Nhằm phát huy, gìn giữ những truyền thống văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Mông, năm 2013, huyện Mù Cang Chải, Yên Bái đã triển khai Đề án “Gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mông giai đoạn 2013-2015, định hướng đến năm 2020”. Trong đó, một phần của đề án tập trung vào việc dạy thêu dệt trang phục truyền thống với nghệ thuật độc đáo tạo hình trên nền trang phục.
Phụ nữ dân tộc Mông dạy cách thêu dệt trang phục truyền thống cho con cháu. Ảnh: Nhật Thanh
Bà Cứ Thị Nu, Phó Trưởng phòng Văn hóa huyện Mù Cang Chải cho biết, trang phục người phụ nữ dân tộc Mông ở Tây Bắc là một trong những nét văn hóa truyền thống được người Mông lưu giữ từ đời này qua đời khác. Đến nay, những người phụ nữ Mông già hay trẻ, ở bất cứ nơi đâu trong phiên chợ đông đúc, hay những lúc đang đi trên đường, tay họ lúc nào cũng thoăn thoắt se lanh, nối sợi, hay thêu váy, thêu áo. Tuy nhiên, những năm trở lại đây, cùng với sự phát triển của xã hội, hiện trên thị trường, phụ nữ dân tộc Mông có thể dễ dàng tìm mua những bộ trang phục may, thêu công nghiệp bán sẵn cũng như hoa văn họa tiết đã được in sẵn với giá bán lại rẻ hơn rất nhiều so với một bộ thêu thủ công. Việc triển khai đề án là rất cần thiết và được bà con người Mông phấn khởi tham gia.
Bà Vàng Thị Sông, ở bản Thào Chua Chải, xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải, cho biết, năm nay, bà đã gần 60 tuổi nhưng ngày nào cũng vậy, tranh thủ những lúc nông nhàn, bà thường thêu váy áo cho bà và con cháu trong gia đình. Theo quan niệm của người Mông, từ xa xưa chỉ dùng vải lanh vì vải lanh có độ bền cao, mặc mùa hè mát, mùa đông thì giữ được ấm.
Hằng năm, cứ đến tháng 3, tháng 4 là bà con bắt đầu gieo trồng cây lanh và đến tháng 7, tháng 8 mới được thu hoạch. Sau khi thu hoạch, cây lanh được đem phơi nắng khoảng 1 tuần cho khô rồi mới tước sợi. Sau đó, sợi lanh được đưa vào cối giã mềm rồi nối lại, cuốn thành từng cuộn tròn và mang đi giặt cho mềm sợi lanh và giũ hết những vỏ cây tránh làm mốc sợi. Tiếp theo là công đoạn luộc sợi lanh, cho đến khi thấy sợi lanh mềm và trắng thì mang phơi nắng cho khô. Sau đó dùng guồng chia sợi lanh ra trước khi mắc vào khung cửi để dệt nên những tấm vải lanh bền đẹp. Cứ như vậy, trải qua nhiều công đoạn khi đã có vải, người phụ nữ Mông kết hợp ba kỹ thuật: Thêu, vẽ, chắp vải, tạo nên những họa tiết hoa văn nổi trên nền vải.
Phụ nữ dân tộc Mông dùng kỹ thuật in sáp. Theo đó, đồng bào dùng vẽ mẫu in sáp là bút vẽ được làm bằng đồng với nhiều loại bút dùng vẽ theo các đường có kích thước khác nhau. Khi vẽ xong đem vải đã in sáp ong nhuộm chàm. Sau nhiều lần ngâm, nhuộm, khi vải đã có màu sẫm thì đem nhúng vào nước sôi, sáp ong sẽ chảy ra để lại những hoa văn màu xanh lơ. Họa tiết hoa văn trên nền trang phục Mông chủ yếu là các hoa văn hình học. Đó là những đường ngang, viền đậm dài hoặc gẫy góc, tạo ra các khối hình vuông, chữ nhật, hình thoi được làm thủ công và mất rất nhiều thời gian. Có những bộ trang phục người phụ nữ Mông phải mất 2 đến 3 năm mới làm xong, vì vậy, họ coi trang phục như là tài sản trong nhà và dùng để đắp cho khách quý khi đến chơi nhà.
