"Ưu tiên cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp trong công tác phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai và đề cao tính chủ động của nhân dân để đưa ra các giải pháp ứng phó phù hợp với những diễn biến cực đoan của thời tiết” - đây là ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Đức Duy khi trao đổi với phóng viên (P.V) Báo Yên Bái về công tác phòng chống thiên tai năm 2018.
Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã quan tâm có mặt kịp thời cùng với lãnh đạo tỉnh chỉ đạo, kiểm tra tình hình khắc phục hậu quả mưa lũ bất thường xảy ra tại thị xã Nghĩa Lộ.
P.V: Xin đồng chí thông tin về những thiệt hại mà thiên tai gây ra trên địa bàn tỉnh trong năm vừa qua?
Đồng chí Đỗ Đức Duy: Năm 2017 là một trong những năm mà tỉnh ta chịu ảnh hưởng rất nặng nề của thiên tai, mưa lũ. Theo thống kê, năm qua Yên Bái phải chịu 21 đợt thiên tai, thời tiết cực đoan gây ra hậu quả rất nặng nề. Thiên tai đã làm 53 người chết và mất tích, 33 người bị thương, hư hỏng 3.649 căn nhà (trong đó 168 nhà bị sập đổ, trôi hoàn toàn) và gây thiệt hại 4.273 ha đất sản xuất nông nghiệp, trong đó có hơn 2.000 ha là đất lúa. Thiên tai cũng làm hư hỏng hàng trăm công trình cơ sở hạ tầng, nhất là giao thông, thủy lợi, trường học và các công trình công nghiệp. Ước tính tổng thiệt hại do ảnh hưởng của thiên tai gây ra trên địa bàn trong năm 2017 là gần 1.900 tỷ đồng.
P.V: Vậy, những bài học kinh nghiệm rút ra trong công tác chỉ đạo, khắc phục hậu quả nặng nề do thiên tai gây ra là gì thưa đồng chí?
Đồng chí Đỗ Đức Duy: Qua trực tiếp có mặt tại hiện trường chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả thiên tai tại các địa phương trong tỉnh, tôi rút ra được 5 bài học kinh nghiệm.
Thứ nhất: Chúng ta đã làm rất tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành. Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và các thành viên trong Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tỉnh thường xuyên, liên tục có các văn bản chỉ đạo trước, trong và sau mỗi đợt thiên tai chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh để chúng ta có các giải pháp phù hợp, ứng phó kịp thời với những tác động ảnh hưởng của thiên tai, thời tiết cực đoan và Ban Chỉ huy PCTT-TKCN các địa phương cũng đã làm tốt công tác thông báo, dự báo, cảnh báo các diễn biến bất thường cũng như các nguy cơ có thể xảy ra do ảnh hưởng của thiên tai cũng như lũ ống, lũ quét, sạt lở đất…
Chính nhờ công tác lãnh đạo, chỉ đạo đó mà chúng ta đã có những giải pháp chủ động ứng phó cũng như có các giải pháp để giảm thiểu ảnh hưởng của thiên tai. Mỗi khi có ảnh hưởng của thời tiết cực đoan, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất thì đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, các đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh, các đồng chí đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương đều trực tiếp có mặt tại hiện trường để kiểm tra, chỉ đạo khắc phục cũng như có các giải pháp sớm ổn định đời sống và khôi phục sản xuất của nhân dân. Sau một thời gian, các đồng chí lãnh đạo tỉnh cũng đi kiểm tra tình hình khắc phục hậu quả mưa lũ, nhất là sau các đợt lũ ống, lũ quét gây thiệt hại nghiêm trọng trên địa bàn huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn và thị xã Nghĩa Lộ.
Thứ hai là chúng ta đã thực hiện tốt phương châm "4 tại chỗ”, trong đó huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, bao gồm cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, lực lượng vũ trang, các doanh nghiệp và nhân dân các dân tộc để cùng khắc phục hậu quả thiên tai. Trong đó, tôi đánh giá cao vai trò rất nổi bật của cấp ủy, chính quyền cơ sở - nơi trực tiếp gần dân nhất và là lực lượng đầu tiên tham gia công tác xử lý và khắc phục hậu quả thiên tai bão lũ. Ước tính trong năm chúng ta đã huy động khoảng 10 ngàn lượt người với hàng nghìn lượt phương tiện, máy móc, ô tô, xe máy để tham gia công tác tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai.
