Ngành giao thông vận tải đã huy động nhân lực, phương tiện tổ chức rà soát, đánh giá thiệt hại đồng thời triển khai các phương án khắc phục sửa chữa, bảo đảm thông đường trong đợt mưa lũ xảy ra từ ngày 9 đến 13/10.
Ngành giao thông - vận tải tỉnh Yên Bái huy động máy móc khắc phục tình trạng sạt lở tại tỉnh lộ 174.
Cụ thể, các tuyến quốc lộ sạt 65 vị trí ta-luy dương với khối lượng 38.000 m3, lún võng mặt đường 3 vị trí với diện tích 700 m2, hư hỏng 100 m kè rọ thép; các tuyến đường tỉnh sạt 119 vị trí ta-luy dương với khối lượng 172.000 m3, 19 vị trí ta-luy âm với chiều dài 400 m, hư hỏng 5.800 m2 mặt đường, 2.000 m hộ lan lượn sóng và 2 nhịp cầu, 1 trụ cầu ngòi Thia (cũ).
Đặc biệt, trên 2 tuyến tỉnh lộ 174 (Văn Chấn - Trạm Tấu), 164 (An Bình - Lâm Giang) sạt lở ta-luy dương, ta-luy âm với khối lượng hàng chục nghìn mét khối gây chia cắt cục bộ các phương tiện giao thông trên tuyến đường này trong nhiều ngày. Ngoài ra, tại các đường huyện, xã cũng bị sạt lở, hư hỏng với khối lượng hàng nghìn mét khối. Tổng thiệt hại của hệ thống đường giao thông trên địa bàn toàn tỉnh do mưa lũ lên tới 97,8 tỷ đồng.
Ngay sau khi thiên tai xảy ra, Sở Giao thông Vận tải đã khẩn trương triển khai công tác khắc phục hậu quả, huy động tối đa nhân lực, máy móc nhằm khẩn trương thông tuyến trong thời gian sớm nhất. Theo đó, đối với cầu ngòi Thia (cũ) bị sập, ngành chỉ đạo lực lượng thanh tra giao thông, đơn vị quản lý đường bộ thực hiện ngay các biện pháp cảnh báo, cấm cầu, hướng dẫn giao thông, phân luồng bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người, phương tiện tham gia giao thông.
Đối với các vị trí sạt lở, tắc đường trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, ngành đã chỉ đạo các đơn vị thi công huy động tối đa máy móc, hót sụt ta-luy dương… Cụ thể, trên tuyến tỉnh lộ 174, huy động 16 máy xúc, 13 ô tô, 1 máy ủi, 90 nhân công; trên quốc lộ 32 huy động 6 máy xúc, 7 ô tô, 30 nhân công; trên tỉnh lộ 175B huy động 2 máy xúc, 2 ô tô, 10 nhân công; trên tỉnh lộ 164 huy động 10 máy xúc, 3 máy ủi, 12 ô tô… thực hiện thi công liên tục 24/24 giờ. Nhờ vậy, chỉ sau một thời gian ngắn, 20 vị trí tắc đường trên các tuyến quốc lộ 32, 37 và 81 vị trí trên tuyến các tỉnh lộ đã thông xe trở lại.
Đặc biệt, trên tỉnh lộ 174, nơi có 62 vị trí tắc đường do sạt ta-luy dương, ta-luy âm, đến 13 giờ 30 phút, ngày 13/10, ngành giao thông đã thông đường tạm thời đối với các phương tiện thô sơ, xe ô tô nhỏ có trọng lượng dưới 8 tấn, phục vụ kịp thời công tác chỉ đạo, kiểm tra và cứu trợ của các đồng chí lãnh đạo trung ương, tỉnh đối với huyện Trạm Tấu.
Ngoài ra, đến 17 giờ 20 phút, ngày 12/10, ngành giao thông đã thông toàn bộ tuyến tỉnh lộ 164 và đến 3 giờ 50 phút sáng 13/10 thông tuyến đường sắt số 1.
