CTTĐT - Nằm ở phía đông nam tỉnh Yên Bái. Những năm gần đây Yên Bình được du khách thập phương biết đến là điểm du lịch thân thiện và hấp dẫn. Tiềm năng du lịch của Yên Bình đang được đầu tư và khai thác khá hiệu quả. Cùng với du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, Yên Bình còn có những nét đẹp tâm linh mang đậm nét văn hóa vùng đồng bảo sông Chảy gắn liền với các lễ hội ngày xuân của đồng bào các dân tộc.
Các hoạt động thể thao sôi nổi tại lễ hội ven sông bờ sông Chảy
Điểm dừng chân đầu tiên là quần thể di tích Đình - Đền Khả Lĩnh xã Đại Minh. Đình làng được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX để thờ thành hoàng làng, người khai hoang lập địa tạo nên làng Khả Lĩnh ngày nay. Theo sử sách ghi lại ông tổ của làng Khả Lĩnh xưa là Nguyễn Viết Lãng - quan tải lương thành Bầu dưới chiều Mạc, trên đường tải lương từ thành Bầu về kinh đô, đi đến Đoan Hùng thì nghe tin triều Mạc sụp đổ nên đã dừng chân bên bờ sông Chảy lập làng sinh sống. Làng Khả Lĩnh có từ đó. Khi tướng quân mất, để tưởng nhớ công khai hoang lập địa dân làng đã lập đình thờ và tôn tướng quân là thành hoàng Thượng Đẳng Thần Cao Sơn Đại Vương. Bên cạnh việc thờ Thành Hoàng làng người dân Khả Lĩnh còn lập đền thờ Nhị vị công chúa con gái vua Hùng Vương thứ 18 người được cắt cử trông giữ bên bờ sông Chảy. Đình làng Khả Lĩnh xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. Tháng 7 năm 2004, đình làng Khả Lĩnh chính thức được công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh. Cũng từ đó, Đình thường mở hội vào ngày mùng bảy tháng giêng âm lịch hàng năm để dân làng và khách thập phương vào thắp hương tỏ lòng thành kính.
Đến với hội đình Khả Lĩnh du khách không chỉ được dâng hương bái phật cầu may mắn, bình an, mà còn được đi thăm quan các vườn bưởi đang độ bung hoa, và nghe kể về sự tích giống bưởi tiến vua nức tiếng gần xa. Năm 2016, Bưởi Khả Lĩnh đã được cấp nhãn hiệu chứng nhận bưởi Đại Minh đây là lợi thế để Yên Bình quảng bá giống bưởi quý đến du khách trong và ngoài nước.
Từ Khả Lĩnh, men theo dòng sông Chảy, hòa mình cùng dòng người chảy hội, du khách đến thăm quần thể di tích lịch sử đình, chùa Phúc Hòa, xã Hán Đà. Đình thờ 3 vị tiền nhân là Hiển Công Đài vàng Quý Minh Đại vương, Hoàng Công Phò Mã Án Sát Đại vương và Hồng Hoa công chúa là con và cháu của vua Hùng Duệ Vương thứ 18. Đây là 3 vị tiền nhân có công đánh giặc ngoại xâm khai khẩn ruộng đất lập nên làng Phúc Hòa. 3 vị tiền nhân đã dạy nhân dân làm nông nghiệp, xây dựng làng xã. Sau khi mất đi trở thành 3 vị hiền thánh được nhân dân lập đền thờ tự. Đình Phúc Hòa từng là nơi hội họp của hàng lý tổng, chánh tổng để bàn việc làng, việc nước. Thời kháng chiến chống Pháp đây còn là nơi tập luyện của dân quân du kích địa phương. Trải qua những biến cố của lịch sử, đền Phúc Hòa đã mất hẳn dấu tích. Qua nhiều bước thu thập, khảo cứu, thẩm định, lập hồ sơ khoa học và đề nghị của địa phương và ngành chức năng. Năm 2007, UBND tỉnh Yên Bái đã ra quyết định công nhận đình chùa Phúc Hòa là di tích lịch sử cấp tỉnh. Đây là sự kiện quan trọng góp phần giữ gìn và phát huy những giá trị lịch sử, bản sắc văn hoá truyền thống cộng đồng các dân tộc vùng hạ lưu sông chảy. Bà Nguyễn Thị Chung từ đình Phúc Hòa xã Hán Đà huyện Yên Bình chia sẻ: “Là một từ đền, để chuẩn bị cho lễ hội đình năm 2018, tôi đã cùng bà con trong thôn vệ sinh trang trí khuôn viên đền để dân làng và du khách thập phương về dự lễ dân hương cầu bình an”. Hàng năm đình Phúc Hòa thường khai hội vào mùng 7 tháng giêng để đón du khách thập phương về dâng hương, bái phật cầu một năm mưa thuận gió hòa mùa màng tươi tốt.”
