Năm 2017, lĩnh vực cải cách hành chính đã có sự chuyển biến rõ nét: chất lượng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của địa phương được nâng lên; hệ thống thể chế, cơ chế, chính sách về các lĩnh vực quản lý Nhà nước thuộc thẩm quyền của địa phương được hoàn thiện, đặc biệt, công tác cải cách thủ tục hành chính thu được nhiều kết quả.
Đồng chí Đỗ Đức Duy – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại Hội thảo Giới thiệu và xúc tiến đầu tư các sản phẩm du lịch tỉnh Yên Bái năm 2017.
Xác định cải cách hành chính (CCHC), nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) là đòi hỏi bức thiết và tất yếu của sự phát triển, năm 2017, công tác CCHC đã được tỉnh Yên Bái hết sức quan tâm triển khai thực hiện.
Hàng loạt văn bản chỉ đạo đã được tỉnh ban hành: Chỉ thị số 09/CT-UBND về việc tăng cường các giải pháp cải thiện, nâng cao Chỉ số CCHC tỉnh Yên Bái giai đoạn 2017 - 2020; Quyết định số 2055/QĐ-UBND quy định về tiêu chí và quy trình đánh giá Chỉ số CCHC hàng năm của các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 3882/QĐ-UBND về việc ban hành Kế hoạch khảo sát mức độ hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh...
Việc thành lập Ban Chỉ đạo CCHC Nhà nước tỉnh Yên Bái đã tạo thuận lợi trong quá trình chỉ đạo, điều hành. Hơn thế, việc công bố kết quả Chỉ số CCHC năm 2016 của các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố; công bố Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước trên địa bàn tỉnh; đưa CCHC là chỉ tiêu thi đua của cơ quan, đơn vị, địa phương; tăng cường công tác kiểm tra CCHC... đã nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành về công tác CCHC.
Năm 2017, lĩnh vực CCHC đã có sự chuyển biến rõ nét: chất lượng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của địa phương được nâng lên; hệ thống thể chế, cơ chế, chính sách về các lĩnh vực quản lý Nhà nước thuộc thẩm quyền của địa phương được hoàn thiện, đặc biệt, công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) thu được nhiều kết quả.
Trong năm, UBND tỉnh đã ban hành 32 quyết định công bố TTHC chuẩn hóa, TTHC mới ban hành, TTHC sửa đổi, bổ sung, TTHC bị bãi bỏ với tổng số 906 TTHC với tổng số 1.654 TTHC (cấp tỉnh 1.273, cấp huyện 269, cấp xã 105), các TTHC được đăng tải công khai trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC và thường xuyên cập nhật các TTHC lên Cổng Thông tin điện tử của tỉnh phục vụ nhu cầu của cá nhân, tổ chức. Thêm một bước về đơn giản hóa TTHC, UBND tỉnh đã ký thỏa thuận hợp tác với Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam về việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích.
Hiện nay, tỉnh Yên Bái cung cấp dịch vụ công mức 3 đối với 10 dịch vụ với tổng số 38 thủ tục cấp tỉnh; 12 lĩnh vực với tổng số 257 thủ tục đối với cấp huyện. Tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước, qua sắp xếp, đến nay, cấp tỉnh còn 22 cơ quan với 126 phòng chuyên môn và 17 cơ quan, 69 phòng chuyên môn, nghiệp vụ trực thuộc; cấp huyện còn 115 phòng chuyên môn trực thuộc UBND cấp huyện.
Nhìn chung, cơ cấu tổ chức bộ máy của tỉnh Yên Bái đã thực hiện đúng theo các quy định của Chính phủ, hướng dẫn của bộ, ngành Trung ương. Cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông được triển khai thực hiện ở 15/19 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; 9/9 huyện, thị xã, thành phố; 180/180 xã, phường, thị trấn và các cơ quan Trung ương trên địa bàn.
Việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ và trả kết quả theo cơ chế một cửa dần chuẩn hóa, xác định rõ quy trình giải quyết đảm bảo nhanh, gọn, kịp thời, đúng thời hạn quy định và đạt chất lượng. Thực hiện hiện đại hoá nền hành chính, 100% các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố đã có mạng cục bộ (mạng LAN), kết nối Internet tốc độ cao; 30% các xã, phường, thị trấn đã có mạng LAN và kết nối Internet tốc độ cao (UBND thành phố Yên Bái và thị xã Nghĩa Lộ đạt 100%).
Bình quân cứ 2,2 cán bộ có một máy tính, trong đó, cấp tỉnh đạt 1,2 người/1máy tính; cấp huyện đạt 2 người/1 máy tính; cấp xã/phường/thị trấn đạt 3,5 người/1máy tính; 180 đơn vị gồm các sở, ban, ngành và một số đơn vị trực thuộc cơ quan chuyên môn và các xã thuộc cấp huyện được kết nối liên thông với nhau trên phần mềm.
Tỉnh đã cấp 2.971 tài khoản thư thuộc hệ thống thư của tỉnh cho 100% các cơ quan, đơn vị cấp huyện, cấp tỉnh (bao gồm cả hòm thư cơ quan và hòm thư cho cán bộ, công chức), đạt tỷ lệ 100% cán bộ, công chức cấp tỉnh và cấp huyện được cấp tài khoản thư điện tử của tỉnh. Hệ thống giao ban điện tử đa phương tiện tỉnh đã được triển khai xong giai đoạn 2, đến nay, hệ thống đã được đầu tư hoàn thiện và sẵn sàng hoạt động tại 4 điểm cầu: Phòng họp trực tuyến của Văn phòng UBND tỉnh, Văn phòng UBND thị xã Nghĩa Lộ, Văn phòng UBND huyện Lục Yên, UBND huyện Mù Cang Chải.
Nhờ quyết liệt trong chỉ đạo thực hiện mà hiệu lực, hiệu quả điều hành của bộ máy được nâng lên. Người dân và doanh nghiệp được tạo điều kiện tốt nhất trong giải quyết công việc, CCHC là yếu tố quan trọng thu hút đầu tư. Số lượng các nhà đầu tư đến tìm hiểu và đăng ký thực hiện dự án có xu hướng ngày càng tăng, trong đó, nhiều dự án lớn có vốn đầu tư hàng nghìn tỷ đồng như Dự án Khu liên hợp công nghiệp - thương mại - dịch vụ - đô thị IC12 của Công ty cổ phần Hoa Sen Yên Bái vốn đăng ký đầu tư trên 2.730 tỷ đồng; Dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị mới tại xã Tân Thịnh, phường Đồng Tâm và phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái của Công ty cổ phần Tập đoàn kinh tế Chân Thiện Mỹ, vốn đăng ký đầu tư trên 4.943 tỷ đồng; Dự án đầu tư Nhà máy vật liệu xây dựng Hoa Sen Yên Bái tại xã Minh Quân, xã Bảo Hưng, huyện Trấn Yên của Công ty TNHH Một thành viên Vật liệu xây dựng Hoa Sen Yên Bái vốn đăng ký đầu tư trên 1.000 tỷ đồng; Điện năng lượng mặt trời trên hồ Thác Bà; tổ hợp các dự án khách sạn, resort, khu trung tâm giải trí, khu vui chơi và khu nông trại sạch; Dự án Nhà máy sản xuất linh kiện điện tử … đã và đang được triển khai đã tạo bước chuyển biến rõ nét về hợp tác và thu hút đầu tư của tỉnh.
Kết quả CCHC, nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút đầu tư của tỉnh Yên Bái trong năm 2017 là ấn tượng, tiếp tục tạo tiền đề để năm 2018 công tác này thu được nhiều kết quả cao hơn, phục vụ mục tiêu xây dựng Yên Bái thành tỉnh phát triển khá trong khu vực trung du và miền núi phía Bắc.
Cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, liên tục của các cấp, các ngành, các địa phương từ tỉnh đến huyện, xã. Đây là nhiệm vụ chung của cả hệ thống chính trị, là trách nhiệm của người đứng đầu, của cán bộ trực tiếp thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp, người dân.
