CTTĐT - Năm 2017, Yên Bái phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là ảnh hưởng của thiên tai, bão lũ gây thiệt hại rất lớn đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân. Bám sát sự lãnh đạo của tỉnh, ngành Nông nghiệp đã chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực của ngành. Nhờ vậy, tốc độ tăng tổng sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản (GRDP) đạt 4,04%, đứng thứ 6 trong 14 tỉnh miền núi phía Bắc. Đây là tiền đề, là động lực để ngành nông nghiệp Yên Bái tự tin, vững bước vào xuân mới 2018 với khí thế thi đua giành nhiều thắng lợi.
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra mô hình trồng rau bằng phương pháp thủy canh của Cơ sở sản xuất rau sạch công nghệ cao bằng phương pháp thủy canh, theo tiêu chuẩn VietGAP tại thôn Bảo Minh, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái.
Bước vào đầu năm 2017, giá thịt lợn hơi giảm sâu và kéo dài đã khiến cho người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh thua lỗ lớn. Nhiều hộ chăn nuôi đứng bên bờ vực phá sản. Trước thực trạng đó, ngành nông nghiệp Yên Bái đã có nhiều phương án giải cứu đàn lợn như khuyến cáo người chăn nuôi không tiếp tục tăng đàn lợn thịt, giảm đàn nái theo hướng chọn lọc; áp dụng quy trình phù hợp nhằm hạ giá thành sản xuất; đẩy mạnh sản xuất theo chuỗi liên kết, đặc biệt là liên kết sản xuất với tiêu thụ; làm việc trực tiếp với các doanh nghiệp sản xuất thức ăn lớn để hạ giá thành sản phẩm thức ăn chăn nuôi giúp người dân vượt qua khó khăn; tuyên truyền, hướng dẫn người dân tận dụng các thức ăn tại chỗ có sẵn như ngô, sắn, khoai… để có thể phối trộn nuôi dưỡng bằng nguồn thức ăn tự chế biến nhằm giảm giá thành, cầm cự trong lúc giá thịt lợn hơi chưa lên. Bên cạnh đó, ngành cũng đã kiến nghị tỉnh Yên Bái chỉ đạo ngân hàng và tổ chức tín dụng có giải pháp khoanh nợ, giảm nợ cho người chăn nuôi; làm việc và ký kết việc tiêu thụ lợn với Công ty cổ phần Lebio để tiêu thụ 5.000 con lợn để giải cứu cho người chăn nuôi. Ngành cũng đã tổ chức hội nghị bàn các giải pháp hăn nuôi lợn theo mô hình liên kết chuỗi để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm.
Không chỉ gặp khó khăn trong chăn nuôi, năm 2017 tỉnh Yên Bái đã xảy ra 21 đợt thiên tai, đặc biệt là 2 đợt thiên tai do lũ, lũ quét và sạt lở đất xảy ra trong tháng 8 ở huyện Mù Cang Chải và tháng 10 tại huyện Trạm Tấu, Văn Chấn, Văn Yên và Thị xã Nghĩa Lộ đã gây ra những thiệt hại nặng nề về người, tài sản và hoa màu của nhà nước và nhân dân. Riêng về nông nghiệp, mưa lũ đã làm hư hỏng 2.3467,6 ha lúa; 1.313,2 ha rau màu, ngô; 1.410 con gia súc, 21.689 con gia cầm và 1.886,33 ha rừng; thiệt hại 417 công trình thủy lợi. Ngành đã thành lập các đoàn công tác tiến hành kiểm tra tình hình dịch bệnh, trồng trọt, chăn nuôi sau mưa lũ; hướng dẫn nhân dân cải tạo đất, chủ động về bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý để khôi phục sản xuất nông nghiệp cho nhân dân.
