Vùng đất trù phú mang tên thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ (Văn Chấn) được biết đến là vùng đất mùa nào thức ấy với những trái cây ngọt lành do chính người nông dân tại đây trực tiếp vun trồng. Từ lâu, nơi đây đã trở thành điểm dừng chân không thể thiếu trong hành trình du lịch về miền Tây của tỉnh.
Thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ (Văn Chấn) được ví là vùng đất mùa nào thức ấy với đa dạng các loại trái cây.
Nói đây là vùng đất mùa nào thức ấy cũng chả sai chút nào. Bởi từ tháng 1 đến tháng 3, khi hoa mận, hoa nhãn nở trắng đồi là lúc những cây đào cho quả ngọt hay những giọt mật ong hoa nhãn thơm lừng; từ tháng 4 tháng 6 là mùa của mận, dưa lê, dưa bở, dưa hấu, vải; tháng 7 đến tháng 9 là nhãn, là na; và từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau là mùa của lê sạn, thanh long, khoai sọ tím...
Đến thăm gia đình ông Trần Bá Đức ở tổ dân phố 6A, có thể thấy rõ tính chất "mùa nào thức ấy” đặc trưng ở nơi đây.
Hơn 1ha đất nhưng lúc nào vườn nhà ông Đức, cây trái cũng sai quả trĩu trịt, quanh năm mùa nào, quả ấy với 400 gốc thanh long, 200 cây đào, 150 cây mận, 15 cây táo ngọt, 100 cây ổi...
Ông Đức tâm sự: "Được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu nên cái đất trời ở vùng này hợp với cây ăn quả lắm. Mà chỉ vùng này thôi chứ lui vào tý nữa lại là đất của chè rồi. Đấy, cô xem, mận bói mà quả to, ngon thế này đây”.
Ông Đức xòe nắm tay với vài quả mận vừa hái. Cái cảm giác đứng giữa vườn mận sai trĩu, với tay hái lấy một chùm quả to, tròn, tím lịm còn nguyên phấn trắng, chùi chùi vào gấu áo rồi thưởng thức sao mà mê đắm thế.
Vì thế mà nhà ông Đức mỗi dịp cuối tuần lại có một vài người khách trong huyện hay Nghĩa Lộ đến thăm, vừa câu cá vừa tự tay hái quả rồi thưởng thức ngay tại vườn nhà.
Được biết, ngoài khách buôn từ các chợ trong và ngoài tỉnh thì khách hàng thường xuyên của những hộ trồng cây ăn quả nơi đây là dân vãng lai, khách du lịch, có khi vào tận vườn tự tay hái hàng chục cân, đóng thùng đem về dưới xuôi làm quà đặc sản Tây Bắc.
Rồi những trái cây đặc sản từ vùng này sẽ theo chân du khách đi khắp mọi miền đất nước, góp phần thúc đẩy sản phẩm du lịch của tỉnh nhà. Chính vì thế, việc trồng cấy ở đây rất được coi trọng. Tất cả cây trái đều được chính người dân nơi đây trực tiếp vun trồng, chăm sóc theo hướng an toàn, sử dụng thuốc sinh học và đảm bảo đúng thời gian cách ly.
Chỉ một vùng đất nhỏ kéo dài 3 tổ dân phố: 6A, 6B, 7 mà có đến 70 hộ gia đình trồng cây ăn quả với hơn 30ha thôi nhưng hàng năm cung cấp ra thị trường hàng chục tấn trái cây các loại. Bởi vậy, con người nơi đây đã tận dụng đất triệt để bằng cách trồng xen canh các loại cây ăn quả ngắn ngày dưới các tán cây nhỏ.
Ông Nguyễn Văn Hưng ở tổ dân phố số 7 cho biết: "Gia đình tôi có 1ha đất, chủ yếu là trồng cây ăn quả như: mận, xoài, thanh long, dưa lê… Vào mùa dưa lê, dưa hấu, tôi tận dụng đất dưới tán những cây mận, đào, xoài nhỏ để trồng thêm một vài loại dưa. Nhờ đó, mỗi năm gia đình tôi xuất bán được khoảng 10 tấn trái cây các loại, đem lại thu nhập khoảng 300 triệu đồng/năm”.
Nhìn từ phương diện sinh kế, những vườn trái cây này đã đem lại thu nhập đáng kể cho người dân thoát nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng. Ngoài những chủ vườn cây ăn quả thu nhập từ vài trăm triệu đồng thì các chị em phụ nữ ngoài thời gian đồng áng còn có thêm việc làm, thu nhập từ việc buôn bán lẻ trái cây.
Chị Nguyễn Thị Đào - người dân thôn 7 cho biết: "So với công việc làm thuê làm mướn vất vả thì thu nhập từ việc bán trái cây khá ổn định. Một ngày, trừ tiền gốc, tôi có thể thu về khoảng 200.000 đồng. Dù không phải ngày nào cũng vậy nhưng nhờ nguồn thu ấy gia đình tôi cũng thêm thắt được chút tiền nuôi 2 con ăn học tử tế”.
Dọc cung đường vào Nghĩa Lộ cơ man nào mận, thanh long, dưa lê, dưa hấu… đã mắt; những nụ cười tươi rói của người dân mến khách; rồi óng ả, thơm ngát hương lúa Mường Lò chín ruộm… là những đặc sản khiến khách phương xa nhớ mãi không quên, để rồi dù chia tay nhưng sẽ còn trở lại.
