CTTĐT - Tiêu chí đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm trong chi thường xuyên; Quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước; Quy định mới về tuyển chọn, tuyển dụng vào Quân đội; Quy định về thu hồi giấy phép, thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng; Hỗ trợ tài chính đối với Khu kinh tế quốc phòng; Quy định mới về chức danh nghề nghiệp viên chức công nghệ thông tin… là những chính sách, quy định mới có hiệu lực từ tháng 02/ 2018.
Tr´nh duy?t không h? tr? xem tr?c tuy?n
1. Tiêu chí đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm trong chi thường xuyên
Theo Thông tư số 129/2017/TT-BTC việc đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên hàng năm dựa trên các căn cứ sau: Chỉ tiêu tiết kiệm tại Chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Chính phủ hàng năm. Số kinh phí tiết kiệm được xác định trên cơ sở so sánh số chi thực tế với dự toán chi thường xuyên đã được duyệt của các nhiệm vụ đã hoàn thành trong năm ngân sách và đảm bảo chất lượng. Số liệu dự toán bao gồm số liệu dự toán tổng thể và số liệu dự toán chi tiết đối với từng tiêu chí đánh giá.
Số chi thực tế là số chi mà đơn vị làm thủ tục thanh toán thực chi với Kho bạc Nhà nước gắn với việc hoàn thành nhiệm vụ được giao trong năm ngân sách của cơ quan, đơn vị.
Việc đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên hàng năm cũng dựa trên việc thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ trong chi thường xuyên theo quy định của pháp luật; việc thực hiện tinh giản biên chế hành chính và biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước; giảm số hợp đồng lao động không đúng quy định trong đơn vị sự nghiệp công lập (trừ các đơn vị đã tự chủ tài chính); việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập; công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Theo Thông tư, việc đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên được xác định trên 3 nội dung với thang điểm tối đa là 100 điểm.
Kết quả tiết kiệm kinh phí chi thường xuyên được giao thực hiện chế độ tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập và kết quả tiết kiệm kinh phí quản lý hành chính giao thực hiện chế độ tự chủ đối với cơ quan nhà nước theo cơ chế tài chính được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định (loại trừ số kinh phí đã thực hiện tiết kiệm để cải cách tiền lương): Thang điểm tối đa là 30 điểm.
2. Giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước
Theo Thông tư số 133/2017/TT-BTC quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước, khi có nhu cầu giao dịch điện tử trên Trang thông tin dịch vụ công của Kho bạc Nhà nước, đơn vị nhập, gửi thông tin thông báo tham gia sử dụng hệ thống dịch vụ công trực tuyến (hệ thống) đến Kho bạc Nhà nước. Thông báo tham gia phải được chủ tài khoản (hoặc người ủy quyền) ký số trước khi gửi Kho bạc Nhà nước.
Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận thông báo, Kho bạc Nhà nước kiểm tra, xử lý như sau: Nếu kiểm tra phù hợp, Kho bạc Nhà nước gửi thông báo chấp nhận tham gia, thông báo tài khoản đăng nhập Trang thông tin dịch vụ công của Kho bạc Nhà nước cho đơn vị; Nếu kiểm tra không phù hợp, Kho bạc Nhà nước gửi thông báo từ chối bằng thư điện tử nêu rõ lý do tới địa chỉ thư điện tử do đơn vị cung cấp.
Ngoài ra, khi có nhu cầu ngừng tham gia, đơn vị nhập các thông tin liên quan trên Trang thông tin dịch vụ công của Kho bạc Nhà nước gửi đến Kho bạc Nhà nước nơi mở tài khoản xác nhận ngừng sử dụng hệ thống.
3. Quy định mới về tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư 19/2017/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2014/TT-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Cụ thể Thông tư số 19 sửa đổi bổ sung một số giới hạn, tỷ lệ phù hợp với quy định của Luật sửa đổi, bổ sung Luật các TCTD: giới hạn cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh trái phiếu doanh nghiệp; tỷ lệ mua, đầu tư trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh.
Sửa đổi quy định về giới hạn cấp tín dụng và giới hạn góp vốn, mua cổ phần thực hiện theo quy định của Luật các TCTD và Luật sửa đổi, bổ sung Luật các TCTD.
Thông tư sửa đổi, bổ sung cấu phần và cách xác định tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu liên quan đến cấu phần vốn tự có, hệ số rủi ro của một số khoản phải đòi. Sửa đổi bổ sung cách xác định tỷ lệ khả năng chi trả với một số nguyên tắc xác định dòng tiền ra - vào.
Ngoài ra, Thông tư 19 cũng sửa đổi, bổ sung một số nội dung về giải thích từ ngữ; quy định nội bộ, hướng dẫn chi tiết, quy định các xác định, cấu phần một số tỷ lệ bảo đảm an toàn và quy định chuyển tiếp.
Thông tư 19 sẽ có hiệu lực thi hành kể từ 12/02/2018.
4. Quy định mới về kinh phí chi cho nhiệm vụ tài nguyên môi trường
Từ ngày 06/02/2018, việc lập, quản lý, sử dụng kinh phí chi hoạt động kinh tế đối với các nhiệm vụ chi về tài nguyên môi trường được thực hiện theo Thông tư 136/2017/TT-BTC do Bộ Tài chính mới ban hành.
Thông tư này quy định việc lập, quản lý, sử dụng kinh phí chi hoạt động kinh tế đối với các nhiệm vụ chi về tài nguyên môi trường, bao gồm: Quản lý đất đai, đo đạc và bản đồ, địa chất và khoáng sản, tài nguyên nước, biển và hải đảo, khí tượng thủy văn và giám sát biến đổi khí hậu, viễn thám, đa dạng sinh học và một số nhiệm vụ chi khác về tài nguyên môi trường.
Thông tư cũng nêu rõ về nhiệm vụ chi hoạt động kinh tế về tài nguyên môi trường của ngân sách trung ương. Đối với quản lý đất đai: Chi điều tra, đánh giá đất đai của cả nước, các vùng theo định kỳ và theo chuyên đề theo quyết định của cấp có thẩm quyền; tổng hợp, báo cáo thống kê đất đai; kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cả nước và theo vùng; thống kê, kiểm kê đất quốc phòng, an ninh; lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, kế hoạch sử dụng đất an ninh…
Bên cạnh đó, Thông tư cũng quy định những nhiệm vụ chi hoạt động kinh tế về tài nguyên môi trường của ngân sách địa phương.
Mức chi thực hiện các nhiệm vụ chi về tài nguyên môi trường thực hiện theo định mức, đơn giá, chế độ chi tiêu tài chính hiện hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
5. Quy định mới về tuyển chọn, tuyển dụng vào Quân đội
Từ ngày 10/02/2018, việc tuyển chọn, tuyển dụng vào đội ngũ cán bộ; đào tạo sĩ quan dự bị gọi vào phục vụ tại ngũ trong Quân đội nhân dân Việt Nam được thực hiện theo quy định tại Thông tư 308/2017/TT-BQP do Bộ Quốc phòng ban hành.
Thông tư nêu rõ: Quân nhân chuyên nghiệp, viên chức quốc phòng; cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế nhà nước và người lao động đang làm việc ở các cơ quan, tổ chức không thuộc biên chế nhà nước; những người tốt nghiệp đại học, sau đại học có đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ học vấn, sức khỏe và tuổi đời; có nguyện vọng và khả năng hoạt động trong lĩnh vực quân sự thì được xem xét tuyển chọn, tuyển dụng vào đội ngũ cán bộ; đào tạo sĩ quan dự bị gọi vào phục vụ tại ngũ trong quân đội nhân dân Việt Nam.
Về tuổi đời, quân nhân chuyên nghiệp, viên chức quốc phòng diện cơ quan Quân lực quản lý, có độ tuổi phù hợp với từng cấp bậc, chức vụ theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam; trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền quyết định.
Đối tượng đào tạo sĩ quan dự bị gọi vào phục vụ tại ngũ là những người tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, bác sỹ chuyên khoa 1 không quá 30 tuổi; tiến sĩ, bác sỹ chuyên khoa 2 không quá 35 tuổi.
6. Quy định về thu hồi giấy phép, thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng
Theo Thông tư số 24/2017/TT-NHNN quy định về trình tự, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; trình tự, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng.
Đối tượng áp dụng bao gồm: Tổ chức tín dụng là ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô; chi nhánh ngân hàng nước ngoài; văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng.
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải xác định khả năng thanh toán các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác trước và trong quá trình thanh lý tài sản, giải thể và thu hồi Giấy phép.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ chấp thuận việc giải thể khi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có khả năng thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác. Việc giải thể tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện theo quy định của Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.
