Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chương trình "Chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời nhằm phòng chống suy dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em, nâng cao tầm vóc người Việt Nam”.
Ảnh minh họa
Mục tiêu của Chương trình nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ có thai và trẻ em dưới 2 tuổi, góp phần nâng cao tầm vóc, thể lực người Việt Nam.
Cụ thể, về cải thiện tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ có thai và trẻ em, Chương trình đặt mục tiêu cụ thể đến năm 2025, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi dưới 20%; tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ em dưới 5 tuổi dưới 11%, riêng tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi dưới 15%; tỷ lệ trẻ có cân nặng sơ sinh thấp (dưới 2.500 gram) dưới 8%; tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ có thai dưới 23%, riêng ở vùng miền núi dưới 25,5%; đến năm 2030: tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi dưới 19%; tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ em dưới 5 tuổi dưới 10,5%; tỷ lệ trẻ có cân nặng sơ sinh thấp (dưới 2.500 gram) dưới 7%; tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ có thai xuống dưới 20%, riêng ở vùng miền núi dưới 23,5%.
Về nâng cao tỷ lệ thực hành về chăm sóc dinh dưỡng 1000 ngày đầu đời cho người chăm sóc trẻ, đến năm 2025, Chương trình đặt mục tiêu 80% bà mẹ thực hành cho trẻ bú sớm và 25% bà mẹ cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu; 70% bà mẹ cho trẻ từ 6 - 24 tháng tuổi ăn bổ sung đúng cách; đến năm 2030, các tỷ lệ này lần lượt là 85%; 30% và 80%.
Để đạt được mục tiêu trên, Chương trình đề ra các giải pháp và nhiệm vụ chủ yếu như rà soát, nghiên cứu hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời, trong đó có hỗ trợ phụ nữ có thai, bà mẹ cho con bú và trẻ em dưới 24 tháng tuổi tại các địa phương khó khăn, vùng sâu, vùng xa và vùng dân tộc thiểu số; xây dựng các chỉ tiêu về dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời và đưa vào hệ thống chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội tại từng địa phương; xây dựng thực đơn dinh dưỡng phù hợp theo nhóm đối tượng và vùng miền.
Bên cạnh đó tăng cường công tác thông tin, truyền thông và vận động về lợi ích của việc khám thai định kỳ và chăm sóc dinh dưỡng cho phụ nữ có thai, bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, cho trẻ ăn bổ sung hợp lý, bổ sung vi chất dinh dưỡng.
Triển khai toàn diện các can thiệp về chăm sóc dinh dưỡng cho 1.000 ngày đầu đời bao gồm thực hiện chăm sóc sức khỏe và bảo đảm dinh dưỡng hợp lý cho bà mẹ trước, trong và sau sinh; nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu; ăn bổ sung hợp lý cho trẻ dưới 2 tuổi; định kỳ theo dõi tăng trưởng và phát triển của trẻ; hướng dẫn dinh dưỡng phù hợp với từng đối tượng và địa bàn.
Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Ủy ban Dân tộc, Bộ Tài chính rà soát, nghiên cứu, đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, hỗ trợ từ nguồn ngân sách trung ương cho một số địa phương có tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi cao và khó khăn về ngân sách; phối hợp với UBND tỉnh có liên quan xây dựng và tổ chức thực hiện một số mô hình triển khai điểm về chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời tại các xã đặc biệt khó khăn ở vùng miền núi phía Bắc, duyên hải miền Trung, Tây Nguyên.
966 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chương trình "Chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời nhằm phòng chống suy dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em, nâng cao tầm vóc người Việt Nam”.Mục tiêu của Chương trình nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ có thai và trẻ em dưới 2 tuổi, góp phần nâng cao tầm vóc, thể lực người Việt Nam.