Sản phẩm bưởi Đại Minh đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Mặc dù phải đối phó với nhều khó khăn như vậy nhưng với sự cố gắng nỗ lực của toàn ngành, kết thúc năm 2017, tốc độ tăng tổng sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản (GRDP) đạt 4,04%, đứng thứ 6 trong 14 tỉnh miền núi phía Bắc, cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân chung của cả nước là 1,14%. Giá trị sản xuất nông, lâm, nghiệp, thủy sản đạt 6.582 tỷ đồng, tăng 4,02% so với năm 2016, chiếm 23,5% trong cơ cấu tổng sản phẩm của tỉnh. Việc thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới được triển khai đúng hướng, các chính sách hỗ trợ phát triển một số cây trồng, vật nuôi có thế mạnh của tỉnh đã tiếp tục phát huy hiệu quả và được người dân ủng hộ tích cực. Nhờ đó đã có sự chuyển mạnh từ sản xuất quy mô nhỏ lẻ, manh mún sang hình thành các vùng sản xuất trồng trọt và chăn nuôi tập trung, sản xuất theo chuỗi, có sự liên kết giữa các hộ sản xuất, tổ hợp tác, hợp tác xã, vùng nguyên liệu gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm, nâng cao giá trị các sản phẩm nông lâm nghiệp, thủy sản. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã hình thành và phát triển rõ nét các vùng sản xuất tập trung như vùng lúa hàng hóa chất lượng cao rộng trên 2.500 ha, vùng ngô hàng hóa 15.000ha, vùng chè 11.000ha, vùng tre Bát Độ trên 2.600ha, vùng quế 56.000ha, vùng cây nguyên liệu giấy trên 60.000ha…Toàn tỉnh đã có 12 chuỗi liên kết trong chăn nuôi, trong đó có 3 chuỗi chăn nuôi lợn liên kết theo hình thức khép kín được xác nhận chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, còn lại chủ yếu mới liên kết nhau trong sản xuất. Đẩy mạnh phát triển thủy sản theo phương pháp công nghiệp, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nuôi trồng. Đặc biệt, trong năm 2017, sản xuất nuôi trồng theo phương pháp thâm canh phát triển mạnh, số lượng lồng cá đóng mới và sản lượng khai thác, nuôi trồng thủy sản tăng mạnh nên giá trị sản xuất ngành thủy sản đạt 237 tỷ đồng, tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước.
Việc thu hút đầu tư vào các lĩnh vực nông nghiệp đã có sự chuyển biến mạnh mẽ, đã xuất hiện nhiều doanh nghiệp lớn đến đầu tư như Công ty cổ phần thực phẩm sữa TH thuộc tập đoàn TH True-milk đầu tư trồng cỏ nuôi bò sữa tại huyện Văn Yên; doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư trồng gừng, rau sạch…
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã đạt được những kết quả quan trọng. Cơ sở hạ tầng nông thôn được đầu tư khang trang, bộ mặt nông thôn đã có sự thay đổi rõ nét, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng lên. Đến hết năm 2017, toàn tỉnh đã có 33/157 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; 36 xã đã hoàn thành 19/19 tiêu chí, chiếm 22,93% tổng số xã trên địa bàn tỉnh.
Năm 2018, ngành Nông nghiệp Yên Bái đề ra mục tiêu chung là tiếp tục phát triển nông nghiệp bền vững trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế về nông nghiệp của tỉnh gắn với xây dựng nông thôn mới. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp (theo giá so sánh năm 2010) đạt 4,5%, góp phần thúc đẩy tăng trưởng GRDP chung của tỉnh năm 2018 đạt kế hoạch 6,3%.
Ông Trần Thế Hùng - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: “Để đạt được mục tiêu đề ra, trong năm 2018, ngành nông nghiệp sẽ tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và đẩy mạnh sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng bền vững. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sản phẩm phù hợp với lợi thế và nhu cầu của thị trường; thực hiện chuỗi sản xuất trong trồng trọt và chăn nuôi; tập trung cải tạo giống, nâng cao năng suất, chất lượng đàn vật nuôi; phát triển đồng bộ khai thác và nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh đó chúng tôi cũng tăng cường công tác xúc tiến quảng bá các sản phẩm nông sản chất lượng, an toàn; quảng bá các sản phẩm đã chứng nhận đăng ký quyền sở hữu trí tuệ và sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP như gạo Chiêm Hương văn Chấn, Chè Shan tuyết Suối Giàng, Gạp nếp Tú Lệ, Sơn tra Mù Cang Chải; Quế, Bưởi Đại Minh…; Thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới; phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn và quản lý hiệu quả vốn đầu tư xây dựng cơ bản, bảo vệ và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên; Đẩy mạnh chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ; Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp”.