Ông Đỗ Văn Dự - Giám đốc Sở Giao thông - Vận tải cho biết: "Mặc dù gặp nhiều khó khăn do thời tiết diễn biến phức tạp, mưa kéo dài nhưng với quyết tâm thông đường trong thời gian sớm nhất, đặc biệt là tại những tuyến đường độc đạo bị chia cắt, ngành huy động tối đa máy móc, thực hiện thi công liên tục 24/24 giờ. Nhờ vậy, đến ngày 23/10, ngành đã thực hiện hót sụt đất đá được khoảng 140.000/210.000 m3/184 vị trí; xếp kè rọ thép tại những vị trí nguy hiểm, công trình giao thông nguy cơ hư hỏng như cầu suối Đôi II, quốc lộ 32, tỉnh lộ 174. Đến nay, các tuyến đường trên địa bàn tỉnh đều đã được thông xe bước 1, bảo đảm cho các phương tiện lưu thông”.
Thời gian tới, ngành giao thông tiếp tục chỉ đạo các đơn vị phối hợp hót toàn bộ đất sạt hoàn trả lại nền đường và rãnh thoát nước tại các vị trí sạt lở ta-luy dương; triển khai kè rọ thép hoặc kè bê tông để không xói lở nền đường tại vị trí sạt lở ta-luy âm; gia cố bảo đảm ổn định công trình tại các công trình thoát nước; thi công hoàn trả lại hộ lan mềm bị hư hỏng; tiếp tục phối hợp với ngành đường sắt thông tuyến đối với đường sắt số 2, số 3; phối hợp với chính quyền địa phương có biện pháp theo dõi, cảnh báo và sẵn sàng xử lý các vị trí có nguy cơ sạt lở, nhất là đoạn từ Km 8+300, Km 8+430, tỉnh lộ 164 (hiện đang xuất hiện 2 vết nứt lớn trên mái ta-luy dương).
Bên cạnh đó, ngành phối hợp với đoàn công tác của các ban, ngành trung ương đến khảo sát, kiểm tra, đánh giá công trình giao thông bị hư hỏng do ảnh hưởng của mưa bão trên địa bàn để có phương án, giải pháp khắc phục đối với cầu ngòi Thia.
1631 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Ngành giao thông vận tải đã huy động nhân lực, phương tiện tổ chức rà soát, đánh giá thiệt hại đồng thời triển khai các phương án khắc phục sửa chữa, bảo đảm thông đường trong đợt mưa lũ xảy ra từ ngày 9 đến 13/10.Cụ thể, các tuyến quốc lộ sạt 65 vị trí ta-luy dương với khối lượng 38.000 m3, lún võng mặt đường 3 vị trí với diện tích 700 m2, hư hỏng 100 m kè rọ thép; các tuyến đường tỉnh sạt 119 vị trí ta-luy dương với khối lượng 172.000 m3, 19 vị trí ta-luy âm với chiều dài 400 m, hư hỏng 5.800 m2 mặt đường, 2.000 m hộ lan lượn sóng và 2 nhịp cầu, 1 trụ cầu ngòi Thia (cũ).
Đặc biệt, trên 2 tuyến tỉnh lộ 174 (Văn Chấn - Trạm Tấu), 164 (An Bình - Lâm Giang) sạt lở ta-luy dương, ta-luy âm với khối lượng hàng chục nghìn mét khối gây chia cắt cục bộ các phương tiện giao thông trên tuyến đường này trong nhiều ngày. Ngoài ra, tại các đường huyện, xã cũng bị sạt lở, hư hỏng với khối lượng hàng nghìn mét khối. Tổng thiệt hại của hệ thống đường giao thông trên địa bàn toàn tỉnh do mưa lũ lên tới 97,8 tỷ đồng.
Ngay sau khi thiên tai xảy ra, Sở Giao thông Vận tải đã khẩn trương triển khai công tác khắc phục hậu quả, huy động tối đa nhân lực, máy móc nhằm khẩn trương thông tuyến trong thời gian sớm nhất. Theo đó, đối với cầu ngòi Thia (cũ) bị sập, ngành chỉ đạo lực lượng thanh tra giao thông, đơn vị quản lý đường bộ thực hiện ngay các biện pháp cảnh báo, cấm cầu, hướng dẫn giao thông, phân luồng bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người, phương tiện tham gia giao thông.