Thứ ba là, chúng ta đã thực hiện khẩn trương, quyết liệt các biện pháp để khắc phục hậu quả thiên tai, trong đó ưu tiên số 1 là công tác tìm kiếm cứu nạn, tiếp đến là các giải pháp bảo đảm an sinh xã hội cho người dân trong vùng bị ảnh hưởng. Sau đó là các giải pháp bảo đảm vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, giữ vững an ninh trật tự tại các khu vực xảy ra bão lũ; các giải pháp khôi phục sản xuất trên các diện tích bị ảnh hưởng, ổn định đời sống nhân dân; rồi khắc phục, sửa chữa các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật, giao thông, thủy lợi, công trình dân dụng bị hư hỏng sau mưa bão. Chúng ta đã làm rất quyết liệt, kịp thời, được Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương đánh giá rất tích cực.
Thứ tư, chúng ta đã làm rất tốt công tác thông tin tuyên truyền từ việc dự báo, thông báo, cảnh báo diễn biến tình hình phức tạp của thời tiết cực đoan, mưa lũ cho đến việc thông tin kịp thời, thường xuyên liên tục về công tác lãnh đạo, chỉ đạo cũng như công tác khắc phục hậu quả bão lũ. Chính nhờ làm tốt công tác thông tin tuyên truyền, chúng ta đã nhận được rất nhiều sự quan tâm lãnh đạo chỉ đạo rất kịp thời và thường xuyên của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ, các bộ ngành Trung ương và sự hỗ trợ về vật chất và tinh thần của đông đảo cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trên phạm vi cả nước chung tay cùng hỗ trợ, giúp đỡ Yên Bái khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ.
Thứ năm là, chúng ta đã tranh thủ huy động đa dạng các nguồn lực để đầu tư khắc phục hậu quả thiên tai. Trong năm 2017, tỉnh đã huy động các nguồn lực được 404 tỷ đồng, trong đó 140 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Trung ương, 40 tỷ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh và 124 tỷ đồng là các nguồn hỗ trợ của các tổ chức doanh nghiệp, các nhà hảo tâm và cá nhân trên cả nước giúp chúng ta khắc phục hậu quả thiên tai.
Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Đức Duy trao tiền hỗ trợ cho hộ bị thiệt hại do trận lũ ống lịch sử xảy ra tháng 8/2017 tại huyện Mù Cang Chải.
P.V: Năm 2018, dự báo tình hình thiên tai, bão lũ tiếp tục diễn biến phức tạp. Vậy những giải pháp gì để nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, thưa đồng chí?
Đồng chí Đỗ Đức Duy: Tôi cho rằng, giải pháp đầu tiên chúng ta vẫn phải ưu tiên cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp đối với công tác phòng chống và khắc phục hậu quả của thiên tai.
Trong đó tập trung kiện toàn lại Ban Chỉ huy PCTT - TKCN tỉnh cũng như ban chỉ huy các địa phương. Đồng thời, tiếp tục làm tốt công tác dự báo, theo dõi, cảnh báo các diễn biến bất thường của thời tiết cực đoan, mưa lũ mà có thể gây ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất trên địa bàn. Thực hiện tốt phương châm "phòng là chính”, chủ động trong công tác phòng chống. Khi thiên tai xảy ra, thì phát huy những kinh nghiệm được rút ra trong năm 2017, chủ động vào cuộc kịp thời, nhất là đối với người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp phải trực tiếp tham gia công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc khắc phục hậu quả thiên tai.
Thứ hai, chúng ta phải thực hiện nhuần nhuyễn phương châm "4 tại chỗ”, phát huy cao vai trò trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, đặc biệt là cấp cơ sở - nơi mà chúng ta huy động nhanh nhất, trực tiếp nhất và gần dân nhất để thực hiện công tác khắc phục hậu quả.
Thứ ba là, tiếp tục huy động các nguồn lực để khắc phục nhanh những hậu quả do thiên tai gây ra trong năm 2017 cũng như các năm trước gây ra. Chúng ta đã tập trung chỉ đạo làm tốt công tác an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, phòng chống dịch bệnh, giữ vững trật tự an toàn xã hội. Tuy nhiên, việc khắc phục các công trình cơ sở hạ tầng, khôi phục diện tích đất sản xuất bị hư hại, tái định cư cho nhân dân trong các vùng bị ảnh hưởng, khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét và sạt lở đất chúng ta vẫn đang tiếp tục triển khai, đòi hỏi phải huy động các nguồn lực lớn hơn, đẩy nhanh hơn tiến độ các công trình này, góp phần ổn định đời sống cho nhân dân và giảm thiểu những thiệt hại do thiên tai có thể xảy ra trong năm 2018.
Thứ tư, chúng ta cần làm tốt công tác thông tin tuyên truyền, nhất là việc dự báo, cảnh báo, thông tin kịp thời, thường xuyên đến các ngành, các cấp, đến các thôn bản và bà con nhân dân để nhân dân biết và chủ động các giải pháp để phòng chống. Vấn đề quan trọng nữa là chúng ta phải đề cao tính chủ động ứng phó đối với những diễn biến cực đoan của thời tiết, không chủ quan lơ là để đưa ra các giải pháp ứng phó phù hợp.