Một trong những chốn tâm linh mà du khách không thể bỏ qua khi đến với Yên Bình là đền mẫu Thác Bà. Đền Mẫu Thác Bà tọa lạc trên núi Hoàng Thi, dựa lưng vào núi, với thế bao quát đất trời. Vượt qua gần 400 trăm bậc đá, dừng chân tại sân đền, từ đây du khách có thể ngắm toàn cảnh nhà máy thủy điện Thác Bà đứa con đầu lòng của ngày điện lực Việt Nam, biểu tượng thắm thiết của tình hữu nghị Việt - Xô.
Lễ hội Đền Mẫu Thác Bà được chia làm hai phần chính là phần lễ và phần hội. Phần lễ với những nghi thức truyền thống như rước kiệu. Tại phần này sẽ có 3 đoàn rước được chia thành ba hướng: hướng thứ nhất là rước kiệu hoa, kiệu võng và kiệu bát cống; hướng thứ hai là rước lễ vật gồm 8 mâm từ hồ xanh lên gồm chè kho, bánh, hoa quả và hướng thứ ba là rước cá từ Hồ Thác Bà vào. Sau phần rước kiệu là lễ tế mẫu, dâng hương dâng lễ vật. Sau phần lễ nghiêm trang là phần hội sôi nổi và vui nhộn với các trò chơi dân gian. Những hình thức sinh hoạt văn hóa mang đậm màu sắc dân gian đã tạo nên ngày hội của nhân dân vùng hạ lưu sông Chảy. Nói về những điểm mới của lễ hội đền mẫu Thác Bà năm 2018 ông Nguyễn Đình Khích – Phó Chủ tịch UBND Thị trấn Thác Bà cho hay: “Điểm mới của lễ hội đền Mẫu Thác Bà năm nay là các hoạt động của phần hội sẽ được mở rộng hơn và phong phú hơn mọi năm. Để đảm bảo cho lễ hội diễn ra an toàn, thị trấn Thác Bà đã mở rộng sân vận động dưới chân đền để tổ chức cho các hoạt động văn hóa văn nghệ thể dục thể thao diễn ra”
Nằm trong chuỗi các hoạt động lễ hội ngày xuân ven bờ sôn Chảy là lễ hội đình chùa Ba Chãng xã Phúc An. Đình Ba Chãng được hình thành vào khoảng cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đánh dấu mốc lịch sử thời gian di cư của người Cao Lan từ huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang đến lập làng Ba Chãng, Khuôn Đát tại xã Phúc An – Huyện Yên Bình. Đình thờ Thành Hoàng, người có công đưa dân Cao Lan đến lập làng Ba Chãng, Thổ Công, Thần Nông, Thần núi Cao Sơn đại vương, Thần sông... Ngoài ra, trong đình còn thờ công chúa Quỳnh Hoa, Quế Hoa là những thánh mẫu đã có công khai phá xây dựng bản làng, phổ biến kinh nghiệm nông nghiệp cho bà con trong vùng cũng được nhân dân tôn thờ. Lễ hội Đình Ba Chãng diễn ra vào ngày mùng 10 tháng giêng. Tại lễ hội sau phần lễ dâng hương là phần hội. Đến với lễ hội đình, đền chùa xã Phúc An du khách sẽ được hòa mình vào các làn điệu Xình ca, múa chim gâu, múa xúc tép, múa giã gạo và thi đan rọ tôm. Đặc biệt đến với Phúc An du khách còn được ghé thăm thác Ô Đồ đẹp nên thơ hoặc trải nghiệm đan rọ tôm ở làng nghề Đồng Tâm.
Có thể nói, cùng với đền Mẫu Thác Bà, Đình Khả Lĩnh xã Đại Minh, đình, chùa Phúc Hòa xã Hán Đà và đình, đền chùa Ba Chãng xã Phúc An đã tạo nên một miền văn hóa tâm linh mang đậm bản sắc văn hóa vùng hạ lưu sông Chảy. Các nghi lễ cũng như các trò chơi diễn ra tại đều gần gũi với đời sống sinh hoạt hàng ngày của người nông dân. Tái hiện lại những hoạt động của quá trình sản xuất nông nghiệp, các trò chơi được tổ chức ngay tại khuôn viên của sân đình, đền, chùa đã tạo nên không gian văn hóa truyền thống của làng quê Việt Nam, không gian văn hóa cộng đồng. Để các lễ hội xuân diễn ra an toàn lành mạnh, Phòng Văn hóa thông tin huyện Yên Bình đã tham mưu cho UBND triển khai nhiều giải pháp cụ thể, ông Lương Thanh Hùng - Trưởng Phòng Văn hóa thông tin huyện Yên Bình cho biết: “Phòng văn hóa thông tin huyện đã tham mưu cho UBND huyện ban hành kế hoạch hướng dẫn các xã thị trấn thực hiện đúng theo quy chế quản lý tổ chức lễ hội nhất là các lễ hội truyền thống, đồng thời thành lập các đoàn đi kiểm tra thực tế công tác chuẩn bị tại các địa điểm diễn ra lễ hội để đảm bảo các lễ hội diễn ra an toàn, tiết kiệm tạo tinh thần phấn khởi trong nhân dân”
Cứ mỗi độ xuân về, tiếng trống khai hội lại ngân vang để mời gọi du khách thập phương về dâng hương bái phật cầu bình an và khám phá những điều kỳ diệu thiêng liêng trong đời sống văn hóa tâm linh của người dân hai bên bờ sông Chảy, huyện Yên Bình.
1327 lượt xem
CTV: Hồng Giang
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Nằm ở phía đông nam tỉnh Yên Bái. Những năm gần đây Yên Bình được du khách thập phương biết đến là điểm du lịch thân thiện và hấp dẫn. Tiềm năng du lịch của Yên Bình đang được đầu tư và khai thác khá hiệu quả. Cùng với du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, Yên Bình còn có những nét đẹp tâm linh mang đậm nét văn hóa vùng đồng bảo sông Chảy gắn liền với các lễ hội ngày xuân của đồng bào các dân tộc. Điểm dừng chân đầu tiên là quần thể di tích Đình - Đền Khả Lĩnh xã Đại Minh. Đình làng được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX để thờ thành hoàng làng, người khai hoang lập địa tạo nên làng Khả Lĩnh ngày nay. Theo sử sách ghi lại ông tổ của làng Khả Lĩnh xưa là Nguyễn Viết Lãng - quan tải lương thành Bầu dưới chiều Mạc, trên đường tải lương từ thành Bầu về kinh đô, đi đến Đoan Hùng thì nghe tin triều Mạc sụp đổ nên đã dừng chân bên bờ sông Chảy lập làng sinh sống. Làng Khả Lĩnh có từ đó. Khi tướng quân mất, để tưởng nhớ công khai hoang lập địa dân làng đã lập đình thờ và tôn tướng quân là thành hoàng Thượng Đẳng Thần Cao Sơn Đại Vương. Bên cạnh việc thờ Thành Hoàng làng người dân Khả Lĩnh còn lập đền thờ Nhị vị công chúa con gái vua Hùng Vương thứ 18 người được cắt cử trông giữ bên bờ sông Chảy. Đình làng Khả Lĩnh xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. Tháng 7 năm 2004, đình làng Khả Lĩnh chính thức được công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh. Cũng từ đó, Đình thường mở hội vào ngày mùng bảy tháng giêng âm lịch hàng năm để dân làng và khách thập phương vào thắp hương tỏ lòng thành kính.
