Hiện nay, Kho bạc Nhà nước (KBNN) Yên Bái thực hiện Đề án "Thống nhất đầu mối kiểm soát các khoản chi ngân sách Nhà nước qua hệ thống KBNN”.
Ngày 21/8/2007, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 138/2007/QĐ-TTg về việc phê duyệt chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước (KBNN) đến năm 2020 với mục tiêu: "Xây dựng KBNN hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển ổn định vững chắc trên cơ sở cải cách thể chế, chính sách, hoàn thiện tổ chức bộ máy, gắn với hiện đại hóa công nghệ và phát triển nguồn nhân lực để thực hiện tốt các chức năng: quản lý quỹ ngân sách Nhà nước (NSNN) và các quỹ tài chính Nhà nước; quản lý ngân quỹ và quản lý nợ Chính phủ... nhằm tăng cường năng lực, hiệu quả và tính công khai, minh bạch trong quản lý các nguồn lực tài chính của Nhà nước. Đến năm 2020, các hoạt động KBNN được thực hiện trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại và hình thành kho bạc điện tử”.
Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020 cũng đã xác định mục tiêu cụ thể cho từng lĩnh vực, trong đó đối với công tác kiểm soát các chi NSNN là: "Đổi mới công tác quản lý, kiểm soát chi qua KBNN… Thống nhất quy trình và đầu mối kiểm soát các khoản chi của NSNN, bao gồm các khoản chi từ nguồn vốn trong nước, nguồn vốn nước ngoài, các khoản chi NSNN phát sinh ở trong, ngoài nước. Tăng cường cải cách thủ tục hành chính trong công tác kiểm soát chi, bảo đảm đơn giản, rõ ràng, minh bạch về hồ sơ, chứng từ, nội dung kiểm soát, tiến tới thực hiện quy trình kiểm soát chi điện tử”.
Thời gian qua, công tác kiểm soát chi NSNN tại KBNN đang được thực hiện tại 2 phòng (đối với Kho bạc tỉnh) và hai bộ phận nghiệp vụ (tại kho bạc huyện, thị) là: kế toán Nhà nước và kiểm soát chi. Phòng hay bộ phận nghiệp vụ kế toán Nhà nước thực hiện chức năng kiểm soát đối với các khoản chi thường xuyên; phòng hay bộ phận kiểm soát chi thực hiện kiểm soát đối với các khoản chi đầu tư.
Mô hình này tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ KBNN làm công tác kiểm soát chi do chỉ tập trung chuyên sâu nghiên cứu cơ chế chính sách đối với mảng nghiệp vụ theo nhiệm vụ được phân công. Tuy nhiên, chưa thật sự tạo thuận lợi cho các đơn vị sử dụng ngân sách, các chủ đầu tư, ban quản lý dự án trong giao dịch thanh toán với các đơn vị KBNN do phải làm việc với 2 phòng/bộ phận.
Từ thực tế trên, cùng với việc thực hiện lộ trình phát triển chiến lược KBNN đến năm 2020, Tổng Giám đốc KBNN đã ban hành Quyết định số 3219/QĐ-KBNN ngày 10/7/2017 về việc phê duyệt Đề án "Thống nhất đầu mối kiểm soát các khoản chi NSNN qua hệ thống KBNN”, việc triển khai được thực hiện chính thức tại tất cả các đơn vị KBNN trên toàn quốc kể từ ngày 1/10/2017. Việc làm này, thể hiện quyết tâm thực hiện cơ chế "một cửa”, "một cửa liên thông” trong hệ thống KBNN theo hướng "một cửa, một giao dịch viên”.
Nội dung chủ yếu của Đề án là thực hiện thống nhất đầu mối kiểm soát tất cả các khoản chi NSNN qua KBNN. Theo đó, các khoản chi NSNN và các nguồn vốn khác cấp qua KBNN sẽ được giao cho phòng kiểm soát chi thực hiện thay vì 2 phòng thực hiện như trước. Mục tiêu của Đề án nhằm tạo thuận lợi hơn nữa cho các đơn vị sử dụng ngân sách, chủ đầu tư, ban quản lý dự án trong giao dịch chi NSNN với KBNN; cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa hồ sơ, chứng từ kiểm soát chi; tiến tới thực hiện quy trình kiểm soát chi điện tử, rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ, chứng từ chi NSNN.