2105 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Vùng đất trù phú mang tên thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ (Văn Chấn) được biết đến là vùng đất mùa nào thức ấy với những trái cây ngọt lành do chính người nông dân tại đây trực tiếp vun trồng. Từ lâu, nơi đây đã trở thành điểm dừng chân không thể thiếu trong hành trình du lịch về miền Tây của tỉnh.Nói đây là vùng đất mùa nào thức ấy cũng chả sai chút nào. Bởi từ tháng 1 đến tháng 3, khi hoa mận, hoa nhãn nở trắng đồi là lúc những cây đào cho quả ngọt hay những giọt mật ong hoa nhãn thơm lừng; từ tháng 4 tháng 6 là mùa của mận, dưa lê, dưa bở, dưa hấu, vải; tháng 7 đến tháng 9 là nhãn, là na; và từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau là mùa của lê sạn, thanh long, khoai sọ tím...
Đến thăm gia đình ông Trần Bá Đức ở tổ dân phố 6A, có thể thấy rõ tính chất "mùa nào thức ấy” đặc trưng ở nơi đây.
Hơn 1ha đất nhưng lúc nào vườn nhà ông Đức, cây trái cũng sai quả trĩu trịt, quanh năm mùa nào, quả ấy với 400 gốc thanh long, 200 cây đào, 150 cây mận, 15 cây táo ngọt, 100 cây ổi...
Ông Đức tâm sự: "Được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu nên cái đất trời ở vùng này hợp với cây ăn quả lắm. Mà chỉ vùng này thôi chứ lui vào tý nữa lại là đất của chè rồi. Đấy, cô xem, mận bói mà quả to, ngon thế này đây”.
Ông Đức xòe nắm tay với vài quả mận vừa hái. Cái cảm giác đứng giữa vườn mận sai trĩu, với tay hái lấy một chùm quả to, tròn, tím lịm còn nguyên phấn trắng, chùi chùi vào gấu áo rồi thưởng thức sao mà mê đắm thế.
Vì thế mà nhà ông Đức mỗi dịp cuối tuần lại có một vài người khách trong huyện hay Nghĩa Lộ đến thăm, vừa câu cá vừa tự tay hái quả rồi thưởng thức ngay tại vườn nhà.
Được biết, ngoài khách buôn từ các chợ trong và ngoài tỉnh thì khách hàng thường xuyên của những hộ trồng cây ăn quả nơi đây là dân vãng lai, khách du lịch, có khi vào tận vườn tự tay hái hàng chục cân, đóng thùng đem về dưới xuôi làm quà đặc sản Tây Bắc.
Rồi những trái cây đặc sản từ vùng này sẽ theo chân du khách đi khắp mọi miền đất nước, góp phần thúc đẩy sản phẩm du lịch của tỉnh nhà. Chính vì thế, việc trồng cấy ở đây rất được coi trọng. Tất cả cây trái đều được chính người dân nơi đây trực tiếp vun trồng, chăm sóc theo hướng an toàn, sử dụng thuốc sinh học và đảm bảo đúng thời gian cách ly.
Chỉ một vùng đất nhỏ kéo dài 3 tổ dân phố: 6A, 6B, 7 mà có đến 70 hộ gia đình trồng cây ăn quả với hơn 30ha thôi nhưng hàng năm cung cấp ra thị trường hàng chục tấn trái cây các loại. Bởi vậy, con người nơi đây đã tận dụng đất triệt để bằng cách trồng xen canh các loại cây ăn quả ngắn ngày dưới các tán cây nhỏ.
Ông Nguyễn Văn Hưng ở tổ dân phố số 7 cho biết: "Gia đình tôi có 1ha đất, chủ yếu là trồng cây ăn quả như: mận, xoài, thanh long, dưa lê… Vào mùa dưa lê, dưa hấu, tôi tận dụng đất dưới tán những cây mận, đào, xoài nhỏ để trồng thêm một vài loại dưa. Nhờ đó, mỗi năm gia đình tôi xuất bán được khoảng 10 tấn trái cây các loại, đem lại thu nhập khoảng 300 triệu đồng/năm”.
Nhìn từ phương diện sinh kế, những vườn trái cây này đã đem lại thu nhập đáng kể cho người dân thoát nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng. Ngoài những chủ vườn cây ăn quả thu nhập từ vài trăm triệu đồng thì các chị em phụ nữ ngoài thời gian đồng áng còn có thêm việc làm, thu nhập từ việc buôn bán lẻ trái cây.
Chị Nguyễn Thị Đào - người dân thôn 7 cho biết: "So với công việc làm thuê làm mướn vất vả thì thu nhập từ việc bán trái cây khá ổn định. Một ngày, trừ tiền gốc, tôi có thể thu về khoảng 200.000 đồng. Dù không phải ngày nào cũng vậy nhưng nhờ nguồn thu ấy gia đình tôi cũng thêm thắt được chút tiền nuôi 2 con ăn học tử tế”.
Dọc cung đường vào Nghĩa Lộ cơ man nào mận, thanh long, dưa lê, dưa hấu… đã mắt; những nụ cười tươi rói của người dân mến khách; rồi óng ả, thơm ngát hương lúa Mường Lò chín ruộm… là những đặc sản khiến khách phương xa nhớ mãi không quên, để rồi dù chia tay nhưng sẽ còn trở lại.