Sau khi hoàn thành việc kiện toàn và sắp xếp lại các thôn, bản, xã Lương Thịnh, huyện Trấn Yên chỉ còn 14 thôn, giảm 4 thôn so với trước. Quá trình sắp xếp, sáp nhập có sự vào cuộc tích cực, chủ động của cả hệ thống chính trị ở cơ sở, sự đồng thuận cao trong nhân dân.
Việc sắp xếp thôn, bản ở Lương Thịnh nhận được sự đồng thuận cao của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Thực hiện Quyết định số 40 ngày 12/1/2018 của UBND tỉnh Yên Bái về việc kiện toàn, sắp xếp lại các thôn, bản trên địa bàn huyện Trấn Yên, trong đó có xã Lương Thịnh, UBND xã đã tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt gồm cán bộ, công chức, bí thư chi bộ, trưởng thôn để tuyên truyền chủ trương của tỉnh, của huyện về sắp xếp, sáp nhập các thôn, bản trên địa bàn.
Đảng ủy phân công các đồng chí trong Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ xã phụ trách thôn phối hợp với trưởng thôn, trưởng ban công tác mặt trận thôn tổ chức tuyên truyền việc thực hiện sắp xếp, sáp nhập thôn, bản; chỉ đạo xây dựng đề án sắp xếp và phân loại các thôn, bản trên cơ sở tôn trọng ý kiến tham gia đóng góp của nhân dân.
Theo Bí thư Đảng ủy xã Lương Thịnh - Đinh Khắc Huyên, việc thực hiện sắp xếp thôn, bản là cần thiết, có ý nghĩa to lớn trong việc hoàn thiện và củng cố hệ thống chính trị tại cơ sở, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh tại địa phương. Trước khi thực hiện sắp xếp, toàn xã có 18 thôn, trong đó có 8 thôn có trên 100 hộ dân; 10 thôn có dưới 100 hộ dân nhưng có 5 thôn ở cách biệt nhau, giao thông đi lại khó khăn, một phần do phong tục tập quán nên không thể sáp nhập lại được. Sau khi thực hiện sắp xếp, toàn xã có 14 thôn, giảm 4 thôn so với trước.
Trong đó, giữ nguyên 10 thôn và thành lập mới 4 thôn gồm: thôn Khe Lụa với quy mô là 187 hộ trên cơ sở sáp nhập 47 hộ thôn Đồng Bằng 3 và 140 hộ thôn Khe Lụa; thôn Lương Môn có quy mô 130 hộ trên cơ sở sáp nhập 45 hộ thôn Đá Trắng và 85 hộ thôn Lương Môn; thôn Liên Thịnh được thành lập mới với quy mô 198 hộ trên cơ sở sáp nhập 121 hộ thôn Khe Vải và 77 hộ thôn Lương Thịnh; thôn Lương Thiện với 233 hộ trên cơ sở sáp nhập 142 hộ thôn Lương Thiện và 81 hộ thôn Đoàn Kết.
Ngay sau khi các thôn được thành lập mới, Ban Chấp hành Đảng bộ xã đã ra quyết nghị giải thể các chi bộ thôn không còn phù hợp về tổ chức; đồng thời, kiện toàn lại cấp ủy chi bộ theo hướng tinh gọn. Ban hành nghị quyết, quyết định thành lập các chi bộ mới, chỉ định chi ủy và chức danh lãnh đạo của chi bộ đối với các thôn thành lập mới.
Sau sáp nhập, Đảng bộ xã còn 18 chi bộ, giảm 4 chi bộ so với trước; trong đó, có 4 chi bộ cơ quan và 14 chi bộ thôn, bản. Về nhân sự sau sáp nhập, có 1 đồng chí bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn, 1 đồng chí trưởng ban công tác mặt trận là phó bí thư chi bộ; còn lại bố trí bí thư chi bộ kiêm trưởng ban công tác mặt trận, phó bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn. Đây là cách làm hiệu quả, đúng với tinh thần tinh giảm cán bộ, giảm chi phí hoạt động và nâng cao hiệu quả đầu tư cơ sở vật chất.