Đỗ Đức Duy - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái
|
850 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Năm 2017, lĩnh vực cải cách hành chính đã có sự chuyển biến rõ nét: chất lượng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của địa phương được nâng lên; hệ thống thể chế, cơ chế, chính sách về các lĩnh vực quản lý Nhà nước thuộc thẩm quyền của địa phương được hoàn thiện, đặc biệt, công tác cải cách thủ tục hành chính thu được nhiều kết quả. Xác định cải cách hành chính (CCHC), nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) là đòi hỏi bức thiết và tất yếu của sự phát triển, năm 2017, công tác CCHC đã được tỉnh Yên Bái hết sức quan tâm triển khai thực hiện.
Hàng loạt văn bản chỉ đạo đã được tỉnh ban hành: Chỉ thị số 09/CT-UBND về việc tăng cường các giải pháp cải thiện, nâng cao Chỉ số CCHC tỉnh Yên Bái giai đoạn 2017 - 2020; Quyết định số 2055/QĐ-UBND quy định về tiêu chí và quy trình đánh giá Chỉ số CCHC hàng năm của các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 3882/QĐ-UBND về việc ban hành Kế hoạch khảo sát mức độ hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh...
Việc thành lập Ban Chỉ đạo CCHC Nhà nước tỉnh Yên Bái đã tạo thuận lợi trong quá trình chỉ đạo, điều hành. Hơn thế, việc công bố kết quả Chỉ số CCHC năm 2016 của các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố; công bố Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước trên địa bàn tỉnh; đưa CCHC là chỉ tiêu thi đua của cơ quan, đơn vị, địa phương; tăng cường công tác kiểm tra CCHC... đã nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành về công tác CCHC.
Năm 2017, lĩnh vực CCHC đã có sự chuyển biến rõ nét: chất lượng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của địa phương được nâng lên; hệ thống thể chế, cơ chế, chính sách về các lĩnh vực quản lý Nhà nước thuộc thẩm quyền của địa phương được hoàn thiện, đặc biệt, công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) thu được nhiều kết quả.
Trong năm, UBND tỉnh đã ban hành 32 quyết định công bố TTHC chuẩn hóa, TTHC mới ban hành, TTHC sửa đổi, bổ sung, TTHC bị bãi bỏ với tổng số 906 TTHC với tổng số 1.654 TTHC (cấp tỉnh 1.273, cấp huyện 269, cấp xã 105), các TTHC được đăng tải công khai trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC và thường xuyên cập nhật các TTHC lên Cổng Thông tin điện tử của tỉnh phục vụ nhu cầu của cá nhân, tổ chức. Thêm một bước về đơn giản hóa TTHC, UBND tỉnh đã ký thỏa thuận hợp tác với Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam về việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích.
Hiện nay, tỉnh Yên Bái cung cấp dịch vụ công mức 3 đối với 10 dịch vụ với tổng số 38 thủ tục cấp tỉnh; 12 lĩnh vực với tổng số 257 thủ tục đối với cấp huyện. Tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước, qua sắp xếp, đến nay, cấp tỉnh còn 22 cơ quan với 126 phòng chuyên môn và 17 cơ quan, 69 phòng chuyên môn, nghiệp vụ trực thuộc; cấp huyện còn 115 phòng chuyên môn trực thuộc UBND cấp huyện.
Nhìn chung, cơ cấu tổ chức bộ máy của tỉnh Yên Bái đã thực hiện đúng theo các quy định của Chính phủ, hướng dẫn của bộ, ngành Trung ương. Cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông được triển khai thực hiện ở 15/19 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; 9/9 huyện, thị xã, thành phố; 180/180 xã, phường, thị trấn và các cơ quan Trung ương trên địa bàn.
Việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ và trả kết quả theo cơ chế một cửa dần chuẩn hóa, xác định rõ quy trình giải quyết đảm bảo nhanh, gọn, kịp thời, đúng thời hạn quy định và đạt chất lượng. Thực hiện hiện đại hoá nền hành chính, 100% các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố đã có mạng cục bộ (mạng LAN), kết nối Internet tốc độ cao; 30% các xã, phường, thị trấn đã có mạng LAN và kết nối Internet tốc độ cao (UBND thành phố Yên Bái và thị xã Nghĩa Lộ đạt 100%).
Bình quân cứ 2,2 cán bộ có một máy tính, trong đó, cấp tỉnh đạt 1,2 người/1máy tính; cấp huyện đạt 2 người/1 máy tính; cấp xã/phường/thị trấn đạt 3,5 người/1máy tính; 180 đơn vị gồm các sở, ban, ngành và một số đơn vị trực thuộc cơ quan chuyên môn và các xã thuộc cấp huyện được kết nối liên thông với nhau trên phần mềm.
Tỉnh đã cấp 2.971 tài khoản thư thuộc hệ thống thư của tỉnh cho 100% các cơ quan, đơn vị cấp huyện, cấp tỉnh (bao gồm cả hòm thư cơ quan và hòm thư cho cán bộ, công chức), đạt tỷ lệ 100% cán bộ, công chức cấp tỉnh và cấp huyện được cấp tài khoản thư điện tử của tỉnh. Hệ thống giao ban điện tử đa phương tiện tỉnh đã được triển khai xong giai đoạn 2, đến nay, hệ thống đã được đầu tư hoàn thiện và sẵn sàng hoạt động tại 4 điểm cầu: Phòng họp trực tuyến của Văn phòng UBND tỉnh, Văn phòng UBND thị xã Nghĩa Lộ, Văn phòng UBND huyện Lục Yên, UBND huyện Mù Cang Chải.
Nhờ quyết liệt trong chỉ đạo thực hiện mà hiệu lực, hiệu quả điều hành của bộ máy được nâng lên. Người dân và doanh nghiệp được tạo điều kiện tốt nhất trong giải quyết công việc, CCHC là yếu tố quan trọng thu hút đầu tư. Số lượng các nhà đầu tư đến tìm hiểu và đăng ký thực hiện dự án có xu hướng ngày càng tăng, trong đó, nhiều dự án lớn có vốn đầu tư hàng nghìn tỷ đồng như Dự án Khu liên hợp công nghiệp - thương mại - dịch vụ - đô thị IC12 của Công ty cổ phần Hoa Sen Yên Bái vốn đăng ký đầu tư trên 2.730 tỷ đồng; Dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị mới tại xã Tân Thịnh, phường Đồng Tâm và phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái của Công ty cổ phần Tập đoàn kinh tế Chân Thiện Mỹ, vốn đăng ký đầu tư trên 4.943 tỷ đồng; Dự án đầu tư Nhà máy vật liệu xây dựng Hoa Sen Yên Bái tại xã Minh Quân, xã Bảo Hưng, huyện Trấn Yên của Công ty TNHH Một thành viên Vật liệu xây dựng Hoa Sen Yên Bái vốn đăng ký đầu tư trên 1.000 tỷ đồng; Điện năng lượng mặt trời trên hồ Thác Bà; tổ hợp các dự án khách sạn, resort, khu trung tâm giải trí, khu vui chơi và khu nông trại sạch; Dự án Nhà máy sản xuất linh kiện điện tử … đã và đang được triển khai đã tạo bước chuyển biến rõ nét về hợp tác và thu hút đầu tư của tỉnh.
Kết quả CCHC, nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút đầu tư của tỉnh Yên Bái trong năm 2017 là ấn tượng, tiếp tục tạo tiền đề để năm 2018 công tác này thu được nhiều kết quả cao hơn, phục vụ mục tiêu xây dựng Yên Bái thành tỉnh phát triển khá trong khu vực trung du và miền núi phía Bắc.
Cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, liên tục của các cấp, các ngành, các địa phương từ tỉnh đến huyện, xã. Đây là nhiệm vụ chung của cả hệ thống chính trị, là trách nhiệm của người đứng đầu, của cán bộ trực tiếp thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp, người dân.
Đỗ Đức Duy - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái