Những ngày này, nông dân huyện Mù Cang Chải đang dồn sức đẩy nhanh tiến độ gieo cấy vụ mùa 2018. Tại các địa phương, công tác tuyên truyền không còn phải vất vả tuyên truyền như trước đây. Lịch thời vụ, cơ cấu giống được người dân nắm rõ, chủ động trong từng khâu sản xuất...
Nông dân xã Cao Phạ tập trung gieo cấy vụ mùa.
Dọc theo tuyến quốc lộ 32, từ xã Tú Lệ lên Mù Cang Chải những ngày này, không khó bắt gặp hình ảnh nông dân vùng cao tấp nập xuống đồng làm mùa. Gia đình ông Giàng A Tủa ở bản Ngài Thầu, xã Cao Phạ vụ này gieo cấy gần 1 ha. Những ngày mưa, vùng cao Mù Cang Chải bước vào mùa nước đổ, gia đình ông Tủa và bà con dân bản đồng loạt làm đất gieo cấy lúa cho kịp lịch thời vụ.
Ông Tủa cho hay: "Diện tích này tính trung bình mỗi năm, gia đình mình thu khoảng 30 bao thóc. Năm nay, thời tiết thuận lợi, gia đình nhờ thêm anh em trong họ đổi công tập trung làm đất, đắp bờ, cố gắng từ nay đến cuối tháng 6 cấy xong toàn bộ diện tích”. Xã Cao Phạ vụ mùa này gieo cấy 270 ha trên tổng diện tích 315 ha lúa nước. Lãnh đạo địa phương này cho hay, số diện tích còn lại không thể gieo cấy được ở vụ này là do thiếu nước, chỉ sản xuất được một vụ trong năm. Để bảo đảm năng suất vụ mùa 2018, ngay từ đầu vụ, xã đã chỉ đạo các thôn, bản vận động nhân dân tích cực nạo vét kênh mương thủy lợi; tham mưu với huyện cung ứng giống bảo đảm cho nhân dân gieo cấy hết diện tích.
Vụ mùa năm nay, theo kế hoạch, huyện Mù Cang Chải gieo trồng 4.322 ha lúa nước, trong đó cơ cấu giống lúa lai là 3.322 ha, chiếm gần 80% diện tích và 1.000 ha lúa thuần. Tổng kinh phí hỗ trợ nông dân sản xuất ở vụ này gần 4 tỷ đồng từ nguồn vốn hỗ trợ sản xuất thuộc Chương trình 30a của Chính phủ và nguồn hỗ trợ phát triển sản xuất năm 2018 của tỉnh. Đặc thù đồi núi dốc, địa hình chia cắt mạnh với khí hậu tiểu vùng, do đó, kế hoạch chỉ đạo sản xuất được ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện xây dựng chi tiết, cụ thể, trong đó trà sớm xuống giống từ ngày 25/4; trà chính từ 15 - 20/5; trà muộn kết thúc vào 10/6.
Tại một số xã như Nậm Khắt, xã Púng Luông..., đến nay, nhân dân đã gieo cấy hoàn thành 100% diện tích lúa vụ mùa ở trà sớm. Để vụ mùa 2018 thắng lợi, ngay từ đầu vụ, ngành NN&PTNT huyện đã chủ động liên hệ với nhà cung ứng để hỗ trợ giống, vật tư cho các địa phương trong huyện bảo đảm kịp thời vụ, đúng định mức hỗ trợ, chất lượng; kiểm tra, ngăn chặn các hoạt động sản xuất, kinh doanh giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, kém chất lượng, gây ảnh hưởng đến sản xuất; tăng cường phối hợp với chính quyền các xã, thị trấn kiểm tra việc tổ chức thực hiện tại cơ sở. Đôn đốc đơn vị thủy lợi huyện duy tu, bảo dưỡng các công trình thủy lợi bảo đảm nước tưới phục vụ sản xuất.
Các cơ quan chuyên môn, ngành NN&PTNT huyện theo sát diễn biến khí hậu, chủ động hướng dẫn nhân dân gieo cấy đúng thời vụ, bảo đảm lúa trỗ bông - phơi màu vào thời điểm an toàn, đạt năng suất, chất lượng; làm tốt công tác dự tính dự báo tình hình phát sinh sâu, bệnh gây hại trong vụ, hướng dẫn kỹ thuật phòng trừ cho nhân dân.
Trạm Khuyến nông huyện tăng cường chỉ đạo mạng lưới khuyến nông viên cơ sở thường xuyên bám địa bàn, khung lịch thời vụ hướng dẫn nhân dân tích cực áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Đặc biệt, các đồng chí ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy phụ trách khu; cấp ủy huyện phụ trách xã; cơ quan, đơn vị được phân công phụ trách giúp xã đều được tăng cường xuống cơ sở phối hợp với các cơ quan chuyên môn của huyện và chính quyền các địa phương tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia sản xuất vụ mùa bảo đảm chỉ tiêu kế hoạch giao.
Đến thời điểm này, nông dân huyện Mù Cang Chải đã hoàn thành gieo cấy trên 70% diện tích trà sớm và trà chính vụ; trà muộn. Ông Lê Trọng Khang - Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện cho biết: "Chủ trương của huyện khuyến khích nhân dân thâm canh tăng vụ, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhằm tạo bước chuyển dịch mạnh mẽ trong phát triển sản xuất nông nghiệp. Cụ thể là tăng diện tích các giống lúa mới có năng suất, chất lượng cao, thích nghi rộng và có tính chống chịu cao đối với một số đối tượng sâu, bệnh hại phổ biến trên địa bàn huyện, đặc biệt là bệnh đạo ôn. Mục tiêu từng bước chuyển dịch trong phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, tăng thu nhập cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững”.