Đối với các vị trí sạt lở, tắc đường trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, ngành đã chỉ đạo các đơn vị thi công huy động tối đa máy móc, hót sụt ta-luy dương… Cụ thể, trên tuyến tỉnh lộ 174, huy động 16 máy xúc, 13 ô tô, 1 máy ủi, 90 nhân công; trên quốc lộ 32 huy động 6 máy xúc, 7 ô tô, 30 nhân công; trên tỉnh lộ 175B huy động 2 máy xúc, 2 ô tô, 10 nhân công; trên tỉnh lộ 164 huy động 10 máy xúc, 3 máy ủi, 12 ô tô… thực hiện thi công liên tục 24/24 giờ. Nhờ vậy, chỉ sau một thời gian ngắn, 20 vị trí tắc đường trên các tuyến quốc lộ 32, 37 và 81 vị trí trên tuyến các tỉnh lộ đã thông xe trở lại.
Đặc biệt, trên tỉnh lộ 174, nơi có 62 vị trí tắc đường do sạt ta-luy dương, ta-luy âm, đến 13 giờ 30 phút, ngày 13/10, ngành giao thông đã thông đường tạm thời đối với các phương tiện thô sơ, xe ô tô nhỏ có trọng lượng dưới 8 tấn, phục vụ kịp thời công tác chỉ đạo, kiểm tra và cứu trợ của các đồng chí lãnh đạo trung ương, tỉnh đối với huyện Trạm Tấu.
Ngoài ra, đến 17 giờ 20 phút, ngày 12/10, ngành giao thông đã thông toàn bộ tuyến tỉnh lộ 164 và đến 3 giờ 50 phút sáng 13/10 thông tuyến đường sắt số 1.
Ông Đỗ Văn Dự - Giám đốc Sở Giao thông - Vận tải cho biết: "Mặc dù gặp nhiều khó khăn do thời tiết diễn biến phức tạp, mưa kéo dài nhưng với quyết tâm thông đường trong thời gian sớm nhất, đặc biệt là tại những tuyến đường độc đạo bị chia cắt, ngành huy động tối đa máy móc, thực hiện thi công liên tục 24/24 giờ. Nhờ vậy, đến ngày 23/10, ngành đã thực hiện hót sụt đất đá được khoảng 140.000/210.000 m3/184 vị trí; xếp kè rọ thép tại những vị trí nguy hiểm, công trình giao thông nguy cơ hư hỏng như cầu suối Đôi II, quốc lộ 32, tỉnh lộ 174. Đến nay, các tuyến đường trên địa bàn tỉnh đều đã được thông xe bước 1, bảo đảm cho các phương tiện lưu thông”.
Thời gian tới, ngành giao thông tiếp tục chỉ đạo các đơn vị phối hợp hót toàn bộ đất sạt hoàn trả lại nền đường và rãnh thoát nước tại các vị trí sạt lở ta-luy dương; triển khai kè rọ thép hoặc kè bê tông để không xói lở nền đường tại vị trí sạt lở ta-luy âm; gia cố bảo đảm ổn định công trình tại các công trình thoát nước; thi công hoàn trả lại hộ lan mềm bị hư hỏng; tiếp tục phối hợp với ngành đường sắt thông tuyến đối với đường sắt số 2, số 3; phối hợp với chính quyền địa phương có biện pháp theo dõi, cảnh báo và sẵn sàng xử lý các vị trí có nguy cơ sạt lở, nhất là đoạn từ Km 8+300, Km 8+430, tỉnh lộ 164 (hiện đang xuất hiện 2 vết nứt lớn trên mái ta-luy dương).
Bên cạnh đó, ngành phối hợp với đoàn công tác của các ban, ngành trung ương đến khảo sát, kiểm tra, đánh giá công trình giao thông bị hư hỏng do ảnh hưởng của mưa bão trên địa bàn để có phương án, giải pháp khắc phục đối với cầu ngòi Thia.