Thời gian qua, các cơ quan chức năng đã có nhiều giải pháp thực hiện quản lý, triển khai sử dụng hiệu quả Quỹ Bảo trì đường bộ (BTĐB) khi tập trung sửa chữa, bảo dưỡng các tuyến đường bộ, kéo dài thời gian khai thác công trình đường bộ trên địa bàn tỉnh.
Ngành giao thông - vận tải sửa chữa mặt đường quốc lộ 32, đoạn qua thị xã Nghĩa Lộ.
Yên Bái là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, hạ tầng giao thông chưa đồng bộ, đặc biệt những năm gần đây, tình trạng xe quá tải diễn biến phức tạp, thiên tai, mưa lũ khiến nhiều tuyến đường, cầu cống bị hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng, gây mất an toàn cho người, phương tiện khi tham gia giao thông. Trước tình hình trên, ngành giao thông vận tải (GTVT) đã báo cáo UBND tỉnh sử dụng kinh phí từ Quỹ BTĐB, kịp thời sửa chữa, nâng cấp các tuyến đường bộ.
Theo đó, từ đầu năm đến nay, từ nguồn kinh phí thuộc Quỹ BTĐB trung ương, ngành GTVT đã triển khai sơn, sửa cầu Yên Bái; sửa chữa hư hỏng nền, mặt đường từ Km 271 đến Km 280+800, quốc lộ 37 đoạn qua trung tâm thành phố Yên Bái (đạt 63% khối lượng), Km 191+300 đến Km 193+500, quốc lộ 32 đoạn qua trung tâm huyện Văn Chấn; Km 198 đến Km 200 và Km 200+100 đến Km 200+450, quốc lộ 32 đoạn qua thị xã Nghĩa Lộ với tổng nguồn vốn giao trên 25 tỷ đồng. Bên cạnh đó, trong bối cảnh một số tuyến đường bị hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng do thiên tai và hoạt động của xe quá tải, ngành GTVT đã báo cáo UBND tỉnh sử dụng kinh phí từ Quỹ BTĐB địa phương triển khai sửa chữa 20 km tỉnh lộ 174 (Văn Chấn - Trạm Tấu) và cải tạo, sửa chữa cục bộ nền đường tỉnh lộ 169 (Cẩm Ân - Mông Sơn).
Được biết, trong 9 tháng năm 2017, Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới, Sở GTVT (đơn vị được giao thu trực tiếp theo đầu phương tiện khi tiến hành kiểm tra định kỳ về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ) đã thu trên 25,6 tỷ đồng phí BTĐB từ 8.958 phương tiện. Tất cả nguồn thu trên chuyển về Quỹ BTĐB trung ương. Sau đó, trên cơ sở đánh giá nhu cầu thực tiễn, Quỹ sẽ phân bổ kinh phí cho các địa phương thực hiện nâng cấp, sửa chữa các tuyến đường bộ.
Theo thống kê của ngành GTVT, trong 5 năm (2013 – 2017), từ nguồn kinh phí Quỹ BTĐB, ngành đã thực hiện sửa chữa, kiểm tra, kiểm định 25 cầu; sửa chữa cục bộ 32.225 m2 mặt đường, sửa chữa toàn mặt 134,428 km mặt đường tại các quốc lộ 37, 32, 32C. Ngoài ra, ngành đã thực hiện sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng hàng trăm ki-lô-mét tại các tuyến tỉnh lộ, đường huyện và hệ thống đường giao thông nông thôn. Ông Nguyễn Trọng Tiến – Trưởng phòng Quản lý kết cấu hạ tầng giao thông, Sở GTVT cho biết: "Công tác BTĐB cơ bản đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, tập trung giải quyết kịp thời những đoạn đường hư hỏng, xuống cấp, nâng cao hiệu quả khai thác, bảo đảm an toàn cho người và phương tiện khi tham gia giao thông”.
Có thể nói, sau khi Quỹ BTĐB tỉnh Yên Bái được thành lập và đi vào hoạt động, công tác BTĐB trên địa bàn tỉnh được quan tâm, chú trọng, bộ mặt giao thông trong tỉnh có sự thay đổi đáng kể. Hiệu quả của công tác bảo trì đã tiết kiệm chi phí xã hội rất lớn, nâng cao tốc độ, rút ngắn thời gian hành trình, giảm giá thành vận tải và chi phí đi lại, nâng cao chất lượng của hệ thống giao thông đường bộ và khả năng tiếp cận thị trường, các dịch vụ xã hội, tăng khả năng an toàn, giảm bớt ách tắc và tai nạn giao thông, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Đặc biệt, qua kiểm toán và thanh tra hoạt động thu, chi Quỹ BTĐB trên địa bàn tỉnh của các cơ quan chức năng cho thấy, Quỹ hoạt động có hiệu quả, đúng quy định hiện hành.