Đến với hội đình Khả Lĩnh du khách không chỉ được dâng hương bái phật cầu may mắn, bình an, mà còn được đi thăm quan các vườn bưởi đang độ bung hoa, và nghe kể về sự tích giống bưởi tiến vua nức tiếng gần xa. Năm 2016, Bưởi Khả Lĩnh đã được cấp nhãn hiệu chứng nhận bưởi Đại Minh đây là lợi thế để Yên Bình quảng bá giống bưởi quý đến du khách trong và ngoài nước.
Từ Khả Lĩnh, men theo dòng sông Chảy, hòa mình cùng dòng người chảy hội, du khách đến thăm quần thể di tích lịch sử đình, chùa Phúc Hòa, xã Hán Đà. Đình thờ 3 vị tiền nhân là Hiển Công Đài vàng Quý Minh Đại vương, Hoàng Công Phò Mã Án Sát Đại vương và Hồng Hoa công chúa là con và cháu của vua Hùng Duệ Vương thứ 18. Đây là 3 vị tiền nhân có công đánh giặc ngoại xâm khai khẩn ruộng đất lập nên làng Phúc Hòa. 3 vị tiền nhân đã dạy nhân dân làm nông nghiệp, xây dựng làng xã. Sau khi mất đi trở thành 3 vị hiền thánh được nhân dân lập đền thờ tự. Đình Phúc Hòa từng là nơi hội họp của hàng lý tổng, chánh tổng để bàn việc làng, việc nước. Thời kháng chiến chống Pháp đây còn là nơi tập luyện của dân quân du kích địa phương. Trải qua những biến cố của lịch sử, đền Phúc Hòa đã mất hẳn dấu tích. Qua nhiều bước thu thập, khảo cứu, thẩm định, lập hồ sơ khoa học và đề nghị của địa phương và ngành chức năng. Năm 2007, UBND tỉnh Yên Bái đã ra quyết định công nhận đình chùa Phúc Hòa là di tích lịch sử cấp tỉnh. Đây là sự kiện quan trọng góp phần giữ gìn và phát huy những giá trị lịch sử, bản sắc văn hoá truyền thống cộng đồng các dân tộc vùng hạ lưu sông chảy. Bà Nguyễn Thị Chung từ đình Phúc Hòa xã Hán Đà huyện Yên Bình chia sẻ: “Là một từ đền, để chuẩn bị cho lễ hội đình năm 2018, tôi đã cùng bà con trong thôn vệ sinh trang trí khuôn viên đền để dân làng và du khách thập phương về dự lễ dân hương cầu bình an”. Hàng năm đình Phúc Hòa thường khai hội vào mùng 7 tháng giêng để đón du khách thập phương về dâng hương, bái phật cầu một năm mưa thuận gió hòa mùa màng tươi tốt.”
Một trong những chốn tâm linh mà du khách không thể bỏ qua khi đến với Yên Bình là đền mẫu Thác Bà. Đền Mẫu Thác Bà tọa lạc trên núi Hoàng Thi, dựa lưng vào núi, với thế bao quát đất trời. Vượt qua gần 400 trăm bậc đá, dừng chân tại sân đền, từ đây du khách có thể ngắm toàn cảnh nhà máy thủy điện Thác Bà đứa con đầu lòng của ngày điện lực Việt Nam, biểu tượng thắm thiết của tình hữu nghị Việt - Xô.