Để triển khai thực hiện Đề án, căn cứ quy mô hoạt động, KBNN Yên Bái đã chủ động thành lập Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện, phân công nhiệm vụ cho các thành viên; xây dựng kế hoạch và các bước triển khai cụ thể tại từng đơn vị thuộc và trực thuộc; chuẩn bị cơ sở vật chất, bố trí lại sơ đồ vị trí làm việc, xác định phương án nhân sự; tổ chức học tập kinh nghiệm triển khai thí điểm tại KBNN tỉnh Phú Thọ; bố trí cho cán bộ tham gia đầy đủ các buổi tập huấn của KBNN, đẩy mạnh công tác tự đào tạo chéo…
Hiện nay, KBNN Yên Bái thực hiện Đề án "Thống nhất đầu mối kiểm soát các khoản chi NSNN qua hệ thống KBNN”. Việc thống nhất đầu mối kiểm soát chi được triển khai sẽ tạo thuận lợi tối đa và đem lại sự hài lòng cho các đơn vị đến giao dịch tại KBNN.
Ông Lại Hồng Nghiêm - Giám đốc KBNN huyện Văn Chấn cho biết: "Địa bàn huyện Văn Chấn khá rộng, có nhiều cơ quan, đơn vị sử dụng NSNN và số chi NSNN hàng năm rất lớn. Vì vậy, việc đổi mới, nâng cao chất lượng kiểm soát chi đảm bảo yêu cầu đơn giản hóa thủ tục hành chính, tiết kiệm thời gian giao dịch nhưng vẫn tuân thủ đúng nội dung các văn bản quy phạm pháp luật là việc làm rất cần thiết. Mặc dù thời gian đầu triển khai cũng có những bỡ ngỡ do thay đổi quy trình nhưng với sự chỉ đạo chặt chẽ của KBNN tỉnh và ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ nhân viên nên mọi việc đã diễn ra tốt đẹp, sự hài lòng của đội ngũ cán bộ, nhân viên các đơn vị sử dụng ngân sách, các chủ đầu tư, ban quản lý dự án...”.
Được biết, cùng với hệ thống KBNN trên toàn quốc, thời gian qua KBNN Yên Bái tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ, đem lại sự hài lòng của khách hàng nhưng vẫn đảm bảo nguồn NSNN mỗi năm trên 7 nghìn tỷ đồng được quản lý và chi tiêu đúng quy định của pháp luật.
700 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Hiện nay, Kho bạc Nhà nước (KBNN) Yên Bái thực hiện Đề án "Thống nhất đầu mối kiểm soát các khoản chi ngân sách Nhà nước qua hệ thống KBNN”.Ngày 21/8/2007, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 138/2007/QĐ-TTg về việc phê duyệt chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước (KBNN) đến năm 2020 với mục tiêu: "Xây dựng KBNN hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển ổn định vững chắc trên cơ sở cải cách thể chế, chính sách, hoàn thiện tổ chức bộ máy, gắn với hiện đại hóa công nghệ và phát triển nguồn nhân lực để thực hiện tốt các chức năng: quản lý quỹ ngân sách Nhà nước (NSNN) và các quỹ tài chính Nhà nước; quản lý ngân quỹ và quản lý nợ Chính phủ... nhằm tăng cường năng lực, hiệu quả và tính công khai, minh bạch trong quản lý các nguồn lực tài chính của Nhà nước. Đến năm 2020, các hoạt động KBNN được thực hiện trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại và hình thành kho bạc điện tử”.
Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020 cũng đã xác định mục tiêu cụ thể cho từng lĩnh vực, trong đó đối với công tác kiểm soát các chi NSNN là: "Đổi mới công tác quản lý, kiểm soát chi qua KBNN… Thống nhất quy trình và đầu mối kiểm soát các khoản chi của NSNN, bao gồm các khoản chi từ nguồn vốn trong nước, nguồn vốn nước ngoài, các khoản chi NSNN phát sinh ở trong, ngoài nước. Tăng cường cải cách thủ tục hành chính trong công tác kiểm soát chi, bảo đảm đơn giản, rõ ràng, minh bạch về hồ sơ, chứng từ, nội dung kiểm soát, tiến tới thực hiện quy trình kiểm soát chi điện tử”.
Thời gian qua, công tác kiểm soát chi NSNN tại KBNN đang được thực hiện tại 2 phòng (đối với Kho bạc tỉnh) và hai bộ phận nghiệp vụ (tại kho bạc huyện, thị) là: kế toán Nhà nước và kiểm soát chi. Phòng hay bộ phận nghiệp vụ kế toán Nhà nước thực hiện chức năng kiểm soát đối với các khoản chi thường xuyên; phòng hay bộ phận kiểm soát chi thực hiện kiểm soát đối với các khoản chi đầu tư.
Mô hình này tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ KBNN làm công tác kiểm soát chi do chỉ tập trung chuyên sâu nghiên cứu cơ chế chính sách đối với mảng nghiệp vụ theo nhiệm vụ được phân công. Tuy nhiên, chưa thật sự tạo thuận lợi cho các đơn vị sử dụng ngân sách, các chủ đầu tư, ban quản lý dự án trong giao dịch thanh toán với các đơn vị KBNN do phải làm việc với 2 phòng/bộ phận.
Từ thực tế trên, cùng với việc thực hiện lộ trình phát triển chiến lược KBNN đến năm 2020, Tổng Giám đốc KBNN đã ban hành Quyết định số 3219/QĐ-KBNN ngày 10/7/2017 về việc phê duyệt Đề án "Thống nhất đầu mối kiểm soát các khoản chi NSNN qua hệ thống KBNN”, việc triển khai được thực hiện chính thức tại tất cả các đơn vị KBNN trên toàn quốc kể từ ngày 1/10/2017. Việc làm này, thể hiện quyết tâm thực hiện cơ chế "một cửa”, "một cửa liên thông” trong hệ thống KBNN theo hướng "một cửa, một giao dịch viên”.
Nội dung chủ yếu của Đề án là thực hiện thống nhất đầu mối kiểm soát tất cả các khoản chi NSNN qua KBNN. Theo đó, các khoản chi NSNN và các nguồn vốn khác cấp qua KBNN sẽ được giao cho phòng kiểm soát chi thực hiện thay vì 2 phòng thực hiện như trước. Mục tiêu của Đề án nhằm tạo thuận lợi hơn nữa cho các đơn vị sử dụng ngân sách, chủ đầu tư, ban quản lý dự án trong giao dịch chi NSNN với KBNN; cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa hồ sơ, chứng từ kiểm soát chi; tiến tới thực hiện quy trình kiểm soát chi điện tử, rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ, chứng từ chi NSNN.
Để triển khai thực hiện Đề án, căn cứ quy mô hoạt động, KBNN Yên Bái đã chủ động thành lập Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện, phân công nhiệm vụ cho các thành viên; xây dựng kế hoạch và các bước triển khai cụ thể tại từng đơn vị thuộc và trực thuộc; chuẩn bị cơ sở vật chất, bố trí lại sơ đồ vị trí làm việc, xác định phương án nhân sự; tổ chức học tập kinh nghiệm triển khai thí điểm tại KBNN tỉnh Phú Thọ; bố trí cho cán bộ tham gia đầy đủ các buổi tập huấn của KBNN, đẩy mạnh công tác tự đào tạo chéo…
Hiện nay, KBNN Yên Bái thực hiện Đề án "Thống nhất đầu mối kiểm soát các khoản chi NSNN qua hệ thống KBNN”. Việc thống nhất đầu mối kiểm soát chi được triển khai sẽ tạo thuận lợi tối đa và đem lại sự hài lòng cho các đơn vị đến giao dịch tại KBNN.
Ông Lại Hồng Nghiêm - Giám đốc KBNN huyện Văn Chấn cho biết: "Địa bàn huyện Văn Chấn khá rộng, có nhiều cơ quan, đơn vị sử dụng NSNN và số chi NSNN hàng năm rất lớn. Vì vậy, việc đổi mới, nâng cao chất lượng kiểm soát chi đảm bảo yêu cầu đơn giản hóa thủ tục hành chính, tiết kiệm thời gian giao dịch nhưng vẫn tuân thủ đúng nội dung các văn bản quy phạm pháp luật là việc làm rất cần thiết. Mặc dù thời gian đầu triển khai cũng có những bỡ ngỡ do thay đổi quy trình nhưng với sự chỉ đạo chặt chẽ của KBNN tỉnh và ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ nhân viên nên mọi việc đã diễn ra tốt đẹp, sự hài lòng của đội ngũ cán bộ, nhân viên các đơn vị sử dụng ngân sách, các chủ đầu tư, ban quản lý dự án...”.
Được biết, cùng với hệ thống KBNN trên toàn quốc, thời gian qua KBNN Yên Bái tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ, đem lại sự hài lòng của khách hàng nhưng vẫn đảm bảo nguồn NSNN mỗi năm trên 7 nghìn tỷ đồng được quản lý và chi tiêu đúng quy định của pháp luật.