1246 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Những ngày này, nông dân huyện Mù Cang Chải đang dồn sức đẩy nhanh tiến độ gieo cấy vụ mùa 2018. Tại các địa phương, công tác tuyên truyền không còn phải vất vả tuyên truyền như trước đây. Lịch thời vụ, cơ cấu giống được người dân nắm rõ, chủ động trong từng khâu sản xuất...Dọc theo tuyến quốc lộ 32, từ xã Tú Lệ lên Mù Cang Chải những ngày này, không khó bắt gặp hình ảnh nông dân vùng cao tấp nập xuống đồng làm mùa. Gia đình ông Giàng A Tủa ở bản Ngài Thầu, xã Cao Phạ vụ này gieo cấy gần 1 ha. Những ngày mưa, vùng cao Mù Cang Chải bước vào mùa nước đổ, gia đình ông Tủa và bà con dân bản đồng loạt làm đất gieo cấy lúa cho kịp lịch thời vụ.
Ông Tủa cho hay: "Diện tích này tính trung bình mỗi năm, gia đình mình thu khoảng 30 bao thóc. Năm nay, thời tiết thuận lợi, gia đình nhờ thêm anh em trong họ đổi công tập trung làm đất, đắp bờ, cố gắng từ nay đến cuối tháng 6 cấy xong toàn bộ diện tích”. Xã Cao Phạ vụ mùa này gieo cấy 270 ha trên tổng diện tích 315 ha lúa nước. Lãnh đạo địa phương này cho hay, số diện tích còn lại không thể gieo cấy được ở vụ này là do thiếu nước, chỉ sản xuất được một vụ trong năm. Để bảo đảm năng suất vụ mùa 2018, ngay từ đầu vụ, xã đã chỉ đạo các thôn, bản vận động nhân dân tích cực nạo vét kênh mương thủy lợi; tham mưu với huyện cung ứng giống bảo đảm cho nhân dân gieo cấy hết diện tích.
Vụ mùa năm nay, theo kế hoạch, huyện Mù Cang Chải gieo trồng 4.322 ha lúa nước, trong đó cơ cấu giống lúa lai là 3.322 ha, chiếm gần 80% diện tích và 1.000 ha lúa thuần. Tổng kinh phí hỗ trợ nông dân sản xuất ở vụ này gần 4 tỷ đồng từ nguồn vốn hỗ trợ sản xuất thuộc Chương trình 30a của Chính phủ và nguồn hỗ trợ phát triển sản xuất năm 2018 của tỉnh. Đặc thù đồi núi dốc, địa hình chia cắt mạnh với khí hậu tiểu vùng, do đó, kế hoạch chỉ đạo sản xuất được ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện xây dựng chi tiết, cụ thể, trong đó trà sớm xuống giống từ ngày 25/4; trà chính từ 15 - 20/5; trà muộn kết thúc vào 10/6.
Tại một số xã như Nậm Khắt, xã Púng Luông..., đến nay, nhân dân đã gieo cấy hoàn thành 100% diện tích lúa vụ mùa ở trà sớm. Để vụ mùa 2018 thắng lợi, ngay từ đầu vụ, ngành NN&PTNT huyện đã chủ động liên hệ với nhà cung ứng để hỗ trợ giống, vật tư cho các địa phương trong huyện bảo đảm kịp thời vụ, đúng định mức hỗ trợ, chất lượng; kiểm tra, ngăn chặn các hoạt động sản xuất, kinh doanh giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, kém chất lượng, gây ảnh hưởng đến sản xuất; tăng cường phối hợp với chính quyền các xã, thị trấn kiểm tra việc tổ chức thực hiện tại cơ sở. Đôn đốc đơn vị thủy lợi huyện duy tu, bảo dưỡng các công trình thủy lợi bảo đảm nước tưới phục vụ sản xuất.
Các cơ quan chuyên môn, ngành NN&PTNT huyện theo sát diễn biến khí hậu, chủ động hướng dẫn nhân dân gieo cấy đúng thời vụ, bảo đảm lúa trỗ bông - phơi màu vào thời điểm an toàn, đạt năng suất, chất lượng; làm tốt công tác dự tính dự báo tình hình phát sinh sâu, bệnh gây hại trong vụ, hướng dẫn kỹ thuật phòng trừ cho nhân dân.
Trạm Khuyến nông huyện tăng cường chỉ đạo mạng lưới khuyến nông viên cơ sở thường xuyên bám địa bàn, khung lịch thời vụ hướng dẫn nhân dân tích cực áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Đặc biệt, các đồng chí ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy phụ trách khu; cấp ủy huyện phụ trách xã; cơ quan, đơn vị được phân công phụ trách giúp xã đều được tăng cường xuống cơ sở phối hợp với các cơ quan chuyên môn của huyện và chính quyền các địa phương tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia sản xuất vụ mùa bảo đảm chỉ tiêu kế hoạch giao.
Đến thời điểm này, nông dân huyện Mù Cang Chải đã hoàn thành gieo cấy trên 70% diện tích trà sớm và trà chính vụ; trà muộn. Ông Lê Trọng Khang - Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện cho biết: "Chủ trương của huyện khuyến khích nhân dân thâm canh tăng vụ, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhằm tạo bước chuyển dịch mạnh mẽ trong phát triển sản xuất nông nghiệp. Cụ thể là tăng diện tích các giống lúa mới có năng suất, chất lượng cao, thích nghi rộng và có tính chống chịu cao đối với một số đối tượng sâu, bệnh hại phổ biến trên địa bàn huyện, đặc biệt là bệnh đạo ôn. Mục tiêu từng bước chuyển dịch trong phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, tăng thu nhập cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững”.