CTTĐT - UBND huyện Trấn Yên vừa tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả tiêu thụ sản phẩm măng Bát Độ năm 2017 và xây dựng kế hoạch, giải pháp tiêu thụ sản phẩm năm 2018.
Điểm sơ chế măng tại xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên.
Năm 2017, tổng diện tích tre Bát Độ của toàn huyện là gần 2.500 ha, trong đó diện tích tre kiến thiết gần 900 ha, diện tích tre cho thu hoạch gần 1.600 ha; sản lượng măng vỏ tươi đạt 36.500 tấn, giá trị trên 50 tỷ đồng. Chương trình tre Bát Độ đã tiếp tục giúp cho nông dân trong vùng tăng thu nhập, tạo việc làm, ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, trong quá trình thâm canh, chăm sóc và tiêu thụ sản phẩm vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: chất lượng vùng nguyên liệu vẫn đạt thấp, nhân dân chưa chú trọng đầu tư chăm sóc, chặt tỉa, một số diện tích vẫn để nhiều cây mẹ, cây già dẫn đến sản lượng thấp. Có nhiều đơn vị, cá nhân tham gia thu mua nên khó khăn trong công tác quản lý.
Năm 2018 này, tổng diện tích tre của toàn huyện là gần 3.000 ha, trong đó 1.900 ha đã cho thu hoạch, sản lượng măng dự ước sẽ vượt 36.500 tấn. Để đảm bảo thuận lợi việc bao tiêu sản phẩm cho người dân UBND huyện Trấn Yên các xã thực hiện tốt công tác quản lý trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo an ninh trật tự trong quá trình thu mua; phối hợp với Ban quản lý dự án tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện tốt việc đầu tư thâm canh, thu hoạch, sơ chế. Ngoài ra, đề nghị các công ty thu mua sản phẩm bố trí thời gian thu mua và lịch cân hợp lý; thông báo giá thu mua măng sớm đến các xã và hộ nông dân, chủ động nguồn vốn để thu mua hết sản phẩm./.
1207 lượt xem
Cổng thông tin điện tử tỉnh - UBND huyện Trấn Yên vừa tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả tiêu thụ sản phẩm măng Bát Độ năm 2017 và xây dựng kế hoạch, giải pháp tiêu thụ sản phẩm năm 2018. Năm 2017, tổng diện tích tre Bát Độ của toàn huyện là gần 2.500 ha, trong đó diện tích tre kiến thiết gần 900 ha, diện tích tre cho thu hoạch gần 1.600 ha; sản lượng măng vỏ tươi đạt 36.500 tấn, giá trị trên 50 tỷ đồng. Chương trình tre Bát Độ đã tiếp tục giúp cho nông dân trong vùng tăng thu nhập, tạo việc làm, ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, trong quá trình thâm canh, chăm sóc và tiêu thụ sản phẩm vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: chất lượng vùng nguyên liệu vẫn đạt thấp, nhân dân chưa chú trọng đầu tư chăm sóc, chặt tỉa, một số diện tích vẫn để nhiều cây mẹ, cây già dẫn đến sản lượng thấp. Có nhiều đơn vị, cá nhân tham gia thu mua nên khó khăn trong công tác quản lý.
Năm 2018 này, tổng diện tích tre của toàn huyện là gần 3.000 ha, trong đó 1.900 ha đã cho thu hoạch, sản lượng măng dự ước sẽ vượt 36.500 tấn. Để đảm bảo thuận lợi việc bao tiêu sản phẩm cho người dân UBND huyện Trấn Yên các xã thực hiện tốt công tác quản lý trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo an ninh trật tự trong quá trình thu mua; phối hợp với Ban quản lý dự án tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện tốt việc đầu tư thâm canh, thu hoạch, sơ chế. Ngoài ra, đề nghị các công ty thu mua sản phẩm bố trí thời gian thu mua và lịch cân hợp lý; thông báo giá thu mua măng sớm đến các xã và hộ nông dân, chủ động nguồn vốn để thu mua hết sản phẩm./.