Thời gian qua, các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh đã triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp kiểm soát tải trọng phương tiện vận tải đường bộ.
Lực lượng chức năng kiểm tra tải trọng phương tiện.
Đồng chí Nguyễn Chiến Thắng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban An toàn giao thông (ATGT) tỉnh Yên Bái cho biết: "Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 32, UBND tỉnh đã có Kế hoạch số 199 ngày 27/12/2016 về kiểm tra, xử lý vi phạm về tải trọng phương tiện vận tải trên địa bàn tỉnh Yên Bái năm 2017, Văn bản số 567 ngày 31/3/2017 về việc kiểm soát, xử lý tình trạng xe ô tô quá tải trọng hoạt động trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Cùng với đó, Ban ATGT tỉnh ban hành Kế hoạch số 13 ngày 14/4/2017 và Quyết định số 1488 ngày 21/8/2017 về kiểm tra điều kiện kinh doanh vận tải, kích thước giới hạn thùng chở hàng và kiểm soát tải trọng của phương tiện đường bộ, việc thực hiện cam kết không xếp hàng hóa lên phương tiện vận tải đường bộ vượt tải trọng cho phép năm 2017”.
Thực hiện chỉ đạo của UBND và Ban ATGT tỉnh, Sở Giao thông - Vận tải, Công an tỉnh và ban ATGT các huyện, thị xã, thành phố đã xây dựng kế hoạch của ngành, địa phương mình để chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các lực lượng chức năng thực hiện công tác kiểm tra, xử lý vi phạm tải trọng phương tiện đường bộ trên địa bàn.
Cùng với đó, Ban ATGT tỉnh đã trang bị cân ô tô xách tay và tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho 7/9 địa phương để thực hiện việc kiểm soát tải trọng các phương tiện vận tải đường bộ. Tổ chức hội nghị tuyên truyền về Luật Giao thông đường bộ cấp tỉnh; đồng thời, tại các địa phương đã tổ chức 112 buổi tuyên truyền cho gần 30.000 lượt người tham gia, trong đó lồng ghép tuyên truyền các quy định của pháp luật về tải trọng phương tiện và kích thước giới hạn thùng chở hàng của phương tiện vận tải đường bộ cho các lái xe, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn; tổ chức cho 46 hộ kinh doanh chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện ký cam kết chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về trật tự ATGT, không chở hàng quá trọng tải cho phép.
Công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm được các ngành chức năng đẩy mạnh. Từ ngày 1/1/2017 đến 15/11/2017, các lực lượng chức năng của tỉnh Yên Bái đã tiến hành kiểm tra 6.680 phương tiện, phát hiện và xử lý 242 trường hợp chở hàng quá tải trọng, xử lý vi phạm hành chính ước đạt 1,47 tỷ đồng.
Trong đó, Thanh tra Sở Giao thông Vận tải đã phối hợp với lực lượng kiểm soát quân sự tổ chức triển khai trạm cân kiểm soát tải trọng trên quốc lộ 2D, quốc lộ 37 và tỉnh lộ 163, phối hợp với ban ATGT các địa phương kiểm tra 3.790 phương tiện, phát hiện 189 trường hợp vi phạm, xử phạt 933 triệu đồng, hạ tải 440 tấn hàng hóa, tước giấy phép lái xe 37 trường hợp. Tổ chức ký cam kết không bốc xếp hàng hóa lên phương tiện vận tải vượt quá tải trọng cho phép với Công ty cổ phần Mông Sơn, Nhà máy Xi măng Yên Bái, Nhà máy Xi măng Yên Bình, Nhà máy Tuyển quặng Làng Mỵ, Hợp tác xã Bình Minh, Hợp tác xã Khai Minh.
Lực lượng công an toàn tỉnh đã kiểm tra, lập biên bản 45 trường hợp phương tiện chở hàng quá tải trọng, hạ tải 350 tấn hàng, xử phạt vi phạm hành chính 38 trường hợp với số tiền 295 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 30 trường hợp…
Mặc dù đạt được kết quả khá tích cực nhưng công tác kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông trên địa bàn tỉnh còn không ít khó khăn. Nguyên nhân do lực lượng chức năng thực hiện công tác kiểm soát tải trọng xe còn mỏng nên còn gặp khó trong việc tổ chức kiểm soát tải trọng thường xuyên, liên tục 24/24 giờ và 7 ngày/tuần. Kết thúc Kế hoạch phối hợp số 12593 ngày 21/11/2013 của Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Công an, lực lượng cảnh sát giao thông không còn tham gia tại các trạm cân.
Do vậy, các phương tiện chở hàng quá tải trọng thường xuyên vượt trạm, không chấp hành việc kiểm tra tải trọng. Những bộ cân xách tay trang bị nhỏ gọn, dễ sử dụng nhưng độ bền không cao, nhiều lúc cân cho kết quả không chính xác, gây khó khăn trong quá trình xử lý.
Cùng với đó, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ còn nhiều đối tượng chống đối, lái xe, chủ xe tìm mọi cách không hợp tác, kéo dài thời gian. Ngoài ra, nhiều lái xe còn tìm mọi cách né tránh việc cân tải trọng xe bằng cách gọi điện thoại hoặc nổ máy nhưng không cho xe di chuyển.
1737 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Thời gian qua, các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh đã triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp kiểm soát tải trọng phương tiện vận tải đường bộ. Đồng chí Nguyễn Chiến Thắng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban An toàn giao thông (ATGT) tỉnh Yên Bái cho biết: "Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 32, UBND tỉnh đã có Kế hoạch số 199 ngày 27/12/2016 về kiểm tra, xử lý vi phạm về tải trọng phương tiện vận tải trên địa bàn tỉnh Yên Bái năm 2017, Văn bản số 567 ngày 31/3/2017 về việc kiểm soát, xử lý tình trạng xe ô tô quá tải trọng hoạt động trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Cùng với đó, Ban ATGT tỉnh ban hành Kế hoạch số 13 ngày 14/4/2017 và Quyết định số 1488 ngày 21/8/2017 về kiểm tra điều kiện kinh doanh vận tải, kích thước giới hạn thùng chở hàng và kiểm soát tải trọng của phương tiện đường bộ, việc thực hiện cam kết không xếp hàng hóa lên phương tiện vận tải đường bộ vượt tải trọng cho phép năm 2017”.
Thực hiện chỉ đạo của UBND và Ban ATGT tỉnh, Sở Giao thông - Vận tải, Công an tỉnh và ban ATGT các huyện, thị xã, thành phố đã xây dựng kế hoạch của ngành, địa phương mình để chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các lực lượng chức năng thực hiện công tác kiểm tra, xử lý vi phạm tải trọng phương tiện đường bộ trên địa bàn.
Cùng với đó, Ban ATGT tỉnh đã trang bị cân ô tô xách tay và tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho 7/9 địa phương để thực hiện việc kiểm soát tải trọng các phương tiện vận tải đường bộ. Tổ chức hội nghị tuyên truyền về Luật Giao thông đường bộ cấp tỉnh; đồng thời, tại các địa phương đã tổ chức 112 buổi tuyên truyền cho gần 30.000 lượt người tham gia, trong đó lồng ghép tuyên truyền các quy định của pháp luật về tải trọng phương tiện và kích thước giới hạn thùng chở hàng của phương tiện vận tải đường bộ cho các lái xe, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn; tổ chức cho 46 hộ kinh doanh chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện ký cam kết chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về trật tự ATGT, không chở hàng quá trọng tải cho phép.
Công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm được các ngành chức năng đẩy mạnh. Từ ngày 1/1/2017 đến 15/11/2017, các lực lượng chức năng của tỉnh Yên Bái đã tiến hành kiểm tra 6.680 phương tiện, phát hiện và xử lý 242 trường hợp chở hàng quá tải trọng, xử lý vi phạm hành chính ước đạt 1,47 tỷ đồng.
Trong đó, Thanh tra Sở Giao thông Vận tải đã phối hợp với lực lượng kiểm soát quân sự tổ chức triển khai trạm cân kiểm soát tải trọng trên quốc lộ 2D, quốc lộ 37 và tỉnh lộ 163, phối hợp với ban ATGT các địa phương kiểm tra 3.790 phương tiện, phát hiện 189 trường hợp vi phạm, xử phạt 933 triệu đồng, hạ tải 440 tấn hàng hóa, tước giấy phép lái xe 37 trường hợp. Tổ chức ký cam kết không bốc xếp hàng hóa lên phương tiện vận tải vượt quá tải trọng cho phép với Công ty cổ phần Mông Sơn, Nhà máy Xi măng Yên Bái, Nhà máy Xi măng Yên Bình, Nhà máy Tuyển quặng Làng Mỵ, Hợp tác xã Bình Minh, Hợp tác xã Khai Minh.
Lực lượng công an toàn tỉnh đã kiểm tra, lập biên bản 45 trường hợp phương tiện chở hàng quá tải trọng, hạ tải 350 tấn hàng, xử phạt vi phạm hành chính 38 trường hợp với số tiền 295 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 30 trường hợp…
Mặc dù đạt được kết quả khá tích cực nhưng công tác kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông trên địa bàn tỉnh còn không ít khó khăn. Nguyên nhân do lực lượng chức năng thực hiện công tác kiểm soát tải trọng xe còn mỏng nên còn gặp khó trong việc tổ chức kiểm soát tải trọng thường xuyên, liên tục 24/24 giờ và 7 ngày/tuần. Kết thúc Kế hoạch phối hợp số 12593 ngày 21/11/2013 của Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Công an, lực lượng cảnh sát giao thông không còn tham gia tại các trạm cân.
Do vậy, các phương tiện chở hàng quá tải trọng thường xuyên vượt trạm, không chấp hành việc kiểm tra tải trọng. Những bộ cân xách tay trang bị nhỏ gọn, dễ sử dụng nhưng độ bền không cao, nhiều lúc cân cho kết quả không chính xác, gây khó khăn trong quá trình xử lý.
Cùng với đó, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ còn nhiều đối tượng chống đối, lái xe, chủ xe tìm mọi cách không hợp tác, kéo dài thời gian. Ngoài ra, nhiều lái xe còn tìm mọi cách né tránh việc cân tải trọng xe bằng cách gọi điện thoại hoặc nổ máy nhưng không cho xe di chuyển.