1224 lượt xem
Thu Nga
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Năm 2017, Yên Bái phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là ảnh hưởng của thiên tai, bão lũ gây thiệt hại rất lớn đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân. Bám sát sự lãnh đạo của tỉnh, ngành Nông nghiệp đã chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực của ngành. Nhờ vậy, tốc độ tăng tổng sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản (GRDP) đạt 4,04%, đứng thứ 6 trong 14 tỉnh miền núi phía Bắc. Đây là tiền đề, là động lực để ngành nông nghiệp Yên Bái tự tin, vững bước vào xuân mới 2018 với khí thế thi đua giành nhiều thắng lợi.Bước vào đầu năm 2017, giá thịt lợn hơi giảm sâu và kéo dài đã khiến cho người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh thua lỗ lớn. Nhiều hộ chăn nuôi đứng bên bờ vực phá sản. Trước thực trạng đó, ngành nông nghiệp Yên Bái đã có nhiều phương án giải cứu đàn lợn như khuyến cáo người chăn nuôi không tiếp tục tăng đàn lợn thịt, giảm đàn nái theo hướng chọn lọc; áp dụng quy trình phù hợp nhằm hạ giá thành sản xuất; đẩy mạnh sản xuất theo chuỗi liên kết, đặc biệt là liên kết sản xuất với tiêu thụ; làm việc trực tiếp với các doanh nghiệp sản xuất thức ăn lớn để hạ giá thành sản phẩm thức ăn chăn nuôi giúp người dân vượt qua khó khăn; tuyên truyền, hướng dẫn người dân tận dụng các thức ăn tại chỗ có sẵn như ngô, sắn, khoai… để có thể phối trộn nuôi dưỡng bằng nguồn thức ăn tự chế biến nhằm giảm giá thành, cầm cự trong lúc giá thịt lợn hơi chưa lên. Bên cạnh đó, ngành cũng đã kiến nghị tỉnh Yên Bái chỉ đạo ngân hàng và tổ chức tín dụng có giải pháp khoanh nợ, giảm nợ cho người chăn nuôi; làm việc và ký kết việc tiêu thụ lợn với Công ty cổ phần Lebio để tiêu thụ 5.000 con lợn để giải cứu cho người chăn nuôi. Ngành cũng đã tổ chức hội nghị bàn các giải pháp hăn nuôi lợn theo mô hình liên kết chuỗi để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm.
Không chỉ gặp khó khăn trong chăn nuôi, năm 2017 tỉnh Yên Bái đã xảy ra 21 đợt thiên tai, đặc biệt là 2 đợt thiên tai do lũ, lũ quét và sạt lở đất xảy ra trong tháng 8 ở huyện Mù Cang Chải và tháng 10 tại huyện Trạm Tấu, Văn Chấn, Văn Yên và Thị xã Nghĩa Lộ đã gây ra những thiệt hại nặng nề về người, tài sản và hoa màu của nhà nước và nhân dân. Riêng về nông nghiệp, mưa lũ đã làm hư hỏng 2.3467,6 ha lúa; 1.313,2 ha rau màu, ngô; 1.410 con gia súc, 21.689 con gia cầm và 1.886,33 ha rừng; thiệt hại 417 công trình thủy lợi. Ngành đã thành lập các đoàn công tác tiến hành kiểm tra tình hình dịch bệnh, trồng trọt, chăn nuôi sau mưa lũ; hướng dẫn nhân dân cải tạo đất, chủ động về bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý để khôi phục sản xuất nông nghiệp cho nhân dân.
Sản phẩm bưởi Đại Minh đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Mặc dù phải đối phó với nhều khó khăn như vậy nhưng với sự cố gắng nỗ lực của toàn ngành, kết thúc năm 2017, tốc độ tăng tổng sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản (GRDP) đạt 4,04%, đứng thứ 6 trong 14 tỉnh miền núi phía Bắc, cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân chung của cả nước là 1,14%. Giá trị sản xuất nông, lâm, nghiệp, thủy sản đạt 6.582 tỷ đồng, tăng 4,02% so với năm 2016, chiếm 23,5% trong cơ cấu tổng sản phẩm của tỉnh. Việc thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới được triển khai đúng hướng, các chính sách hỗ trợ phát triển một số cây trồng, vật nuôi có thế mạnh của tỉnh đã tiếp tục phát huy hiệu quả và được người dân ủng hộ tích cực. Nhờ đó đã có sự chuyển mạnh từ sản xuất quy mô nhỏ lẻ, manh mún sang hình thành các vùng sản xuất trồng trọt và chăn nuôi tập trung, sản xuất theo chuỗi, có sự liên kết giữa các hộ sản xuất, tổ hợp tác, hợp tác xã, vùng nguyên liệu gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm, nâng cao giá trị các sản phẩm nông lâm nghiệp, thủy sản. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã hình thành và phát triển rõ nét các vùng sản xuất tập trung như vùng lúa hàng hóa chất lượng cao rộng trên 2.500 ha, vùng ngô hàng hóa 15.000ha, vùng chè 11.000ha, vùng tre Bát Độ trên 2.600ha, vùng quế 56.000ha, vùng cây nguyên liệu giấy trên 60.000ha…Toàn tỉnh đã có 12 chuỗi liên kết trong chăn nuôi, trong đó có 3 chuỗi chăn nuôi lợn liên kết theo hình thức khép kín được xác nhận chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, còn lại chủ yếu mới liên kết nhau trong sản xuất. Đẩy mạnh phát triển thủy sản theo phương pháp công nghiệp, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nuôi trồng. Đặc biệt, trong năm 2017, sản xuất nuôi trồng theo phương pháp thâm canh phát triển mạnh, số lượng lồng cá đóng mới và sản lượng khai thác, nuôi trồng thủy sản tăng mạnh nên giá trị sản xuất ngành thủy sản đạt 237 tỷ đồng, tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước.
