Yên Bái là một trong 5 tỉnh, thành có tỷ lệ nhiễm HIV trên dân số cao nhất toàn quốc. Hiện dịch vẫn diễn biến phức tạp.
Cam kết chung tay thực hiện mục tiêu 90-90-90, đẩy lùi đại dịch HIV/AIDS.
Để ngăn chặn dịch HIV/AIDS, thời gian qua, công tác truyền thông phòng chống HIV/AIDS được đẩy mạnh tại 180/180 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Công tác xét nghiệm phát hiện sớm được duy trì và tăng cường, năm 2011, tổ chức xét nghiệm trên 12.000 mẫu, phát hiện mới 419 trường hợp, đến tháng 11/2017, xét nghiệm trên 32.000 mẫu, phát hiện mới 146 trường hợp.
Ông Phan Duy Tiêu - Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh cho biết: "Với trách nhiệm của cơ quan tham mưu, triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, ngay từ đầu năm, Trung tâm đã tích cực tham mưu giúp tỉnh và ngành y tế về xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn toàn tỉnh. Riêng năm 2017, đã điều trị cho trên 1.500 bệnh nhân HIV, trong đó có 48 trẻ em; phát gần 423.000 bơm kim tiêm, gần 83.500 bao cao su cho đối tượng có nguy cơ cao; tổ chức tập huấn nâng cao trình độ cho gần 270 cán bộ từ tuyến tỉnh đến xã, phường, thị trấn".
Ngoài ra, chương trình điều trị Methadone trên địa bàn toàn tỉnh những năm qua cũng thu được nhiều kết quả tốt, có trên 1.000 bệnh nhân đang được duy trì điều trị bằng Methadone và 100% bệnh nhân đều có đánh giá hiệu quả điều trị cao.
Tình hình dịch bệnh tuy đã được kiểm soát nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng nổ trở lại. Đến nay, dịch HIV/AIDS đã có ở 9/9 huyện, thị, thành phố trên địa bàn tỉnh, tại 164/180 xã, phường, thị trấn với tổng số người nhiễm lũy tích trên 5.700 người. Trong đó, số người nhiễm còn sống trên 4.200 người, số người nhiễm còn sống được quản lý gần 2.100 người.
Các địa phương như: thành phố Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ, huyện Trấn Yên có số người nhiễm HIV/AIDS cao nhất trong tỉnh. Nguyên nhân của tình trạng HIV/AIDS gia tăng do tình trạng ma túy, mại dâm vẫn có những diễn biến phức tạp.
Cán bộ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh phát tờ rơi tuyên truyền các biện pháp phòng chống HIV/AIDS tới người dân.
Nhận thức của nhân dân về phòng, chống HIV/AIDS đã có chuyển biến nhưng sự thay đổi về hành vi chưa có tính bền vững, vẫn còn tình trạng phân biệt, kỳ thị đối với người nhiễm HIV/AIDS.
Đặc biệt, trong năm 2017, những nguồn kinh phí, nguồn viện trợ cho công tác này đã bị cắt, giảm nhiều, tiến đến cắt giảm hoàn toàn. Điều này sẽ ảnh hưởng đến các công tác khác như cấp phát bơm kim tiêm, bao cao su miễn phí cho các đối tượng nguy cơ cao bị thu hẹp.
Nhằm nâng cao nhận thức về nạn dịch AIDS do việc lây nhiễm HIV và để tưởng nhớ các nạn nhân đã chết vì HIV/AIDS, ngày 1/12 hàng năm được chọn là "Ngày thế giới phòng, chống bệnh AIDS". Theo số liệu thống kê, hiện nay, trên thế giới có 36,7 triệu người nhiễm HIV còn sống. Tại Việt Nam, năm 1900, ca nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện, đến nay, đã có 250 nghìn người nhiễm bệnh, trong đó có 92 nghìn người tử vong.
|
Thêm vào đó, việc thực hiện chi trả thuốc điều trị HIV/AIDS sẽ được chuyển qua nguồn quỹ bảo hiểm y tế (BHYT). Đây là thách thức không nhỏ đối với công tác phòng, chống HIV/AIDS bởi đa số người nhiễm HIV đa phần thuộc đối tượng nghèo, khó khăn không có điều kiện tham gia BHYT.
Vì vậy, khi dừng cấp phát thuốc miễn phí sẽ dẫn đến tình trạng độ bao phủ trong phòng, chống HIV/AIDS, chăm sóc điều trị sẽ giảm. Người nhiễm HIV không có BHYT gặp khó khăn tài chính khi điều trị ARV sẽ từ bỏ, dẫn đến tình trạng kháng thuốc, đưa đến hệ lụy hết sức nguy hiểm cho xã hội khi trong cộng đồng xuất hiện chủng kháng thuốc HIV/AIDS. Khi đó, công tác điều trị sẽ khó khăn và tốn kém gấp bội phần.
