Nhìn chung, lao động bình quân trên một đơn vị kinh tế thay đổi không đáng kể so với năm 2012 và có sự khác biệt giữa các đơn vị kinh tế và khối hành chính, sự nghiệp.
Công bố kết quả sơ bộ Tổng điều tra kinh tế năm 2017.
Sáng 19/1, tại Hà Nội, Tổng cục Thống kê tổ chức cuộc họp báo công bố kết quả sơ bộ Tổng điều tra kinh tế năm 2017. Theo đó, tính đến thời điểm 1/7/2017, cả nước có gần 5,9 triệu đơn vị kinh tế, hành chính sự nghiệp, tăng 13,7% so với năm 2012 (706 nghìn đơn vị), mỗi năm tăng bình quân 2,6%, thấp hơn mức tăng 5% của thời kỳ 2007-2012.
Nổi bật, doanh nghiệp là khu vực dẫn đầu về mức tăng số lượng và thu hút lao động. Tính đến 1/1/2017 cả nước có 518.000 doanh nghiệp thực tế đang tồn tại, tăng 176.000 doanh nghiệp và gấp 1,5 lần so với năm 2012; trong đó có 505.000 doanh nghiệp thực tế hoạt động.
Khối doanh nghiệp thu hút 14 triệu lao động, tăng 28,5% so với năm 2012; trong đó 14 triệu lao động thuộc các doanh nghiệp thực tế hoạt động. Thời kỳ 2012-2017, bình quân hàng năm số lượng doanh nghiệp tăng 8,7%, lao động tăng hơn 5%.
Phát biểu tại cuộc họp báo, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm nhấn mạnh, qua kết quả Tổng điều tra kinh tế năm 2017 cho thấy, số doanh nghiệp mới thành lập tăng cả về số lượng và thu hút số lượng lao động, điều này chứng tỏ môi trường kinh doanh có dấu hiệu cải thiện tốt và thể hiện tinh thần về một Nhà nước kiến tạo.
Ông Lâm cho biết, nếu xem về quy mô lao động sẽ thấy, nhìn chung lao động bình quân trên một đơn vị kinh tế thay đổi không đáng kể so với năm 2012 và có sự khác biệt giữa các đơn vị kinh tế và khối hành chính, sự nghiệp. Lao động bình quân một doanh nghiệp giảm từ 32 người xuống 27 người; trong đó doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài nhà nước đều giảm tương ứng là 20 người và 3 người/1 doanh nghiệp.
Riêng các doanh nghiệp FDI tăng bình quân 15 người/doanh nghiệp so với năm 2012. Khu vực kinh tế tập thể và cá thể đều có sự giảm nhẹ. "Điều này cũng phù hợp với xu hướng cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và khuyến khích doanh nghiệp ngoài nhà nước, kinh tế tư nhân phát triển", Tổng cục trưởng cho biết.
Tuy nhiên, theo Tổng cục trưởng Nguyễn Bích Lâm, đối với năng suất lao động theo quy mô, nếu doanh nghệp có số lượng doanh nghiệp từ 50 đến 99 lao động thì có năng suất lao động là cao nhất, còn đối với doanh nghiệp có 100 đến 299 lao động thì sẽ có năng suất lao động cao đứng thứ 2.
Vụ trưởng Vụ Thống kê Thương mại và dịch vụ, ông Nguyễn Trung Tiến cũng chỉ ra, khu vực dịch vụ có số lượng doanh nghiệp lớn nhất với 362.000 doanh nghiệp, chiếm 70% tổng số doanh nghiệp, tăng 57% so với năm 2012 trong đó 354.000 doanh nghiệp đang hoạt động, tăng 61% so với năm 2012.
Một số ngành thuộc khu vực này có số lượng doanh nghiệp tăng mạnh như giáo dục đào tạo tăng 155%, nghệ thuật, vui chơi và giải trí tăng 106%, chuyên môn khoa học công nghệ tăng 87%, y tế tăng 84%, vận tải kho bãi tăng 63,9%, kinh doanh bất động sản tăng 63%... Điều này phản ánh hiệu quả của chủ trương xã hội hóa của Đảng và Nhà nước chuyển các đơn vị hoạt động sự nghiệp sang mô hình doanh nghiệp.
Khu vực công nghiệp và xây dựng có 151 nghìn doanh nghiệp, chiếm tỷ trọng 29% và tăng 41% so với năm 2012 trong đó 146 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động, tăng 44,6%, bình quân giai đoạn 2012-2017 mỗi năm số doanh nghiệp khu vực này tăng 7,7% trong đó các ngành có tốc độ tăng khá gồm cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 73%, công nghiệp chế biến chế tạo tăng 40,5%, xây dựng tăng 43%.
Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản có số lượng thấp nhất với 4.942 doanh nghiệp, tăng 27% so với năm 2012; trong đó doanh nghiệp đang hoạt động năm 2017 là 4.447 doanh nghiệp, tăng 34,5% so với năm 2012, bình quân giai đoạn 2012-2017 mỗi năm khu vực này chỉ tăng 6,1%. Ở khu vực này, đáng chú ý là các doanh nghiệp hoạt động nông nghiệp tăng cao với 50% so với năm 2012. Đây là kết quả của chính sách thu hút đầu tư của các doanh nghiệp vào khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản những năm gần đây…
720 lượt xem
Theo TTXVN
Nhìn chung, lao động bình quân trên một đơn vị kinh tế thay đổi không đáng kể so với năm 2012 và có sự khác biệt giữa các đơn vị kinh tế và khối hành chính, sự nghiệp.Sáng 19/1, tại Hà Nội, Tổng cục Thống kê tổ chức cuộc họp báo công bố kết quả sơ bộ Tổng điều tra kinh tế năm 2017. Theo đó, tính đến thời điểm 1/7/2017, cả nước có gần 5,9 triệu đơn vị kinh tế, hành chính sự nghiệp, tăng 13,7% so với năm 2012 (706 nghìn đơn vị), mỗi năm tăng bình quân 2,6%, thấp hơn mức tăng 5% của thời kỳ 2007-2012.
Nổi bật, doanh nghiệp là khu vực dẫn đầu về mức tăng số lượng và thu hút lao động. Tính đến 1/1/2017 cả nước có 518.000 doanh nghiệp thực tế đang tồn tại, tăng 176.000 doanh nghiệp và gấp 1,5 lần so với năm 2012; trong đó có 505.000 doanh nghiệp thực tế hoạt động.
Khối doanh nghiệp thu hút 14 triệu lao động, tăng 28,5% so với năm 2012; trong đó 14 triệu lao động thuộc các doanh nghiệp thực tế hoạt động. Thời kỳ 2012-2017, bình quân hàng năm số lượng doanh nghiệp tăng 8,7%, lao động tăng hơn 5%.
Phát biểu tại cuộc họp báo, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm nhấn mạnh, qua kết quả Tổng điều tra kinh tế năm 2017 cho thấy, số doanh nghiệp mới thành lập tăng cả về số lượng và thu hút số lượng lao động, điều này chứng tỏ môi trường kinh doanh có dấu hiệu cải thiện tốt và thể hiện tinh thần về một Nhà nước kiến tạo.
Ông Lâm cho biết, nếu xem về quy mô lao động sẽ thấy, nhìn chung lao động bình quân trên một đơn vị kinh tế thay đổi không đáng kể so với năm 2012 và có sự khác biệt giữa các đơn vị kinh tế và khối hành chính, sự nghiệp. Lao động bình quân một doanh nghiệp giảm từ 32 người xuống 27 người; trong đó doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài nhà nước đều giảm tương ứng là 20 người và 3 người/1 doanh nghiệp.
Riêng các doanh nghiệp FDI tăng bình quân 15 người/doanh nghiệp so với năm 2012. Khu vực kinh tế tập thể và cá thể đều có sự giảm nhẹ. "Điều này cũng phù hợp với xu hướng cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và khuyến khích doanh nghiệp ngoài nhà nước, kinh tế tư nhân phát triển", Tổng cục trưởng cho biết.
Tuy nhiên, theo Tổng cục trưởng Nguyễn Bích Lâm, đối với năng suất lao động theo quy mô, nếu doanh nghệp có số lượng doanh nghiệp từ 50 đến 99 lao động thì có năng suất lao động là cao nhất, còn đối với doanh nghiệp có 100 đến 299 lao động thì sẽ có năng suất lao động cao đứng thứ 2.
Vụ trưởng Vụ Thống kê Thương mại và dịch vụ, ông Nguyễn Trung Tiến cũng chỉ ra, khu vực dịch vụ có số lượng doanh nghiệp lớn nhất với 362.000 doanh nghiệp, chiếm 70% tổng số doanh nghiệp, tăng 57% so với năm 2012 trong đó 354.000 doanh nghiệp đang hoạt động, tăng 61% so với năm 2012.
Một số ngành thuộc khu vực này có số lượng doanh nghiệp tăng mạnh như giáo dục đào tạo tăng 155%, nghệ thuật, vui chơi và giải trí tăng 106%, chuyên môn khoa học công nghệ tăng 87%, y tế tăng 84%, vận tải kho bãi tăng 63,9%, kinh doanh bất động sản tăng 63%... Điều này phản ánh hiệu quả của chủ trương xã hội hóa của Đảng và Nhà nước chuyển các đơn vị hoạt động sự nghiệp sang mô hình doanh nghiệp.
Khu vực công nghiệp và xây dựng có 151 nghìn doanh nghiệp, chiếm tỷ trọng 29% và tăng 41% so với năm 2012 trong đó 146 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động, tăng 44,6%, bình quân giai đoạn 2012-2017 mỗi năm số doanh nghiệp khu vực này tăng 7,7% trong đó các ngành có tốc độ tăng khá gồm cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 73%, công nghiệp chế biến chế tạo tăng 40,5%, xây dựng tăng 43%.
Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản có số lượng thấp nhất với 4.942 doanh nghiệp, tăng 27% so với năm 2012; trong đó doanh nghiệp đang hoạt động năm 2017 là 4.447 doanh nghiệp, tăng 34,5% so với năm 2012, bình quân giai đoạn 2012-2017 mỗi năm khu vực này chỉ tăng 6,1%. Ở khu vực này, đáng chú ý là các doanh nghiệp hoạt động nông nghiệp tăng cao với 50% so với năm 2012. Đây là kết quả của chính sách thu hút đầu tư của các doanh nghiệp vào khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản những năm gần đây…