Cụ thể, về cải thiện tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ có thai và trẻ em, Chương trình đặt mục tiêu cụ thể đến năm 2025, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi dưới 20%; tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ em dưới 5 tuổi dưới 11%, riêng tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi dưới 15%; tỷ lệ trẻ có cân nặng sơ sinh thấp (dưới 2.500 gram) dưới 8%; tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ có thai dưới 23%, riêng ở vùng miền núi dưới 25,5%; đến năm 2030: tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi dưới 19%; tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ em dưới 5 tuổi dưới 10,5%; tỷ lệ trẻ có cân nặng sơ sinh thấp (dưới 2.500 gram) dưới 7%; tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ có thai xuống dưới 20%, riêng ở vùng miền núi dưới 23,5%.
Về nâng cao tỷ lệ thực hành về chăm sóc dinh dưỡng 1000 ngày đầu đời cho người chăm sóc trẻ, đến năm 2025, Chương trình đặt mục tiêu 80% bà mẹ thực hành cho trẻ bú sớm và 25% bà mẹ cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu; 70% bà mẹ cho trẻ từ 6 - 24 tháng tuổi ăn bổ sung đúng cách; đến năm 2030, các tỷ lệ này lần lượt là 85%; 30% và 80%.
Để đạt được mục tiêu trên, Chương trình đề ra các giải pháp và nhiệm vụ chủ yếu như rà soát, nghiên cứu hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời, trong đó có hỗ trợ phụ nữ có thai, bà mẹ cho con bú và trẻ em dưới 24 tháng tuổi tại các địa phương khó khăn, vùng sâu, vùng xa và vùng dân tộc thiểu số; xây dựng các chỉ tiêu về dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời và đưa vào hệ thống chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội tại từng địa phương; xây dựng thực đơn dinh dưỡng phù hợp theo nhóm đối tượng và vùng miền.
Bên cạnh đó tăng cường công tác thông tin, truyền thông và vận động về lợi ích của việc khám thai định kỳ và chăm sóc dinh dưỡng cho phụ nữ có thai, bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, cho trẻ ăn bổ sung hợp lý, bổ sung vi chất dinh dưỡng.
Triển khai toàn diện các can thiệp về chăm sóc dinh dưỡng cho 1.000 ngày đầu đời bao gồm thực hiện chăm sóc sức khỏe và bảo đảm dinh dưỡng hợp lý cho bà mẹ trước, trong và sau sinh; nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu; ăn bổ sung hợp lý cho trẻ dưới 2 tuổi; định kỳ theo dõi tăng trưởng và phát triển của trẻ; hướng dẫn dinh dưỡng phù hợp với từng đối tượng và địa bàn.
Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Ủy ban Dân tộc, Bộ Tài chính rà soát, nghiên cứu, đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, hỗ trợ từ nguồn ngân sách trung ương cho một số địa phương có tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi cao và khó khăn về ngân sách; phối hợp với UBND tỉnh có liên quan xây dựng và tổ chức thực hiện một số mô hình triển khai điểm về chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời tại các xã đặc biệt khó khăn ở vùng miền núi phía Bắc, duyên hải miền Trung, Tây Nguyên.
Các bài khác
- Phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi (30/12/2019)
- Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 23-27/12 (29/12/2019)
- Công nhận 3 trường Mầm non, Phổ thông đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1. (25/12/2019)
- Công nhận Làng nghề Dệt thổ cẩm, bản Dề Thàng, xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải (25/12/2019)
- Công nhận Nghề truyền thống Rèn, đúc các xã: Nậm Khắt, Dế Xu Phình, Chế Cu Nha và Kim Nọi, huyện Mù Cang Chải (25/12/2019)
- Công nhận Nghề truyền thống chế tác Khèn Mông các xã: Nậm Khắt, Púng Luông, La Pán Tẩn, Dế Xu Phình và Mồ Dề, huyện Mù Cang Chải (24/12/2019)
- Công nhận Làng nghề nấu Rượu Thóc, bản La Pán Tẩn, xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải (23/12/2019)
- Quy định mới về khung giá đất (22/12/2019)
- Yên Bái: Công nhận 11 xã đạt “Vệ sinh toàn xã” năm 2018 (20/12/2019)
- Công nhận xã Đông An, huyện Văn Yên đạt chuẩn nông thôn mới năm 2019 (18/12/2019)
Xem thêm »