Hơn nữa, tại tỉnh Yên Bái, việc kiện toàn lại bộ máy tổ chức từ tuyến huyện đến tuyến tỉnh dẫn đến việc xáo trộn đội ngũ cán bộ. Cán bộ chuyên trách làm công tác phòng, chống HIV/AIDS lâu năm luân chuyển sang làm công tác khác, cán bộ mới chưa có kinh nghiệm, cán bộ tuyến cơ sở còn kiêm nhiệm phụ trách nhiều hoạt động chuyên môn. Thêm vào đó, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế còn thiếu và xuống cấp.
Vì vậy, để ngăn chặn HIV/AIDS bùng phát cần đẩy mạnh truyền thông, nâng cao nhận thức của người dân, nhất là đối tượng nguy cơ cao. Tuyên truyền, vận động người nhiễm HIV mua thẻ BHYT. Để giải quyết khó khăn về nguồn kinh phí, sự vào cuộc của các cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể chính trị xã hội là vấn đề cấp thiết. Đặc biệt, cần sự chung tay góp sức của cả cộng đồng, tranh thủ nguồn lực xã hội hóa trong công tác phòng, chống HIV/AIDS.
Ông Phan Duy Tiêu cho biết thêm: "Trung tâm đang trình UBND tỉnh Đề án tăng cường nguồn lực phòng chống HIV/AIDS. Đề án này được phê duyệt sẽ có nguồn kinh phí hoạt động và trích ra để hỗ trợ các đối tượng không có khả năng mua thẻ BHYT. Bên cạnh đó, sẽ trích thêm một phần từ nguồn Quỹ hỗ trợ người nhiễm HIV của tỉnh và nguồn tài trợ của trung ương".
Thời gian tiếp theo, toàn tỉnh phấn đấu đạt mục tiêu 90 - 90 - 90 trong phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020; phấn đấu năm 2018, 100% người nhiễm HIV/AIDS có thẻ BHYT và được chăm sóc, điều trị thông qua nguồn BHYT. Để đạt được mục tiêu trên, vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Ngoài sự vào cuộc tích cực của các cấp, các ngành, người dân cần có ý thức tự bảo vệ chính mình, tránh xa các hành vi có thể lây nhiễm căn bệnh thế kỷ này, tiến tới một xã hội không có người nhiễm mới HIV/AIDS.
830 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Yên Bái là một trong 5 tỉnh, thành có tỷ lệ nhiễm HIV trên dân số cao nhất toàn quốc. Hiện dịch vẫn diễn biến phức tạp. Để ngăn chặn dịch HIV/AIDS, thời gian qua, công tác truyền thông phòng chống HIV/AIDS được đẩy mạnh tại 180/180 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Công tác xét nghiệm phát hiện sớm được duy trì và tăng cường, năm 2011, tổ chức xét nghiệm trên 12.000 mẫu, phát hiện mới 419 trường hợp, đến tháng 11/2017, xét nghiệm trên 32.000 mẫu, phát hiện mới 146 trường hợp.
Ông Phan Duy Tiêu - Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh cho biết: "Với trách nhiệm của cơ quan tham mưu, triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, ngay từ đầu năm, Trung tâm đã tích cực tham mưu giúp tỉnh và ngành y tế về xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn toàn tỉnh. Riêng năm 2017, đã điều trị cho trên 1.500 bệnh nhân HIV, trong đó có 48 trẻ em; phát gần 423.000 bơm kim tiêm, gần 83.500 bao cao su cho đối tượng có nguy cơ cao; tổ chức tập huấn nâng cao trình độ cho gần 270 cán bộ từ tuyến tỉnh đến xã, phường, thị trấn".
Ngoài ra, chương trình điều trị Methadone trên địa bàn toàn tỉnh những năm qua cũng thu được nhiều kết quả tốt, có trên 1.000 bệnh nhân đang được duy trì điều trị bằng Methadone và 100% bệnh nhân đều có đánh giá hiệu quả điều trị cao.
Tình hình dịch bệnh tuy đã được kiểm soát nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng nổ trở lại. Đến nay, dịch HIV/AIDS đã có ở 9/9 huyện, thị, thành phố trên địa bàn tỉnh, tại 164/180 xã, phường, thị trấn với tổng số người nhiễm lũy tích trên 5.700 người. Trong đó, số người nhiễm còn sống trên 4.200 người, số người nhiễm còn sống được quản lý gần 2.100 người.
Các địa phương như: thành phố Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ, huyện Trấn Yên có số người nhiễm HIV/AIDS cao nhất trong tỉnh. Nguyên nhân của tình trạng HIV/AIDS gia tăng do tình trạng ma túy, mại dâm vẫn có những diễn biến phức tạp.
