Năm 2017, tỉnh Yên Bái đã tư vấn, hỗ trợ trên 400 doanh nghiệp xây dựng hạ tầng thương mại điện tử; nâng cao chất lượng hoạt động của sàn giao dịch điện tử với 480 lượt doanh nghiệp và 1.500 lượt sản phẩm được chào bán trên sàn.
Hoạt động xúc tiên thương mại đã giúp nhiều doanh nghiệp của tỉnh Yên Bái mở rộng thị trường, tăng giá trị sản xuất.
Trong năm qua, công tác xúc tiến thương mại của tỉnh Yên Bái đã được triển khai đồng bộ theo hướng tập trung vào công tác thông tin, tuyên truyền quảng bá các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, giới thiệu các sản phẩm chủ lực của tỉnh đến với thị trường trong và ngoài nước. Năm 2017, tỉnh Yên Bái đã tư vấn, hỗ trợ trên 400 doanh nghiệp xây dựng hạ tầng thương mại điện tử; nâng cao chất lượng hoạt động của sàn giao dịch điện tử với 480 lượt doanh nghiệp và 1.500 lượt sản phẩm được chào bán trên sàn; hoàn thành xây dựng và đưa vào vận hành phần mềm dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 lĩnh vực công thương. Toàn tỉnh hiện đã có trên 80 doanh nghiệp, hộ kinh doanh đăng ký mở tài khoản trên phần mềm.
Đặc biệt, nhằm hiện thực hóa mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, Yên Bái cũng đã đẩy mạnh xúc tiến thương mại định hướng xuất khẩu. Các sở, ban, ngành đã hỗ trợ doanh nghiệp trong tỉnh tham gia 8 hội chợ, triển lãm quốc tế tại thị trường nước ngoài, 10 hội chợ trong nước với hàng loạt các sản phẩm thế mạnh, chủ lực của các địa phương trong tỉnh. Năm 2017, Yên Bái đã tổ chức gần 20 hội chợ thương mại trong tỉnh và hàng chục hội nghị, hội thảo nhằm giới thiệu, quảng bá các sản phẩm đặc sản của địa phương….
Đánh giá chung, các hoạt động xúc tiến thương mại đã tạo điều kiện thuận lợi giúp các doanh nghiệp có cơ hội được kết nối với khách hàng trong và ngoài nước, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.
Trong năm 2018, tỉnh Yên Bái sẽ đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại; trọng tâm là tăng cường công tác quản lý chất lượng sản phẩm, nhất là các sản phẩm chủ lực của tỉnh như quế, cam, chè, gạo, sơn tra…nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước cũng như thị trường xuất khẩu, tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường nước ngoài như Ấn Độ, Myanma, Thái Lan; đổi mới các chương trình xúc tiến thương mại, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong tỉnh được kết nối, giao thương với các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Các sở, ban, ngành trực tiếp là Sở công thương phải đổi mới toàn diện chương trình XTTM, đẩy mạnh xuất khẩu, đặc biệt là định hướng tới các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, EU… Đồng thời, hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng chiến lược phát triển doanh nghiệp dài hạn, nâng cao chất lượng sản phẩm đi đôi với xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm mạnh có lợi thế cạnh tranh của tỉnh; chủ động xây dựng mối quan hệ gắn kết giữa doanh nghiệp sản xuất chế biến với vùng cung cấp nguyên liệu và các nhà phân phối, tiêu thụ…
726 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Năm 2017, tỉnh Yên Bái đã tư vấn, hỗ trợ trên 400 doanh nghiệp xây dựng hạ tầng thương mại điện tử; nâng cao chất lượng hoạt động của sàn giao dịch điện tử với 480 lượt doanh nghiệp và 1.500 lượt sản phẩm được chào bán trên sàn. Trong năm qua, công tác xúc tiến thương mại của tỉnh Yên Bái đã được triển khai đồng bộ theo hướng tập trung vào công tác thông tin, tuyên truyền quảng bá các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, giới thiệu các sản phẩm chủ lực của tỉnh đến với thị trường trong và ngoài nước. Năm 2017, tỉnh Yên Bái đã tư vấn, hỗ trợ trên 400 doanh nghiệp xây dựng hạ tầng thương mại điện tử; nâng cao chất lượng hoạt động của sàn giao dịch điện tử với 480 lượt doanh nghiệp và 1.500 lượt sản phẩm được chào bán trên sàn; hoàn thành xây dựng và đưa vào vận hành phần mềm dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 lĩnh vực công thương. Toàn tỉnh hiện đã có trên 80 doanh nghiệp, hộ kinh doanh đăng ký mở tài khoản trên phần mềm.
Đặc biệt, nhằm hiện thực hóa mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, Yên Bái cũng đã đẩy mạnh xúc tiến thương mại định hướng xuất khẩu. Các sở, ban, ngành đã hỗ trợ doanh nghiệp trong tỉnh tham gia 8 hội chợ, triển lãm quốc tế tại thị trường nước ngoài, 10 hội chợ trong nước với hàng loạt các sản phẩm thế mạnh, chủ lực của các địa phương trong tỉnh. Năm 2017, Yên Bái đã tổ chức gần 20 hội chợ thương mại trong tỉnh và hàng chục hội nghị, hội thảo nhằm giới thiệu, quảng bá các sản phẩm đặc sản của địa phương….
Đánh giá chung, các hoạt động xúc tiến thương mại đã tạo điều kiện thuận lợi giúp các doanh nghiệp có cơ hội được kết nối với khách hàng trong và ngoài nước, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.
Trong năm 2018, tỉnh Yên Bái sẽ đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại; trọng tâm là tăng cường công tác quản lý chất lượng sản phẩm, nhất là các sản phẩm chủ lực của tỉnh như quế, cam, chè, gạo, sơn tra…nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước cũng như thị trường xuất khẩu, tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường nước ngoài như Ấn Độ, Myanma, Thái Lan; đổi mới các chương trình xúc tiến thương mại, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong tỉnh được kết nối, giao thương với các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Các sở, ban, ngành trực tiếp là Sở công thương phải đổi mới toàn diện chương trình XTTM, đẩy mạnh xuất khẩu, đặc biệt là định hướng tới các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, EU… Đồng thời, hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng chiến lược phát triển doanh nghiệp dài hạn, nâng cao chất lượng sản phẩm đi đôi với xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm mạnh có lợi thế cạnh tranh của tỉnh; chủ động xây dựng mối quan hệ gắn kết giữa doanh nghiệp sản xuất chế biến với vùng cung cấp nguyên liệu và các nhà phân phối, tiêu thụ…