Ông Triệu Tài Thắng – Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Khe Lụa cho biết: "Việc sáp nhập thôn là chủ trương đúng đắn, được nhân dân đồng tình ủng hộ, phù hợp với quy hoạch nông thôn mới của xã, tạo quy mô thôn lớn hơn và phát huy tốt hơn nội lực của nhân dân trong xây dựng cơ sở hạ tầng, làm đường giao thông. Mặc dù trước khi sắp xếp, nhiều hộ dân đã bày tỏ sự lo lắng sau khi sáp nhập thì thôn rộng, cơ sở vật chất, cụ thể là nhà văn hóa thôn không đáp ứng đủ nhu cầu sinh hoạt cộng đồng, dẫn đến tình trạng vừa thừa lại vừa thiếu nhưng nhờ sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, công tác tuyên truyền được thực hiện tốt nên đã tạo sự đồng thuận trong nhân dân. Bản thân tôi kiêm nhiệm 2 chức danh Bí thư Chi bộ và Trưởng thôn sẽ có nhiều thuận lợi trong việc lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở thôn, giảm sự đùn đẩy trách nhiệm, hiệu quả công việc nâng lên rõ rệt”.
Việc sắp xếp các thôn, bản ở Lương Thịnh bước đầu đã mang lại hiệu quả, nhận được sự đồng thuận cao trong nhân dân. Tuy nhiên, sau sáp nhập một số thủ tục hành chính của người dân cũng phải thay đổi theo như: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thẻ bảo hiểm y tế, sổ hộ khẩu… nên UBND xã đề nghị huyện Trấn Yên sớm có hướng dẫn cụ thể, tạo điều kiện cho người dân thay đổi một cách nhanh nhất, phù hợp với đặc điểm và điều kiện đặc thù của từng địa bàn dân cư.
1637 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Sau khi hoàn thành việc kiện toàn và sắp xếp lại các thôn, bản, xã Lương Thịnh, huyện Trấn Yên chỉ còn 14 thôn, giảm 4 thôn so với trước. Quá trình sắp xếp, sáp nhập có sự vào cuộc tích cực, chủ động của cả hệ thống chính trị ở cơ sở, sự đồng thuận cao trong nhân dân.Thực hiện Quyết định số 40 ngày 12/1/2018 của UBND tỉnh Yên Bái về việc kiện toàn, sắp xếp lại các thôn, bản trên địa bàn huyện Trấn Yên, trong đó có xã Lương Thịnh, UBND xã đã tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt gồm cán bộ, công chức, bí thư chi bộ, trưởng thôn để tuyên truyền chủ trương của tỉnh, của huyện về sắp xếp, sáp nhập các thôn, bản trên địa bàn.
Đảng ủy phân công các đồng chí trong Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ xã phụ trách thôn phối hợp với trưởng thôn, trưởng ban công tác mặt trận thôn tổ chức tuyên truyền việc thực hiện sắp xếp, sáp nhập thôn, bản; chỉ đạo xây dựng đề án sắp xếp và phân loại các thôn, bản trên cơ sở tôn trọng ý kiến tham gia đóng góp của nhân dân.
Theo Bí thư Đảng ủy xã Lương Thịnh - Đinh Khắc Huyên, việc thực hiện sắp xếp thôn, bản là cần thiết, có ý nghĩa to lớn trong việc hoàn thiện và củng cố hệ thống chính trị tại cơ sở, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh tại địa phương. Trước khi thực hiện sắp xếp, toàn xã có 18 thôn, trong đó có 8 thôn có trên 100 hộ dân; 10 thôn có dưới 100 hộ dân nhưng có 5 thôn ở cách biệt nhau, giao thông đi lại khó khăn, một phần do phong tục tập quán nên không thể sáp nhập lại được. Sau khi thực hiện sắp xếp, toàn xã có 14 thôn, giảm 4 thôn so với trước.
Trong đó, giữ nguyên 10 thôn và thành lập mới 4 thôn gồm: thôn Khe Lụa với quy mô là 187 hộ trên cơ sở sáp nhập 47 hộ thôn Đồng Bằng 3 và 140 hộ thôn Khe Lụa; thôn Lương Môn có quy mô 130 hộ trên cơ sở sáp nhập 45 hộ thôn Đá Trắng và 85 hộ thôn Lương Môn; thôn Liên Thịnh được thành lập mới với quy mô 198 hộ trên cơ sở sáp nhập 121 hộ thôn Khe Vải và 77 hộ thôn Lương Thịnh; thôn Lương Thiện với 233 hộ trên cơ sở sáp nhập 142 hộ thôn Lương Thiện và 81 hộ thôn Đoàn Kết.
Ngay sau khi các thôn được thành lập mới, Ban Chấp hành Đảng bộ xã đã ra quyết nghị giải thể các chi bộ thôn không còn phù hợp về tổ chức; đồng thời, kiện toàn lại cấp ủy chi bộ theo hướng tinh gọn. Ban hành nghị quyết, quyết định thành lập các chi bộ mới, chỉ định chi ủy và chức danh lãnh đạo của chi bộ đối với các thôn thành lập mới.
Sau sáp nhập, Đảng bộ xã còn 18 chi bộ, giảm 4 chi bộ so với trước; trong đó, có 4 chi bộ cơ quan và 14 chi bộ thôn, bản. Về nhân sự sau sáp nhập, có 1 đồng chí bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn, 1 đồng chí trưởng ban công tác mặt trận là phó bí thư chi bộ; còn lại bố trí bí thư chi bộ kiêm trưởng ban công tác mặt trận, phó bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn. Đây là cách làm hiệu quả, đúng với tinh thần tinh giảm cán bộ, giảm chi phí hoạt động và nâng cao hiệu quả đầu tư cơ sở vật chất.
Ông Triệu Tài Thắng – Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Khe Lụa cho biết: "Việc sáp nhập thôn là chủ trương đúng đắn, được nhân dân đồng tình ủng hộ, phù hợp với quy hoạch nông thôn mới của xã, tạo quy mô thôn lớn hơn và phát huy tốt hơn nội lực của nhân dân trong xây dựng cơ sở hạ tầng, làm đường giao thông. Mặc dù trước khi sắp xếp, nhiều hộ dân đã bày tỏ sự lo lắng sau khi sáp nhập thì thôn rộng, cơ sở vật chất, cụ thể là nhà văn hóa thôn không đáp ứng đủ nhu cầu sinh hoạt cộng đồng, dẫn đến tình trạng vừa thừa lại vừa thiếu nhưng nhờ sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, công tác tuyên truyền được thực hiện tốt nên đã tạo sự đồng thuận trong nhân dân. Bản thân tôi kiêm nhiệm 2 chức danh Bí thư Chi bộ và Trưởng thôn sẽ có nhiều thuận lợi trong việc lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở thôn, giảm sự đùn đẩy trách nhiệm, hiệu quả công việc nâng lên rõ rệt”.
Việc sắp xếp các thôn, bản ở Lương Thịnh bước đầu đã mang lại hiệu quả, nhận được sự đồng thuận cao trong nhân dân. Tuy nhiên, sau sáp nhập một số thủ tục hành chính của người dân cũng phải thay đổi theo như: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thẻ bảo hiểm y tế, sổ hộ khẩu… nên UBND xã đề nghị huyện Trấn Yên sớm có hướng dẫn cụ thể, tạo điều kiện cho người dân thay đổi một cách nhanh nhất, phù hợp với đặc điểm và điều kiện đặc thù của từng địa bàn dân cư.