại đó, các địa phương đã nhanh chóng huy động lực lượng hỗ trợ, hướng dẫn nhân dân khắc phục thiệt hại để ổn định đời sản xuất.
Theo ông Chu Quốc Tuấn - Phó Chủ tịch UBND thị xã Nghĩa Lộ, "Mặc dù địa bàn không rộng, song một số xã, phường nằm ven suối bị thiệt hại khá nặng nề. Hiện tại, chúng tôi chưa thể ước tính được giá trị thiệt hại về sản xuất nông nghiệp, thủy sản là bao nhiêu nhưng trước mắt, chúng tôi đã chỉ đạo các địa phương nhanh chóng thống kê tình hình thiệt hại để tổng hợp báo cáo tỉnh".
Đối với những diện tích ngô, cây màu, nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại, vùi lấp, qua quá trình kiểm tra, những diện tích nào có khả năng khôi phục được, thị xã chỉ đạo địa phương phải vận động nhân dân nhanh chóng khôi phục; những diện tích không khôi phục được thì tập trung ngay vào cải tạo để chuẩn bị sản xuất vụ xuân tới.
"Những diện tích bị vùi lấp sâu sẽ vận động nhân dân san gạt trồng cây màu để ổn định lương thực; đồng thời, xin ý kiến chỉ đạo của tỉnh chuyển đổi sang hình thức khác cho phù hợp để đảm bảo người dân vẫn có thu nhập trên chính diện tích đó" - ông Tuấn nói.
997 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Đối với những diện tích ngô, cây màu, nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại, vùi lấp, qua quá trình kiểm tra, những diện tích nào có khả năng khôi phục được, thị xã chỉ đạo địa phương phải vận động nhân dân nhanh chóng khôi phục...Nghĩa Lợi là địa phương bị ảnh hưởng nặng nề nhất của đợt lũ đêm mùng 10 - 11/10. Tổng diện tích ngô, rau màu thiệt hại trên 41 ha, trong đó gần 33 ha thiệt hại trên 70%; trên 2,5 ha ao cá bị thiệt hại trên 70%; diện tích đất 2 vụ lúa bị vùi lấp không có khả năng khôi phục là 4,7 ha, diện tích đất 2 vụ lúa bị sạt lở hoàn toàn 2,4 ha tập trung nhiều nhất ở thôn Phán Hạ, thôn Bản Xa xã Nghĩa Lợi.
Ông Lường Văn Hà - Chủ tịch UBND xã Nghĩa Lợi cho biết: "Sau khi nước rút, xã chỉ đạo dân quân, các đoàn thể cùng nhân dân dọn dẹp đồng ruộng, thống kê, đánh giá mức độ thiệt hại về nông nghiệp để báo cáo UBND thị xã. Diện tích nào có thể khôi phục được thì tập trung khôi phục; diện tích không thể khôi phục được thì cải tạo, san gạt để cho sản xuất vụ xuân tới". "
"Tuy nhiên, những diện tích ruộng 2 vụ lúa ở một số thôn ven suối có nơi bị vùi lấp tới 60 cm nên việc cải tạo cũng rất khó khăn và nếu khả năng cải tạo không được sẽ đề nghị các hộ chuyển sang trồng màu để đảm bảo an ninh lương thực, nhất quyết không để ruộng bỏ hoang” - Chủ tịch Hà cho biết.
Thôn Phán Hạ - một trong những thôn có diện tích đất 2 vụ lúa bị vùi lấp nhiều nhất. Cả cánh đồng mênh mông đã bị đất đá bồi lấp và ngổn ngang cây, que. Ông Đinh Văn Thu cho biết: "Gia đình tôi có 1.500 m2 ruộng 2 vụ, năm nào cũng canh tác vụ đông. Vụ này nhiều chỗ đất đá vùi lấp dày tới hơn 60 cm rất khó có thể cải tạo. Diện tích nào cải tạo được thì gia đình đang tập trung cải tạo để kịp vụ tới còn gieo cấy. Diện tích bị bồi lấp nhiều sẽ chuyển sang trồng rau màu”.
Giống như ông Thu, rất nhiều gia đình khác ở thôn Phán Hạ cũng đang làm như vậy.
Xã Nghĩa Phúc cũng là địa phương bị ảnh hưởng nặng nề của trận lũ vừa qua. Diện tích ngô, rau màu bị thiệt hại là 4,86 ha, trong đó 4,66 ha bị thiệt hại tên 70%, trên 1,6 ha ao cá bị thiệt hại hoàn toàn; đất 2 vụ lúa bị vùi lấp không có khả năng khôi phục trên 5,4 ha; đất 2 vụ lúa bị sạt lở hoàn toàn trên 4,3 ha.
Ông Đặng Ngọc Anh - Phó Chủ tịch UBND xã Nghĩa Phúc cho biết: hầu hết những diện tích bị vùi lấp đều nằm ven suối Đôi, tập trung chủ yếu ở thôn Ả Hạ, Ả Thượng, Bản Bay và không chỉ ngô, hoa màu mà nhiều diện tích ao cá cũng bị vỡ bờ gây thiệt hại khá nặng nề, có những diện tích bị vùi lấp tới gần 1 mét, nên khả năng cải tạo rất khó khăn.
Trước mắt, xã tiến hành thống kê thiệt hại của các hộ dân về sản xuất nông nghiệp, thủy sản để báo cáo UBND thị xã có phương án hỗ trợ. Đồng thời, chỉ đạo tập trung dọn dẹp, vệ sinh cải tạo đồng ruộng. Những diện tích nào có thể khôi phục thì phải nhanh chóng cải tạo, còn những chỗ bị vùi lấp sâu sẽ xin ý kiến UBND thị xã có phương án chuyển đổi thích hợp nhất.
Theo báo cáo của UBND thị xã Nghĩa Lộ, trận lũ vừa qua đã làm 108 ha cây vụ đông bị ngập, trong đó 54,2 ha bị thiệt hại hoàn toàn, ruộng bị vùi lấp trên 22,2 ha, đất ruộng bị sạt lở cuốn trôi trên 3,7 ha, đất thủy sản bị vùi lấp 1.300 m2. Trước những thiệt hại đó, các địa phương đã nhanh chóng huy động lực lượng hỗ trợ, hướng dẫn nhân dân khắc phục thiệt hại để ổn định đời sản xuất.
Theo ông Chu Quốc Tuấn - Phó Chủ tịch UBND thị xã Nghĩa Lộ, "Mặc dù địa bàn không rộng, song một số xã, phường nằm ven suối bị thiệt hại khá nặng nề. Hiện tại, chúng tôi chưa thể ước tính được giá trị thiệt hại về sản xuất nông nghiệp, thủy sản là bao nhiêu nhưng trước mắt, chúng tôi đã chỉ đạo các địa phương nhanh chóng thống kê tình hình thiệt hại để tổng hợp báo cáo tỉnh".
Đối với những diện tích ngô, cây màu, nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại, vùi lấp, qua quá trình kiểm tra, những diện tích nào có khả năng khôi phục được, thị xã chỉ đạo địa phương phải vận động nhân dân nhanh chóng khôi phục; những diện tích không khôi phục được thì tập trung ngay vào cải tạo để chuẩn bị sản xuất vụ xuân tới.
"Những diện tích bị vùi lấp sâu sẽ vận động nhân dân san gạt trồng cây màu để ổn định lương thực; đồng thời, xin ý kiến chỉ đạo của tỉnh chuyển đổi sang hình thức khác cho phù hợp để đảm bảo người dân vẫn có thu nhập trên chính diện tích đó" - ông Tuấn nói.