Cán bộ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh phát tờ rơi tuyên truyền các biện pháp phòng chống HIV/AIDS tới người dân.
Nhận thức của nhân dân về phòng, chống HIV/AIDS đã có chuyển biến nhưng sự thay đổi về hành vi chưa có tính bền vững, vẫn còn tình trạng phân biệt, kỳ thị đối với người nhiễm HIV/AIDS.
Đặc biệt, trong năm 2017, những nguồn kinh phí, nguồn viện trợ cho công tác này đã bị cắt, giảm nhiều, tiến đến cắt giảm hoàn toàn. Điều này sẽ ảnh hưởng đến các công tác khác như cấp phát bơm kim tiêm, bao cao su miễn phí cho các đối tượng nguy cơ cao bị thu hẹp.
Nhằm nâng cao nhận thức về nạn dịch AIDS do việc lây nhiễm HIV và để tưởng nhớ các nạn nhân đã chết vì HIV/AIDS, ngày 1/12 hàng năm được chọn là "Ngày thế giới phòng, chống bệnh AIDS". Theo số liệu thống kê, hiện nay, trên thế giới có 36,7 triệu người nhiễm HIV còn sống. Tại Việt Nam, năm 1900, ca nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện, đến nay, đã có 250 nghìn người nhiễm bệnh, trong đó có 92 nghìn người tử vong.
Thêm vào đó, việc thực hiện chi trả thuốc điều trị HIV/AIDS sẽ được chuyển qua nguồn quỹ bảo hiểm y tế (BHYT). Đây là thách thức không nhỏ đối với công tác phòng, chống HIV/AIDS bởi đa số người nhiễm HIV đa phần thuộc đối tượng nghèo, khó khăn không có điều kiện tham gia BHYT.
Vì vậy, khi dừng cấp phát thuốc miễn phí sẽ dẫn đến tình trạng độ bao phủ trong phòng, chống HIV/AIDS, chăm sóc điều trị sẽ giảm. Người nhiễm HIV không có BHYT gặp khó khăn tài chính khi điều trị ARV sẽ từ bỏ, dẫn đến tình trạng kháng thuốc, đưa đến hệ lụy hết sức nguy hiểm cho xã hội khi trong cộng đồng xuất hiện chủng kháng thuốc HIV/AIDS. Khi đó, công tác điều trị sẽ khó khăn và tốn kém gấp bội phần.
Hơn nữa, tại tỉnh Yên Bái, việc kiện toàn lại bộ máy tổ chức từ tuyến huyện đến tuyến tỉnh dẫn đến việc xáo trộn đội ngũ cán bộ. Cán bộ chuyên trách làm công tác phòng, chống HIV/AIDS lâu năm luân chuyển sang làm công tác khác, cán bộ mới chưa có kinh nghiệm, cán bộ tuyến cơ sở còn kiêm nhiệm phụ trách nhiều hoạt động chuyên môn. Thêm vào đó, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế còn thiếu và xuống cấp.
Vì vậy, để ngăn chặn HIV/AIDS bùng phát cần đẩy mạnh truyền thông, nâng cao nhận thức của người dân, nhất là đối tượng nguy cơ cao. Tuyên truyền, vận động người nhiễm HIV mua thẻ BHYT. Để giải quyết khó khăn về nguồn kinh phí, sự vào cuộc của các cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể chính trị xã hội là vấn đề cấp thiết. Đặc biệt, cần sự chung tay góp sức của cả cộng đồng, tranh thủ nguồn lực xã hội hóa trong công tác phòng, chống HIV/AIDS.
Ông Phan Duy Tiêu cho biết thêm: "Trung tâm đang trình UBND tỉnh Đề án tăng cường nguồn lực phòng chống HIV/AIDS. Đề án này được phê duyệt sẽ có nguồn kinh phí hoạt động và trích ra để hỗ trợ các đối tượng không có khả năng mua thẻ BHYT. Bên cạnh đó, sẽ trích thêm một phần từ nguồn Quỹ hỗ trợ người nhiễm HIV của tỉnh và nguồn tài trợ của trung ương".
Thời gian tiếp theo, toàn tỉnh phấn đấu đạt mục tiêu 90 - 90 - 90 trong phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020; phấn đấu năm 2018, 100% người nhiễm HIV/AIDS có thẻ BHYT và được chăm sóc, điều trị thông qua nguồn BHYT. Để đạt được mục tiêu trên, vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Ngoài sự vào cuộc tích cực của các cấp, các ngành, người dân cần có ý thức tự bảo vệ chính mình, tránh xa các hành vi có thể lây nhiễm căn bệnh thế kỷ này, tiến tới một xã hội không có người nhiễm mới HIV/AIDS.