1132 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Thời gian qua, các cơ quan chức năng đã có nhiều giải pháp thực hiện quản lý, triển khai sử dụng hiệu quả Quỹ Bảo trì đường bộ (BTĐB) khi tập trung sửa chữa, bảo dưỡng các tuyến đường bộ, kéo dài thời gian khai thác công trình đường bộ trên địa bàn tỉnh. Yên Bái là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, hạ tầng giao thông chưa đồng bộ, đặc biệt những năm gần đây, tình trạng xe quá tải diễn biến phức tạp, thiên tai, mưa lũ khiến nhiều tuyến đường, cầu cống bị hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng, gây mất an toàn cho người, phương tiện khi tham gia giao thông. Trước tình hình trên, ngành giao thông vận tải (GTVT) đã báo cáo UBND tỉnh sử dụng kinh phí từ Quỹ BTĐB, kịp thời sửa chữa, nâng cấp các tuyến đường bộ.
Theo đó, từ đầu năm đến nay, từ nguồn kinh phí thuộc Quỹ BTĐB trung ương, ngành GTVT đã triển khai sơn, sửa cầu Yên Bái; sửa chữa hư hỏng nền, mặt đường từ Km 271 đến Km 280+800, quốc lộ 37 đoạn qua trung tâm thành phố Yên Bái (đạt 63% khối lượng), Km 191+300 đến Km 193+500, quốc lộ 32 đoạn qua trung tâm huyện Văn Chấn; Km 198 đến Km 200 và Km 200+100 đến Km 200+450, quốc lộ 32 đoạn qua thị xã Nghĩa Lộ với tổng nguồn vốn giao trên 25 tỷ đồng. Bên cạnh đó, trong bối cảnh một số tuyến đường bị hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng do thiên tai và hoạt động của xe quá tải, ngành GTVT đã báo cáo UBND tỉnh sử dụng kinh phí từ Quỹ BTĐB địa phương triển khai sửa chữa 20 km tỉnh lộ 174 (Văn Chấn - Trạm Tấu) và cải tạo, sửa chữa cục bộ nền đường tỉnh lộ 169 (Cẩm Ân - Mông Sơn).
Được biết, trong 9 tháng năm 2017, Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới, Sở GTVT (đơn vị được giao thu trực tiếp theo đầu phương tiện khi tiến hành kiểm tra định kỳ về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ) đã thu trên 25,6 tỷ đồng phí BTĐB từ 8.958 phương tiện. Tất cả nguồn thu trên chuyển về Quỹ BTĐB trung ương. Sau đó, trên cơ sở đánh giá nhu cầu thực tiễn, Quỹ sẽ phân bổ kinh phí cho các địa phương thực hiện nâng cấp, sửa chữa các tuyến đường bộ.
Theo thống kê của ngành GTVT, trong 5 năm (2013 – 2017), từ nguồn kinh phí Quỹ BTĐB, ngành đã thực hiện sửa chữa, kiểm tra, kiểm định 25 cầu; sửa chữa cục bộ 32.225 m2 mặt đường, sửa chữa toàn mặt 134,428 km mặt đường tại các quốc lộ 37, 32, 32C. Ngoài ra, ngành đã thực hiện sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng hàng trăm ki-lô-mét tại các tuyến tỉnh lộ, đường huyện và hệ thống đường giao thông nông thôn. Ông Nguyễn Trọng Tiến – Trưởng phòng Quản lý kết cấu hạ tầng giao thông, Sở GTVT cho biết: "Công tác BTĐB cơ bản đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, tập trung giải quyết kịp thời những đoạn đường hư hỏng, xuống cấp, nâng cao hiệu quả khai thác, bảo đảm an toàn cho người và phương tiện khi tham gia giao thông”.
Có thể nói, sau khi Quỹ BTĐB tỉnh Yên Bái được thành lập và đi vào hoạt động, công tác BTĐB trên địa bàn tỉnh được quan tâm, chú trọng, bộ mặt giao thông trong tỉnh có sự thay đổi đáng kể. Hiệu quả của công tác bảo trì đã tiết kiệm chi phí xã hội rất lớn, nâng cao tốc độ, rút ngắn thời gian hành trình, giảm giá thành vận tải và chi phí đi lại, nâng cao chất lượng của hệ thống giao thông đường bộ và khả năng tiếp cận thị trường, các dịch vụ xã hội, tăng khả năng an toàn, giảm bớt ách tắc và tai nạn giao thông, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Đặc biệt, qua kiểm toán và thanh tra hoạt động thu, chi Quỹ BTĐB trên địa bàn tỉnh của các cơ quan chức năng cho thấy, Quỹ hoạt động có hiệu quả, đúng quy định hiện hành.