Thông tư cũng nêu rõ các hành vi bị cấm trong quá trình thu hồi Giấy phép, thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
7. Hỗ trợ tài chính đối với Khu kinh tế quốc phòng
Theo Thông tư số 02/2018/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành về hướng dẫn mức hỗ trợ và việc quản lý, sử dụng kinh phí hỗ trợ của ngân sách nhà nước cho các Đoàn kinh tế quốc phòng và các doanh nghiệp quốc phòng an ninh thuộc Bộ Quốc phòng được giao nhiệm vụ xây dựng Khu kinh tế quốc phòng, tuyên truyền, vận động quần chúng, thực hiện công tác chính sách xã hội trong Khu kinh tế quốc phòng theo quy định tại Quyết định số 83/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành cơ chế, chính sách tài chính đối với Khu kinh tế quốc phòng, các doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng làm nhiệm vụ thực hiện các Đề án hợp tác xây dựng các cụm bản phát triển trên đất Lào (viết tắt là nhiệm vụ tại địa bàn C).
Thông tư nêu rõ về hỗ trợ tài chính cho hoạt động xây dựng Khu kinh tế quốc phòng.
Đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp nộp bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế cho người lao động trong thời gian 7 năm kể từ ngày lao động làm việc theo hợp đồng. Doanh nghiệp cũng được hưởng các cơ chế chính sách ưu đãi về tài chính khác theo quy định hiện hành đối với doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ quốc phòng hoạt động trên địa bàn chiến lược kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh.
8. Giám định tư pháp trong giải quyết vụ án về tham nhũng, kinh tế
Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp đã thống nhất ban hành Thông tư liên tịch quy định những trường hợp cần thiết phải trưng cầu giám định tư pháp trong giải quyết vụ án, vụ việc về tham nhũng, kinh tế.
Theo đó, những trường hợp cần thiết phải trưng cầu giám định gồm: Khi cần xác định chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ của tài sản, hàng hóa, hàng giả, hàng thật, hàng cấm; khi cần truy nguyên về tài liệu, đồ vật, chữ ký, chữ viết, con dấu, dấu vết, dữ liệu điện tử; khi cần xác định tính chính xác của các dụng cụ cân, đo, đong, đếm và các máy móc, thiết bị khác.
Khi cần xác định hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đầu tư, gồm: Về lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư; quyết định đầu tư dự án; về đấu thầu; về khảo sát, tư vấn thiết kế, thi công, giám sát, nghiệm thu, thanh quyết toán; về quản lý vốn đầu tư như tạm ứng vốn không đúng quy định; sử dụng vốn thi công không đúng mục đích; bảo lãnh cho vay vốn, tạm ứng vốn, thực hiện hợp đồng hoặc điều chuyển vốn cho vay; cho vay vốn không đúng chế độ; hành vi khác vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đầu tư.
Trường hợp gặp khó khăn, vướng mắc trong việc xác định mức độ thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đầu tư gây ra, thì mức độ thiệt hại được xác định theo nguyên tắc lấy tổng chi phí đầu tư dự án trừ đi chi phí hợp lý, hợp lệ hoặc được xác định theo một hoặc trong các cách thức sau đây: Tiền lãi suất ngân hàng của khoản tiền đã tạm ứng vốn mà sử dụng khoản tiền này không đúng mục đích dẫn đến không có khả năng thu hồi hoặc làm mất vốn đầu tư; khoản chi phí phát sinh về tiền lãi vay của khoản vốn đã đầu tư và các chi phí khác đối với dự án kể từ khi dự án ngừng thi công hoặc ngừng hoạt động; tổng mức đầu tư phải điều chỉnh tăng lên so với tổng mức đầu tư ban đầu mà nguyên nhân do có hành vi vi phạm pháp luật dẫn đến phải kéo dài thời gian thực hiện dự án hoặc làm chậm tiến độ thực hiện dự án…
Ngoài ra, cần thiết phải trưng cầu giám định khi cần xác định hành vi vi phạm pháp luật về thuế, tài chính, kế toán, bảo hiểm, ngân hàng, chứng khoán, đất đai, tài nguyên, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi và các lĩnh vực khác khi xét thấy cần thiết.
Thông tư cũng nêu rõ về nguyên tắc trưng cầu giám định, đánh giá và sử dụng kết luận giám định.
