CTTĐT - Sáng 25/10/2017, đồng chí Dương Văn Tiến – Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã kiểm tra tình hình thực hiện Đề án sắp xếp quy mô, mạng lưới trường lớp giai đoạn 2016 – 2020 tại huyện Lục Yên.
Đồng chí Dương Văn Tiến - Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại buổi làm việc
Theo báo cáo của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Lục Yên, trước khi thực hiện Đề án sắp xếp quy mô, mạng lưới trường lớp, huyện Lục Yên có 79 trường mầm non, phổ thông, có 824 nhóm lớp và trên 22 nghìn học sinh; 90 điểm trường. Sau sắp xếp, năm học 2017 – 2018, huyện Lục Yên có 50 cơ sở giáo dục công lập với 802 nhóm lớp, trên 23 nghìn học sinh.
Thực hiện triển khai Đề án sắp xếp quy mô, mạng lưới trường, lớp học giai đoạn 2016 -2020, huyện sẽ xóa 58 điểm trường; trong đó, năm học 2017 – 2018, huyện xóa 31 điểm trường lẻ gồm 9 điểm trường Mầm non và 22 điểm trường Tiểu học. So với kế hoạch tăng 2 điểm trường do xóa điểm trường cấp Mầm non và Tiểu học Bản Hốc thuộc Trường TH&THCS Phan Thanh trước lộ trình. Tuy nhiên hiện nay, tại điểm trường Bắc Sơn đang gặp khó khăn trong quá trình thực hiện Đề án do phụ huynh học sinh phải đưa đón con nhiều lần trong ngày nên mất thời gian của một số lao động chính.
Tại buổi làm việc, đồng chí Dương Văn Tiến – Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã nhấn mạnh: Đề án sắp xếp quy mô, mạng lưới trường lớp là một Đề án quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt việc sắp xếp học sinh từ điểm trường lẻ về điểm trường chính nhằm giúp học sinh nâng cao chất lượng học tập, được giao lưu với bạn bè, thầy cô. Đặc biệt, trong quá trình thực hiện Đề án, tỉnh thực hiện rất thận trọng, vừa làm vừa rút kinh nghiệm và điều chỉnh những nội dung chưa phù. Đối với xã Mai Sơn là xã vùng thấp, gần huyện, giao thông tương đối thuận lợi, đối với những học sinh được hưởng theo chế độ của Nhà nước đã được quan tâm.
Đồng chí yêu cầu việc đưa điểm trường lẻ về điểm trường chính cần phải được tiếp tục triển khai; phụ huynh học sinh cần phải chia sẻ với nhà trường để tiếp tục triển khai thực hiện Đề án đạt kết quả tốt nhất. Các ngành, các cấp cần tuyên truyền đến người dân chủ trương của Đảng và Nhà nước; tuyên truyền về kết quả thực hiện Đề án của tỉnh. Đồng chí cũng đề nghị huyện Lục Yên cần nghiên cứu, phân loại điều kiện từng học sinh và có giải pháp hỗ trợ học sinh trong việc bố trí chỗ ăn, nghỉ cho học sinh bán trú, đưa đón học sinh gia đình có hoàn cảnh khó khăn; triển khai phong trào tương thân tương ái, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong các cơ sở trường học. Các thầy cô giáo bố trí trông học sinh buổi trưa và không thu tiền.
Phòng Giáo dục và Tài chính lên phương án bảo vệ cơ sở vật chất, sử dụng cơ sở vật chất, không để bỏ không, lãng phí các điểm trường lẻ.
621 lượt xem
Lan Hương
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sáng 25/10/2017, đồng chí Dương Văn Tiến – Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã kiểm tra tình hình thực hiện Đề án sắp xếp quy mô, mạng lưới trường lớp giai đoạn 2016 – 2020 tại huyện Lục Yên.Theo báo cáo của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Lục Yên, trước khi thực hiện Đề án sắp xếp quy mô, mạng lưới trường lớp, huyện Lục Yên có 79 trường mầm non, phổ thông, có 824 nhóm lớp và trên 22 nghìn học sinh; 90 điểm trường. Sau sắp xếp, năm học 2017 – 2018, huyện Lục Yên có 50 cơ sở giáo dục công lập với 802 nhóm lớp, trên 23 nghìn học sinh.
Thực hiện triển khai Đề án sắp xếp quy mô, mạng lưới trường, lớp học giai đoạn 2016 -2020, huyện sẽ xóa 58 điểm trường; trong đó, năm học 2017 – 2018, huyện xóa 31 điểm trường lẻ gồm 9 điểm trường Mầm non và 22 điểm trường Tiểu học. So với kế hoạch tăng 2 điểm trường do xóa điểm trường cấp Mầm non và Tiểu học Bản Hốc thuộc Trường TH&THCS Phan Thanh trước lộ trình. Tuy nhiên hiện nay, tại điểm trường Bắc Sơn đang gặp khó khăn trong quá trình thực hiện Đề án do phụ huynh học sinh phải đưa đón con nhiều lần trong ngày nên mất thời gian của một số lao động chính.
Tại buổi làm việc, đồng chí Dương Văn Tiến – Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã nhấn mạnh: Đề án sắp xếp quy mô, mạng lưới trường lớp là một Đề án quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt việc sắp xếp học sinh từ điểm trường lẻ về điểm trường chính nhằm giúp học sinh nâng cao chất lượng học tập, được giao lưu với bạn bè, thầy cô. Đặc biệt, trong quá trình thực hiện Đề án, tỉnh thực hiện rất thận trọng, vừa làm vừa rút kinh nghiệm và điều chỉnh những nội dung chưa phù. Đối với xã Mai Sơn là xã vùng thấp, gần huyện, giao thông tương đối thuận lợi, đối với những học sinh được hưởng theo chế độ của Nhà nước đã được quan tâm.
Đồng chí yêu cầu việc đưa điểm trường lẻ về điểm trường chính cần phải được tiếp tục triển khai; phụ huynh học sinh cần phải chia sẻ với nhà trường để tiếp tục triển khai thực hiện Đề án đạt kết quả tốt nhất. Các ngành, các cấp cần tuyên truyền đến người dân chủ trương của Đảng và Nhà nước; tuyên truyền về kết quả thực hiện Đề án của tỉnh. Đồng chí cũng đề nghị huyện Lục Yên cần nghiên cứu, phân loại điều kiện từng học sinh và có giải pháp hỗ trợ học sinh trong việc bố trí chỗ ăn, nghỉ cho học sinh bán trú, đưa đón học sinh gia đình có hoàn cảnh khó khăn; triển khai phong trào tương thân tương ái, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong các cơ sở trường học. Các thầy cô giáo bố trí trông học sinh buổi trưa và không thu tiền.
Phòng Giáo dục và Tài chính lên phương án bảo vệ cơ sở vật chất, sử dụng cơ sở vật chất, không để bỏ không, lãng phí các điểm trường lẻ.