P.V: Xin trân trọng cảm ơn đồng chí!
929 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
"Ưu tiên cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp trong công tác phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai và đề cao tính chủ động của nhân dân để đưa ra các giải pháp ứng phó phù hợp với những diễn biến cực đoan của thời tiết” - đây là ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Đức Duy khi trao đổi với phóng viên (P.V) Báo Yên Bái về công tác phòng chống thiên tai năm 2018.P.V: Xin đồng chí thông tin về những thiệt hại mà thiên tai gây ra trên địa bàn tỉnh trong năm vừa qua?
Đồng chí Đỗ Đức Duy: Năm 2017 là một trong những năm mà tỉnh ta chịu ảnh hưởng rất nặng nề của thiên tai, mưa lũ. Theo thống kê, năm qua Yên Bái phải chịu 21 đợt thiên tai, thời tiết cực đoan gây ra hậu quả rất nặng nề. Thiên tai đã làm 53 người chết và mất tích, 33 người bị thương, hư hỏng 3.649 căn nhà (trong đó 168 nhà bị sập đổ, trôi hoàn toàn) và gây thiệt hại 4.273 ha đất sản xuất nông nghiệp, trong đó có hơn 2.000 ha là đất lúa. Thiên tai cũng làm hư hỏng hàng trăm công trình cơ sở hạ tầng, nhất là giao thông, thủy lợi, trường học và các công trình công nghiệp. Ước tính tổng thiệt hại do ảnh hưởng của thiên tai gây ra trên địa bàn trong năm 2017 là gần 1.900 tỷ đồng.
P.V: Vậy, những bài học kinh nghiệm rút ra trong công tác chỉ đạo, khắc phục hậu quả nặng nề do thiên tai gây ra là gì thưa đồng chí?
Đồng chí Đỗ Đức Duy: Qua trực tiếp có mặt tại hiện trường chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả thiên tai tại các địa phương trong tỉnh, tôi rút ra được 5 bài học kinh nghiệm.
Thứ nhất: Chúng ta đã làm rất tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành. Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và các thành viên trong Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tỉnh thường xuyên, liên tục có các văn bản chỉ đạo trước, trong và sau mỗi đợt thiên tai chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh để chúng ta có các giải pháp phù hợp, ứng phó kịp thời với những tác động ảnh hưởng của thiên tai, thời tiết cực đoan và Ban Chỉ huy PCTT-TKCN các địa phương cũng đã làm tốt công tác thông báo, dự báo, cảnh báo các diễn biến bất thường cũng như các nguy cơ có thể xảy ra do ảnh hưởng của thiên tai cũng như lũ ống, lũ quét, sạt lở đất…
Chính nhờ công tác lãnh đạo, chỉ đạo đó mà chúng ta đã có những giải pháp chủ động ứng phó cũng như có các giải pháp để giảm thiểu ảnh hưởng của thiên tai. Mỗi khi có ảnh hưởng của thời tiết cực đoan, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất thì đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, các đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh, các đồng chí đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương đều trực tiếp có mặt tại hiện trường để kiểm tra, chỉ đạo khắc phục cũng như có các giải pháp sớm ổn định đời sống và khôi phục sản xuất của nhân dân. Sau một thời gian, các đồng chí lãnh đạo tỉnh cũng đi kiểm tra tình hình khắc phục hậu quả mưa lũ, nhất là sau các đợt lũ ống, lũ quét gây thiệt hại nghiêm trọng trên địa bàn huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn và thị xã Nghĩa Lộ.
Thứ hai là chúng ta đã thực hiện tốt phương châm "4 tại chỗ”, trong đó huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, bao gồm cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, lực lượng vũ trang, các doanh nghiệp và nhân dân các dân tộc để cùng khắc phục hậu quả thiên tai. Trong đó, tôi đánh giá cao vai trò rất nổi bật của cấp ủy, chính quyền cơ sở - nơi trực tiếp gần dân nhất và là lực lượng đầu tiên tham gia công tác xử lý và khắc phục hậu quả thiên tai bão lũ. Ước tính trong năm chúng ta đã huy động khoảng 10 ngàn lượt người với hàng nghìn lượt phương tiện, máy móc, ô tô, xe máy để tham gia công tác tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai.
Thứ ba là, chúng ta đã thực hiện khẩn trương, quyết liệt các biện pháp để khắc phục hậu quả thiên tai, trong đó ưu tiên số 1 là công tác tìm kiếm cứu nạn, tiếp đến là các giải pháp bảo đảm an sinh xã hội cho người dân trong vùng bị ảnh hưởng. Sau đó là các giải pháp bảo đảm vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, giữ vững an ninh trật tự tại các khu vực xảy ra bão lũ; các giải pháp khôi phục sản xuất trên các diện tích bị ảnh hưởng, ổn định đời sống nhân dân; rồi khắc phục, sửa chữa các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật, giao thông, thủy lợi, công trình dân dụng bị hư hỏng sau mưa bão. Chúng ta đã làm rất quyết liệt, kịp thời, được Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương đánh giá rất tích cực.