Rất nhiều bé gái người Mông đang học lớp 8, lớp 9 đã được mẹ dạy cách thêu thùa. Ngoài thời gian đi học, những lúc rảnh rỗi, những ngày nghỉ hè, các em vẫn tranh thủ thêu váy áo cho chính mình. Em Giàng Thị Giáy, ở bản Chế Tạo, xã Chế Tạo, huyện Mù Cang Chải cho biết, không phải chỉ riêng em mà bất kỳ người con gái Mông nào cũng phải biết thêu váy áo, vì thế, em đã cố gắng học thêu và tự thêu cho mình những bộ váy áo để mặc trong lễ hội. Em thấy trang phục của dân tộc mình rất đẹp, em rất thích và sẽ cố gắng học thêu cho giỏi hơn nữa để sau này còn lưu truyền lại cho mai sau.
Bà Cứ Thị Nu cho biết thêm, huyện đã có Đề án gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của người Mông nói chung và việc thêu thổ cẩm nói riêng. Huyện đã tuyên truyền vận động bà con người Mông, đặc biệt là các phụ nữ Mông thành lập những câu lạc bộ, tổ thêu dệt thổ cẩm. Điển hình như tổ thêu dệt thổ cẩm của phụ nữ ở xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải, với gần 30 hội viên, có nhiều kinh nghiệm về nghề thêu dệt thổ cẩm nên hoạt động khá hiệu quả. Sản phẩm của chị em trong xã làm ra luôn được đánh giá cao và đang nhân rộng ra toàn huyện. Như vậy, nghề dệt trang phục truyền thống của người Mông luôn được lưu giữ và phát triển.
Theo Báo Biên phòng
790 lượt xem
Nhằm phát huy, gìn giữ những truyền thống văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Mông, năm 2013, huyện Mù Cang Chải, Yên Bái đã triển khai Đề án “Gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mông giai đoạn 2013-2015, định hướng đến năm 2020”. Trong đó, một phần của đề án tập trung vào việc dạy thêu dệt trang phục truyền thống với nghệ thuật độc đáo tạo hình trên nền trang phục.Bà Cứ Thị Nu, Phó Trưởng phòng Văn hóa huyện Mù Cang Chải cho biết, trang phục người phụ nữ dân tộc Mông ở Tây Bắc là một trong những nét văn hóa truyền thống được người Mông lưu giữ từ đời này qua đời khác. Đến nay, những người phụ nữ Mông già hay trẻ, ở bất cứ nơi đâu trong phiên chợ đông đúc, hay những lúc đang đi trên đường, tay họ lúc nào cũng thoăn thoắt se lanh, nối sợi, hay thêu váy, thêu áo. Tuy nhiên, những năm trở lại đây, cùng với sự phát triển của xã hội, hiện trên thị trường, phụ nữ dân tộc Mông có thể dễ dàng tìm mua những bộ trang phục may, thêu công nghiệp bán sẵn cũng như hoa văn họa tiết đã được in sẵn với giá bán lại rẻ hơn rất nhiều so với một bộ thêu thủ công. Việc triển khai đề án là rất cần thiết và được bà con người Mông phấn khởi tham gia.
Bà Vàng Thị Sông, ở bản Thào Chua Chải, xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải, cho biết, năm nay, bà đã gần 60 tuổi nhưng ngày nào cũng vậy, tranh thủ những lúc nông nhàn, bà thường thêu váy áo cho bà và con cháu trong gia đình. Theo quan niệm của người Mông, từ xa xưa chỉ dùng vải lanh vì vải lanh có độ bền cao, mặc mùa hè mát, mùa đông thì giữ được ấm.