9. Viên chức phát thanh viên, quay phim được xếp theo 4 hạng
Từ ngày 15/02/2018, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức âm thanh viên, phát thanh viên, kỹ thuật dựng phim, quay phim thuộc chuyên ngành Thông tin và Truyền thông được thực hiện theo Thông tư 46/2017/TT-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành.
Theo Thông tư, chức danh Phát thanh viên được xếp theo 4 hạng: Phát thanh viên hạng I, Phát thanh viên hạng II, Phát thanh viên hạng III, Phát thanh viên hạng IV;
Chức danh quay phim cũng được xếp theo 4 hạng: Quay phim hạng I, Quay phim hạng II, Quay phim hạng III, Quay phim hạng IV.
Thông tư cũng quy định các tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp là: Chấp hành các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành và địa phương về thông tin và truyền thông. Trung thực, khách quan, có tinh thần trách nhiệm đối với công việc được giao; thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của người viên chức trong hoạt động nghề nghiệp.
10. Quy định mới về chức danh nghề nghiệp viên chức công nghệ thông tin
Bộ Thông tin và Truyền thông mới ban hành Thông tư 45/2017/TT-BTTTT quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công nghệ thông tin, có hiệu lực thi hành từ 15/02/2018.
Theo Thông tư, viên chức công nghệ thông tin hạng I bao gồm các chức danh viên chức: An toàn thông tin hạng I; Quản trị viên hệ thống hạng I; Kiểm định viên công nghệ thông tin hạng I; Phát triển phần mềm hạng I.
Viên chức công nghệ thông tin hạng II bao gồm các chức danh viên chức: An toàn thông tin hạng II; Quản trị viên hệ thống hạng II; Kiểm định viên công nghệ thông tin hạng II; Phát triển phần mềm hạng II.
Viên chức công nghệ thông tin hạng III bao gồm các chức danh viên chức: An toàn thông tin hạng III; Quản trị viên hệ thống hạng III; Kiểm định viên công nghệ thông tin hạng III; Phát triển phần mềm hạng III.
Viên chức công nghệ thông tin hạng IV bao gồm các chức danh viên chức: Quản trị viên hệ thống hạng IV, Phát triển phần mềm hạng IV.
Tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp là chấp hành các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành và địa phương về thông tin và truyền thông; tuân thủ pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước; đảm bảo an toàn, bí mật thông tin và an ninh, quốc phòng…
1689 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Tiêu chí đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm trong chi thường xuyên; Quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước; Quy định mới về tuyển chọn, tuyển dụng vào Quân đội; Quy định về thu hồi giấy phép, thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng; Hỗ trợ tài chính đối với Khu kinh tế quốc phòng; Quy định mới về chức danh nghề nghiệp viên chức công nghệ thông tin… là những chính sách, quy định mới có hiệu lực từ tháng 02/ 2018.1. Tiêu chí đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm trong chi thường xuyên
Theo Thông tư số 129/2017/TT-BTC việc đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên hàng năm dựa trên các căn cứ sau: Chỉ tiêu tiết kiệm tại Chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Chính phủ hàng năm. Số kinh phí tiết kiệm được xác định trên cơ sở so sánh số chi thực tế với dự toán chi thường xuyên đã được duyệt của các nhiệm vụ đã hoàn thành trong năm ngân sách và đảm bảo chất lượng. Số liệu dự toán bao gồm số liệu dự toán tổng thể và số liệu dự toán chi tiết đối với từng tiêu chí đánh giá.
Số chi thực tế là số chi mà đơn vị làm thủ tục thanh toán thực chi với Kho bạc Nhà nước gắn với việc hoàn thành nhiệm vụ được giao trong năm ngân sách của cơ quan, đơn vị.
Việc đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên hàng năm cũng dựa trên việc thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ trong chi thường xuyên theo quy định của pháp luật; việc thực hiện tinh giản biên chế hành chính và biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước; giảm số hợp đồng lao động không đúng quy định trong đơn vị sự nghiệp công lập (trừ các đơn vị đã tự chủ tài chính); việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập; công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Theo Thông tư, việc đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên được xác định trên 3 nội dung với thang điểm tối đa là 100 điểm.
Kết quả tiết kiệm kinh phí chi thường xuyên được giao thực hiện chế độ tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập và kết quả tiết kiệm kinh phí quản lý hành chính giao thực hiện chế độ tự chủ đối với cơ quan nhà nước theo cơ chế tài chính được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định (loại trừ số kinh phí đã thực hiện tiết kiệm để cải cách tiền lương): Thang điểm tối đa là 30 điểm.
2. Giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước
Theo Thông tư số 133/2017/TT-BTC quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước, khi có nhu cầu giao dịch điện tử trên Trang thông tin dịch vụ công của Kho bạc Nhà nước, đơn vị nhập, gửi thông tin thông báo tham gia sử dụng hệ thống dịch vụ công trực tuyến (hệ thống) đến Kho bạc Nhà nước. Thông báo tham gia phải được chủ tài khoản (hoặc người ủy quyền) ký số trước khi gửi Kho bạc Nhà nước.
Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận thông báo, Kho bạc Nhà nước kiểm tra, xử lý như sau: Nếu kiểm tra phù hợp, Kho bạc Nhà nước gửi thông báo chấp nhận tham gia, thông báo tài khoản đăng nhập Trang thông tin dịch vụ công của Kho bạc Nhà nước cho đơn vị; Nếu kiểm tra không phù hợp, Kho bạc Nhà nước gửi thông báo từ chối bằng thư điện tử nêu rõ lý do tới địa chỉ thư điện tử do đơn vị cung cấp.
Ngoài ra, khi có nhu cầu ngừng tham gia, đơn vị nhập các thông tin liên quan trên Trang thông tin dịch vụ công của Kho bạc Nhà nước gửi đến Kho bạc Nhà nước nơi mở tài khoản xác nhận ngừng sử dụng hệ thống.
3. Quy định mới về tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư 19/2017/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2014/TT-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Cụ thể Thông tư số 19 sửa đổi bổ sung một số giới hạn, tỷ lệ phù hợp với quy định của Luật sửa đổi, bổ sung Luật các TCTD: giới hạn cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh trái phiếu doanh nghiệp; tỷ lệ mua, đầu tư trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh.
Sửa đổi quy định về giới hạn cấp tín dụng và giới hạn góp vốn, mua cổ phần thực hiện theo quy định của Luật các TCTD và Luật sửa đổi, bổ sung Luật các TCTD.
Thông tư sửa đổi, bổ sung cấu phần và cách xác định tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu liên quan đến cấu phần vốn tự có, hệ số rủi ro của một số khoản phải đòi. Sửa đổi bổ sung cách xác định tỷ lệ khả năng chi trả với một số nguyên tắc xác định dòng tiền ra - vào.
Ngoài ra, Thông tư 19 cũng sửa đổi, bổ sung một số nội dung về giải thích từ ngữ; quy định nội bộ, hướng dẫn chi tiết, quy định các xác định, cấu phần một số tỷ lệ bảo đảm an toàn và quy định chuyển tiếp.
Thông tư 19 sẽ có hiệu lực thi hành kể từ 12/02/2018.
4. Quy định mới về kinh phí chi cho nhiệm vụ tài nguyên môi trường
Từ ngày 06/02/2018, việc lập, quản lý, sử dụng kinh phí chi hoạt động kinh tế đối với các nhiệm vụ chi về tài nguyên môi trường được thực hiện theo Thông tư 136/2017/TT-BTC do Bộ Tài chính mới ban hành.
Thông tư này quy định việc lập, quản lý, sử dụng kinh phí chi hoạt động kinh tế đối với các nhiệm vụ chi về tài nguyên môi trường, bao gồm: Quản lý đất đai, đo đạc và bản đồ, địa chất và khoáng sản, tài nguyên nước, biển và hải đảo, khí tượng thủy văn và giám sát biến đổi khí hậu, viễn thám, đa dạng sinh học và một số nhiệm vụ chi khác về tài nguyên môi trường.
Thông tư cũng nêu rõ về nhiệm vụ chi hoạt động kinh tế về tài nguyên môi trường của ngân sách trung ương. Đối với quản lý đất đai: Chi điều tra, đánh giá đất đai của cả nước, các vùng theo định kỳ và theo chuyên đề theo quyết định của cấp có thẩm quyền; tổng hợp, báo cáo thống kê đất đai; kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cả nước và theo vùng; thống kê, kiểm kê đất quốc phòng, an ninh; lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, kế hoạch sử dụng đất an ninh…
Bên cạnh đó, Thông tư cũng quy định những nhiệm vụ chi hoạt động kinh tế về tài nguyên môi trường của ngân sách địa phương.