Lễ hội Đền Mẫu Thác Bà được chia làm hai phần chính là phần lễ và phần hội. Phần lễ với những nghi thức truyền thống như rước kiệu. Tại phần này sẽ có 3 đoàn rước được chia thành ba hướng: hướng thứ nhất là rước kiệu hoa, kiệu võng và kiệu bát cống; hướng thứ hai là rước lễ vật gồm 8 mâm từ hồ xanh lên gồm chè kho, bánh, hoa quả và hướng thứ ba là rước cá từ Hồ Thác Bà vào. Sau phần rước kiệu là lễ tế mẫu, dâng hương dâng lễ vật. Sau phần lễ nghiêm trang là phần hội sôi nổi và vui nhộn với các trò chơi dân gian. Những hình thức sinh hoạt văn hóa mang đậm màu sắc dân gian đã tạo nên ngày hội của nhân dân vùng hạ lưu sông Chảy. Nói về những điểm mới của lễ hội đền mẫu Thác Bà năm 2018 ông Nguyễn Đình Khích – Phó Chủ tịch UBND Thị trấn Thác Bà cho hay: “Điểm mới của lễ hội đền Mẫu Thác Bà năm nay là các hoạt động của phần hội sẽ được mở rộng hơn và phong phú hơn mọi năm. Để đảm bảo cho lễ hội diễn ra an toàn, thị trấn Thác Bà đã mở rộng sân vận động dưới chân đền để tổ chức cho các hoạt động văn hóa văn nghệ thể dục thể thao diễn ra”
Nằm trong chuỗi các hoạt động lễ hội ngày xuân ven bờ sôn Chảy là lễ hội đình chùa Ba Chãng xã Phúc An. Đình Ba Chãng được hình thành vào khoảng cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đánh dấu mốc lịch sử thời gian di cư của người Cao Lan từ huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang đến lập làng Ba Chãng, Khuôn Đát tại xã Phúc An – Huyện Yên Bình. Đình thờ Thành Hoàng, người có công đưa dân Cao Lan đến lập làng Ba Chãng, Thổ Công, Thần Nông, Thần núi Cao Sơn đại vương, Thần sông... Ngoài ra, trong đình còn thờ công chúa Quỳnh Hoa, Quế Hoa là những thánh mẫu đã có công khai phá xây dựng bản làng, phổ biến kinh nghiệm nông nghiệp cho bà con trong vùng cũng được nhân dân tôn thờ. Lễ hội Đình Ba Chãng diễn ra vào ngày mùng 10 tháng giêng. Tại lễ hội sau phần lễ dâng hương là phần hội. Đến với lễ hội đình, đền chùa xã Phúc An du khách sẽ được hòa mình vào các làn điệu Xình ca, múa chim gâu, múa xúc tép, múa giã gạo và thi đan rọ tôm. Đặc biệt đến với Phúc An du khách còn được ghé thăm thác Ô Đồ đẹp nên thơ hoặc trải nghiệm đan rọ tôm ở làng nghề Đồng Tâm.
Có thể nói, cùng với đền Mẫu Thác Bà, Đình Khả Lĩnh xã Đại Minh, đình, chùa Phúc Hòa xã Hán Đà và đình, đền chùa Ba Chãng xã Phúc An đã tạo nên một miền văn hóa tâm linh mang đậm bản sắc văn hóa vùng hạ lưu sông Chảy. Các nghi lễ cũng như các trò chơi diễn ra tại đều gần gũi với đời sống sinh hoạt hàng ngày của người nông dân. Tái hiện lại những hoạt động của quá trình sản xuất nông nghiệp, các trò chơi được tổ chức ngay tại khuôn viên của sân đình, đền, chùa đã tạo nên không gian văn hóa truyền thống của làng quê Việt Nam, không gian văn hóa cộng đồng. Để các lễ hội xuân diễn ra an toàn lành mạnh, Phòng Văn hóa thông tin huyện Yên Bình đã tham mưu cho UBND triển khai nhiều giải pháp cụ thể, ông Lương Thanh Hùng - Trưởng Phòng Văn hóa thông tin huyện Yên Bình cho biết: “Phòng văn hóa thông tin huyện đã tham mưu cho UBND huyện ban hành kế hoạch hướng dẫn các xã thị trấn thực hiện đúng theo quy chế quản lý tổ chức lễ hội nhất là các lễ hội truyền thống, đồng thời thành lập các đoàn đi kiểm tra thực tế công tác chuẩn bị tại các địa điểm diễn ra lễ hội để đảm bảo các lễ hội diễn ra an toàn, tiết kiệm tạo tinh thần phấn khởi trong nhân dân”
Cứ mỗi độ xuân về, tiếng trống khai hội lại ngân vang để mời gọi du khách thập phương về dâng hương bái phật cầu bình an và khám phá những điều kỳ diệu thiêng liêng trong đời sống văn hóa tâm linh của người dân hai bên bờ sông Chảy, huyện Yên Bình.