Thứ tư, chúng ta đã làm rất tốt công tác thông tin tuyên truyền từ việc dự báo, thông báo, cảnh báo diễn biến tình hình phức tạp của thời tiết cực đoan, mưa lũ cho đến việc thông tin kịp thời, thường xuyên liên tục về công tác lãnh đạo, chỉ đạo cũng như công tác khắc phục hậu quả bão lũ. Chính nhờ làm tốt công tác thông tin tuyên truyền, chúng ta đã nhận được rất nhiều sự quan tâm lãnh đạo chỉ đạo rất kịp thời và thường xuyên của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ, các bộ ngành Trung ương và sự hỗ trợ về vật chất và tinh thần của đông đảo cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trên phạm vi cả nước chung tay cùng hỗ trợ, giúp đỡ Yên Bái khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ.
Thứ năm là, chúng ta đã tranh thủ huy động đa dạng các nguồn lực để đầu tư khắc phục hậu quả thiên tai. Trong năm 2017, tỉnh đã huy động các nguồn lực được 404 tỷ đồng, trong đó 140 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Trung ương, 40 tỷ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh và 124 tỷ đồng là các nguồn hỗ trợ của các tổ chức doanh nghiệp, các nhà hảo tâm và cá nhân trên cả nước giúp chúng ta khắc phục hậu quả thiên tai.
Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Đức Duy trao tiền hỗ trợ cho hộ bị thiệt hại do trận lũ ống lịch sử xảy ra tháng 8/2017 tại huyện Mù Cang Chải.
P.V: Năm 2018, dự báo tình hình thiên tai, bão lũ tiếp tục diễn biến phức tạp. Vậy những giải pháp gì để nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, thưa đồng chí?
Đồng chí Đỗ Đức Duy: Tôi cho rằng, giải pháp đầu tiên chúng ta vẫn phải ưu tiên cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp đối với công tác phòng chống và khắc phục hậu quả của thiên tai.
Trong đó tập trung kiện toàn lại Ban Chỉ huy PCTT - TKCN tỉnh cũng như ban chỉ huy các địa phương. Đồng thời, tiếp tục làm tốt công tác dự báo, theo dõi, cảnh báo các diễn biến bất thường của thời tiết cực đoan, mưa lũ mà có thể gây ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất trên địa bàn. Thực hiện tốt phương châm "phòng là chính”, chủ động trong công tác phòng chống. Khi thiên tai xảy ra, thì phát huy những kinh nghiệm được rút ra trong năm 2017, chủ động vào cuộc kịp thời, nhất là đối với người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp phải trực tiếp tham gia công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc khắc phục hậu quả thiên tai.
Thứ hai, chúng ta phải thực hiện nhuần nhuyễn phương châm "4 tại chỗ”, phát huy cao vai trò trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, đặc biệt là cấp cơ sở - nơi mà chúng ta huy động nhanh nhất, trực tiếp nhất và gần dân nhất để thực hiện công tác khắc phục hậu quả.
Thứ ba là, tiếp tục huy động các nguồn lực để khắc phục nhanh những hậu quả do thiên tai gây ra trong năm 2017 cũng như các năm trước gây ra. Chúng ta đã tập trung chỉ đạo làm tốt công tác an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, phòng chống dịch bệnh, giữ vững trật tự an toàn xã hội. Tuy nhiên, việc khắc phục các công trình cơ sở hạ tầng, khôi phục diện tích đất sản xuất bị hư hại, tái định cư cho nhân dân trong các vùng bị ảnh hưởng, khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét và sạt lở đất chúng ta vẫn đang tiếp tục triển khai, đòi hỏi phải huy động các nguồn lực lớn hơn, đẩy nhanh hơn tiến độ các công trình này, góp phần ổn định đời sống cho nhân dân và giảm thiểu những thiệt hại do thiên tai có thể xảy ra trong năm 2018.
Thứ tư, chúng ta cần làm tốt công tác thông tin tuyên truyền, nhất là việc dự báo, cảnh báo, thông tin kịp thời, thường xuyên đến các ngành, các cấp, đến các thôn bản và bà con nhân dân để nhân dân biết và chủ động các giải pháp để phòng chống. Vấn đề quan trọng nữa là chúng ta phải đề cao tính chủ động ứng phó đối với những diễn biến cực đoan của thời tiết, không chủ quan lơ là để đưa ra các giải pháp ứng phó phù hợp.
P.V: Xin trân trọng cảm ơn đồng chí!