Mức chi thực hiện các nhiệm vụ chi về tài nguyên môi trường thực hiện theo định mức, đơn giá, chế độ chi tiêu tài chính hiện hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
5. Quy định mới về tuyển chọn, tuyển dụng vào Quân đội
Từ ngày 10/02/2018, việc tuyển chọn, tuyển dụng vào đội ngũ cán bộ; đào tạo sĩ quan dự bị gọi vào phục vụ tại ngũ trong Quân đội nhân dân Việt Nam được thực hiện theo quy định tại Thông tư 308/2017/TT-BQP do Bộ Quốc phòng ban hành.
Thông tư nêu rõ: Quân nhân chuyên nghiệp, viên chức quốc phòng; cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế nhà nước và người lao động đang làm việc ở các cơ quan, tổ chức không thuộc biên chế nhà nước; những người tốt nghiệp đại học, sau đại học có đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ học vấn, sức khỏe và tuổi đời; có nguyện vọng và khả năng hoạt động trong lĩnh vực quân sự thì được xem xét tuyển chọn, tuyển dụng vào đội ngũ cán bộ; đào tạo sĩ quan dự bị gọi vào phục vụ tại ngũ trong quân đội nhân dân Việt Nam.
Về tuổi đời, quân nhân chuyên nghiệp, viên chức quốc phòng diện cơ quan Quân lực quản lý, có độ tuổi phù hợp với từng cấp bậc, chức vụ theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam; trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền quyết định.
Đối tượng đào tạo sĩ quan dự bị gọi vào phục vụ tại ngũ là những người tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, bác sỹ chuyên khoa 1 không quá 30 tuổi; tiến sĩ, bác sỹ chuyên khoa 2 không quá 35 tuổi.
6. Quy định về thu hồi giấy phép, thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng
Theo Thông tư số 24/2017/TT-NHNN quy định về trình tự, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; trình tự, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng.
Đối tượng áp dụng bao gồm: Tổ chức tín dụng là ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô; chi nhánh ngân hàng nước ngoài; văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng.
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải xác định khả năng thanh toán các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác trước và trong quá trình thanh lý tài sản, giải thể và thu hồi Giấy phép.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ chấp thuận việc giải thể khi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có khả năng thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác. Việc giải thể tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện theo quy định của Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.
Thông tư cũng nêu rõ các hành vi bị cấm trong quá trình thu hồi Giấy phép, thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
7. Hỗ trợ tài chính đối với Khu kinh tế quốc phòng
Theo Thông tư số 02/2018/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành về hướng dẫn mức hỗ trợ và việc quản lý, sử dụng kinh phí hỗ trợ của ngân sách nhà nước cho các Đoàn kinh tế quốc phòng và các doanh nghiệp quốc phòng an ninh thuộc Bộ Quốc phòng được giao nhiệm vụ xây dựng Khu kinh tế quốc phòng, tuyên truyền, vận động quần chúng, thực hiện công tác chính sách xã hội trong Khu kinh tế quốc phòng theo quy định tại Quyết định số 83/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành cơ chế, chính sách tài chính đối với Khu kinh tế quốc phòng, các doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng làm nhiệm vụ thực hiện các Đề án hợp tác xây dựng các cụm bản phát triển trên đất Lào (viết tắt là nhiệm vụ tại địa bàn C).
Thông tư nêu rõ về hỗ trợ tài chính cho hoạt động xây dựng Khu kinh tế quốc phòng.
Đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp nộp bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế cho người lao động trong thời gian 7 năm kể từ ngày lao động làm việc theo hợp đồng. Doanh nghiệp cũng được hưởng các cơ chế chính sách ưu đãi về tài chính khác theo quy định hiện hành đối với doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ quốc phòng hoạt động trên địa bàn chiến lược kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh.
8. Giám định tư pháp trong giải quyết vụ án về tham nhũng, kinh tế
Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp đã thống nhất ban hành Thông tư liên tịch quy định những trường hợp cần thiết phải trưng cầu giám định tư pháp trong giải quyết vụ án, vụ việc về tham nhũng, kinh tế.
Theo đó, những trường hợp cần thiết phải trưng cầu giám định gồm: Khi cần xác định chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ của tài sản, hàng hóa, hàng giả, hàng thật, hàng cấm; khi cần truy nguyên về tài liệu, đồ vật, chữ ký, chữ viết, con dấu, dấu vết, dữ liệu điện tử; khi cần xác định tính chính xác của các dụng cụ cân, đo, đong, đếm và các máy móc, thiết bị khác.