Việc thu hút đầu tư vào các lĩnh vực nông nghiệp đã có sự chuyển biến mạnh mẽ, đã xuất hiện nhiều doanh nghiệp lớn đến đầu tư như Công ty cổ phần thực phẩm sữa TH thuộc tập đoàn TH True-milk đầu tư trồng cỏ nuôi bò sữa tại huyện Văn Yên; doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư trồng gừng, rau sạch…
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã đạt được những kết quả quan trọng. Cơ sở hạ tầng nông thôn được đầu tư khang trang, bộ mặt nông thôn đã có sự thay đổi rõ nét, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng lên. Đến hết năm 2017, toàn tỉnh đã có 33/157 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; 36 xã đã hoàn thành 19/19 tiêu chí, chiếm 22,93% tổng số xã trên địa bàn tỉnh.
Năm 2018, ngành Nông nghiệp Yên Bái đề ra mục tiêu chung là tiếp tục phát triển nông nghiệp bền vững trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế về nông nghiệp của tỉnh gắn với xây dựng nông thôn mới. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp (theo giá so sánh năm 2010) đạt 4,5%, góp phần thúc đẩy tăng trưởng GRDP chung của tỉnh năm 2018 đạt kế hoạch 6,3%.
Ông Trần Thế Hùng - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: “Để đạt được mục tiêu đề ra, trong năm 2018, ngành nông nghiệp sẽ tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và đẩy mạnh sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng bền vững. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sản phẩm phù hợp với lợi thế và nhu cầu của thị trường; thực hiện chuỗi sản xuất trong trồng trọt và chăn nuôi; tập trung cải tạo giống, nâng cao năng suất, chất lượng đàn vật nuôi; phát triển đồng bộ khai thác và nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh đó chúng tôi cũng tăng cường công tác xúc tiến quảng bá các sản phẩm nông sản chất lượng, an toàn; quảng bá các sản phẩm đã chứng nhận đăng ký quyền sở hữu trí tuệ và sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP như gạo Chiêm Hương văn Chấn, Chè Shan tuyết Suối Giàng, Gạp nếp Tú Lệ, Sơn tra Mù Cang Chải; Quế, Bưởi Đại Minh…; Thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới; phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn và quản lý hiệu quả vốn đầu tư xây dựng cơ bản, bảo vệ và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên; Đẩy mạnh chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ; Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp”.
Các bài khác
- Thực hiện đồng bộ các giải pháp thu ngân sách 2018 (14/02/2018)
- Chính phủ: Quyết liệt hành động, tạo chuyển biến mạnh mẽ, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực (12/02/2018)
- Vị thế cây chè Yên Bái (12/02/2018)
- Các ngành, địa phương cần phối hợp chặt chẽ để triển khai các biện pháp phòng chống rét đậm, rét hại cho người, cây trồng, vật nuôi (10/02/2018)
- Yên Bái: Đã có 437 con gia súc bị chết do rét đậm, rét hại (09/02/2018)
- Bưởi Văn Chấn khoe sắc vàng tươi đón tết (09/02/2018)
- Chủ động che chắn chuồng trại đảm bảo giữ ấm cho đàn gia súc (09/02/2018)
- Công nghiệp Yên Bái: Đổi mới, đột phá, hiện đại (09/02/2018)
- Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Khánh kiểm tra công tác phòng chống rét tại các huyện Văn Chấn, Trạm Tấu và Thị xã Nghĩa Lộ (07/02/2018)
- Yên Bái tham dự Hội nghị trực tuyến triển khai kế hoạch hành động bảo đảm ATTP trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2018 (06/02/2018)
Xem thêm »