Hằng năm, cứ đến tháng 3, tháng 4 là bà con bắt đầu gieo trồng cây lanh và đến tháng 7, tháng 8 mới được thu hoạch. Sau khi thu hoạch, cây lanh được đem phơi nắng khoảng 1 tuần cho khô rồi mới tước sợi. Sau đó, sợi lanh được đưa vào cối giã mềm rồi nối lại, cuốn thành từng cuộn tròn và mang đi giặt cho mềm sợi lanh và giũ hết những vỏ cây tránh làm mốc sợi. Tiếp theo là công đoạn luộc sợi lanh, cho đến khi thấy sợi lanh mềm và trắng thì mang phơi nắng cho khô. Sau đó dùng guồng chia sợi lanh ra trước khi mắc vào khung cửi để dệt nên những tấm vải lanh bền đẹp. Cứ như vậy, trải qua nhiều công đoạn khi đã có vải, người phụ nữ Mông kết hợp ba kỹ thuật: Thêu, vẽ, chắp vải, tạo nên những họa tiết hoa văn nổi trên nền vải.
Phụ nữ dân tộc Mông dùng kỹ thuật in sáp. Theo đó, đồng bào dùng vẽ mẫu in sáp là bút vẽ được làm bằng đồng với nhiều loại bút dùng vẽ theo các đường có kích thước khác nhau. Khi vẽ xong đem vải đã in sáp ong nhuộm chàm. Sau nhiều lần ngâm, nhuộm, khi vải đã có màu sẫm thì đem nhúng vào nước sôi, sáp ong sẽ chảy ra để lại những hoa văn màu xanh lơ. Họa tiết hoa văn trên nền trang phục Mông chủ yếu là các hoa văn hình học. Đó là những đường ngang, viền đậm dài hoặc gẫy góc, tạo ra các khối hình vuông, chữ nhật, hình thoi được làm thủ công và mất rất nhiều thời gian. Có những bộ trang phục người phụ nữ Mông phải mất 2 đến 3 năm mới làm xong, vì vậy, họ coi trang phục như là tài sản trong nhà và dùng để đắp cho khách quý khi đến chơi nhà.
Rất nhiều bé gái người Mông đang học lớp 8, lớp 9 đã được mẹ dạy cách thêu thùa. Ngoài thời gian đi học, những lúc rảnh rỗi, những ngày nghỉ hè, các em vẫn tranh thủ thêu váy áo cho chính mình. Em Giàng Thị Giáy, ở bản Chế Tạo, xã Chế Tạo, huyện Mù Cang Chải cho biết, không phải chỉ riêng em mà bất kỳ người con gái Mông nào cũng phải biết thêu váy áo, vì thế, em đã cố gắng học thêu và tự thêu cho mình những bộ váy áo để mặc trong lễ hội. Em thấy trang phục của dân tộc mình rất đẹp, em rất thích và sẽ cố gắng học thêu cho giỏi hơn nữa để sau này còn lưu truyền lại cho mai sau.
Bà Cứ Thị Nu cho biết thêm, huyện đã có Đề án gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của người Mông nói chung và việc thêu thổ cẩm nói riêng. Huyện đã tuyên truyền vận động bà con người Mông, đặc biệt là các phụ nữ Mông thành lập những câu lạc bộ, tổ thêu dệt thổ cẩm. Điển hình như tổ thêu dệt thổ cẩm của phụ nữ ở xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải, với gần 30 hội viên, có nhiều kinh nghiệm về nghề thêu dệt thổ cẩm nên hoạt động khá hiệu quả. Sản phẩm của chị em trong xã làm ra luôn được đánh giá cao và đang nhân rộng ra toàn huyện. Như vậy, nghề dệt trang phục truyền thống của người Mông luôn được lưu giữ và phát triển.
Theo Báo Biên phòng