Khi cần xác định hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đầu tư, gồm: Về lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư; quyết định đầu tư dự án; về đấu thầu; về khảo sát, tư vấn thiết kế, thi công, giám sát, nghiệm thu, thanh quyết toán; về quản lý vốn đầu tư như tạm ứng vốn không đúng quy định; sử dụng vốn thi công không đúng mục đích; bảo lãnh cho vay vốn, tạm ứng vốn, thực hiện hợp đồng hoặc điều chuyển vốn cho vay; cho vay vốn không đúng chế độ; hành vi khác vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đầu tư.
Trường hợp gặp khó khăn, vướng mắc trong việc xác định mức độ thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đầu tư gây ra, thì mức độ thiệt hại được xác định theo nguyên tắc lấy tổng chi phí đầu tư dự án trừ đi chi phí hợp lý, hợp lệ hoặc được xác định theo một hoặc trong các cách thức sau đây: Tiền lãi suất ngân hàng của khoản tiền đã tạm ứng vốn mà sử dụng khoản tiền này không đúng mục đích dẫn đến không có khả năng thu hồi hoặc làm mất vốn đầu tư; khoản chi phí phát sinh về tiền lãi vay của khoản vốn đã đầu tư và các chi phí khác đối với dự án kể từ khi dự án ngừng thi công hoặc ngừng hoạt động; tổng mức đầu tư phải điều chỉnh tăng lên so với tổng mức đầu tư ban đầu mà nguyên nhân do có hành vi vi phạm pháp luật dẫn đến phải kéo dài thời gian thực hiện dự án hoặc làm chậm tiến độ thực hiện dự án…
Ngoài ra, cần thiết phải trưng cầu giám định khi cần xác định hành vi vi phạm pháp luật về thuế, tài chính, kế toán, bảo hiểm, ngân hàng, chứng khoán, đất đai, tài nguyên, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi và các lĩnh vực khác khi xét thấy cần thiết.
Thông tư cũng nêu rõ về nguyên tắc trưng cầu giám định, đánh giá và sử dụng kết luận giám định.
9. Viên chức phát thanh viên, quay phim được xếp theo 4 hạng
Từ ngày 15/02/2018, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức âm thanh viên, phát thanh viên, kỹ thuật dựng phim, quay phim thuộc chuyên ngành Thông tin và Truyền thông được thực hiện theo Thông tư 46/2017/TT-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành.
Theo Thông tư, chức danh Phát thanh viên được xếp theo 4 hạng: Phát thanh viên hạng I, Phát thanh viên hạng II, Phát thanh viên hạng III, Phát thanh viên hạng IV;
Chức danh quay phim cũng được xếp theo 4 hạng: Quay phim hạng I, Quay phim hạng II, Quay phim hạng III, Quay phim hạng IV.
Thông tư cũng quy định các tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp là: Chấp hành các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành và địa phương về thông tin và truyền thông. Trung thực, khách quan, có tinh thần trách nhiệm đối với công việc được giao; thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của người viên chức trong hoạt động nghề nghiệp.
10. Quy định mới về chức danh nghề nghiệp viên chức công nghệ thông tin
Bộ Thông tin và Truyền thông mới ban hành Thông tư 45/2017/TT-BTTTT quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công nghệ thông tin, có hiệu lực thi hành từ 15/02/2018.
Theo Thông tư, viên chức công nghệ thông tin hạng I bao gồm các chức danh viên chức: An toàn thông tin hạng I; Quản trị viên hệ thống hạng I; Kiểm định viên công nghệ thông tin hạng I; Phát triển phần mềm hạng I.
Viên chức công nghệ thông tin hạng II bao gồm các chức danh viên chức: An toàn thông tin hạng II; Quản trị viên hệ thống hạng II; Kiểm định viên công nghệ thông tin hạng II; Phát triển phần mềm hạng II.
Viên chức công nghệ thông tin hạng III bao gồm các chức danh viên chức: An toàn thông tin hạng III; Quản trị viên hệ thống hạng III; Kiểm định viên công nghệ thông tin hạng III; Phát triển phần mềm hạng III.
Viên chức công nghệ thông tin hạng IV bao gồm các chức danh viên chức: Quản trị viên hệ thống hạng IV, Phát triển phần mềm hạng IV.
Tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp là chấp hành các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành và địa phương về thông tin và truyền thông; tuân thủ pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước; đảm bảo an toàn, bí mật thông tin và an ninh, quốc phòng…