Năm 2020, Chính phủ yêu cầu phát huy kết quả đạt được trong năm 2019 và từ đầu nhiệm kỳ với phương châm “Kỷ cương, liêm chính, hành động, trách nhiệm, sáng tạo, hiệu quả” và tinh thần chủ động, tích cực, sáng tạo, đoàn kết, quyết tâm phấn đấu và nỗ lực cao nhất thực hiện thắng lợi toàn diện, vượt mức các mục tiêu, nhiệm vụ mà Đảng, Quốc hội đề ra trong năm 2020 và cả nhiệm kỳ, tạo nền tảng vững chắc cho đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới.
Ảnh minh họa
Đây là nội dung tại Nghị quyết Hội nghị Chính phủ với địa phương và Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12/2019 vừa được Chính phủ ban hành.
Nghị quyết nêu rõ, năm 2020 là năm cuối của nhiệm kỳ và kế hoạch 5 năm 2016 – 2020, năm có nhiều sự kiện trọng đại và kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, năm tiến hành đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Chính phủ yêu cầu từng Thành viên Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố, trực thuộc Trung ương tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Hội nghị; khẩn trương triển khai nghiêm túc, kịp thời, quyết liệt các Nghị quyết của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2020; về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2020 bằng chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, phù hợp điều kiện thực tế.
Các bộ, cơ quan ngang bộ chủ động xử lý kiến nghị của địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao; trường hợp vượt thẩm quyền, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Giao Văn phòng Chính phủ tổng hợp, theo dõi, đôn đốc các bộ, cơ quan ngang bộ trong việc xử lý kiến nghị của các địa phương.
Các bộ, cơ quan trung ương, địa phương tập trung triển khai nghiêm túc Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 10/12/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 19/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường biện pháp đảm bảo đón Tết Nguyên đán Canh Tý vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm; Công điện số 1658/CĐ-TTg ngày 9/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Canh Tý và Lễ hội Xuân 2020.
Tăng cường phối hợp xây dựng, hoàn thiện, thực thi chính sách, pháp luật
Về kiểm điểm công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ năm 2019, với quyết tâm phấn đấu đạt kết quả cao hơn năm 2019, Chính phủ yêu cầu từng bộ, ngành, địa phương tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Hội nghị, trong đó tập trung ưu tiên khắc phục những hạn chế, yếu kém đã được chỉ ra bằng giải pháp, hành động cụ thể, tạo chuyển biến rõ nét. Không ngừng đổi mới tư duy, tăng cường phối hợp trong xây dựng, hoàn thiện và thực thi chính sách, pháp luật. Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất kinh doanh, đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tiễn, tạo mọi thuận lợi cho người dân doanh nghiệp. Khơi thông, huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, giải phóng mọi năng lực sản xuất, tận dụng tốt các tiềm năng thế mạnh. Thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong thực thi công vụ; nâng cao đạo đức, văn hóa, tính chuyên nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức. Kiên trì, kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Cải tiến lề lối làm việc, nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành; đẩy mạnh phân cấp gắn với đề cao trách nhiệm người đứng đầu và kiểm soát quyền lực, có chế tài xử lý nghiêm các vi phạm. Tiếp tục thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) và (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XII) về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. Khẩn trương, nghiêm túc quán triệt Nghị quyết của Trung ương và Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 30/5/2019 của Bộ Chính trị, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thành công Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Đưa đất nước lên nấc thang phát triển mới
Về kết quả thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, để tạo chuyển biến rõ nét hơn mô hình tăng trưởng, đưa đất nước lên nấc thang phát triển mới, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục xác định nhiệm vụ cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng là trọng tâm ưu tiên hàng đầu trong công tác điều hành năm 2020. Từng bộ, ngành, địa phương chủ động ban hành các giải pháp, đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 – 2020, hoàn thành các mục tiêu đề ra; trong đó tập trung thực hiện quyết liệt, hiệu quả các nhóm nhiệm vụ quan trọng về: hoàn thiện thể chế kinh tế; phát triển thị trường và các yếu tố sản xuất; cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước; cơ cấu lại đầu tư công; cơ cấu lại các tổ chức tín dụng; cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực; phát triển kinh tế vùng, kinh tế biển; đổi mới phương thức quản lý, nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước. Đối với các mục tiêu không có khả năng hoàn thành, chủ động báo cáo, xác định nguyên nhân, đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giải pháp xử lý kịp thời.
Cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh
Về cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh; các bộ, ngành xây dựng Kế hoạch cắt giảm các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp giai đoạn 2020 – 2025, bảo đảm nguyên tắc khi ban hành một văn bản mới phải bãi bỏ ít nhất một văn bản cũ và phải giảm chi phí tuân thủ cho người dân và doanh nghiệp. Cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành theo hướng điện tử hóa, hướng tới hải quan điện tử, phù hợp chuẩn mực quốc tế; tập trung đầu mối kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu là cơ quan hải quan; bộ quản lý chuyên ngành thực hiện hậu kiểm. Phát huy vai trò của Tổ công tác, Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ trong việc đối thoại, nghiên cứu, đề xuất giải pháp tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính. Duy trì đối thoại giữa cơ quan nhà nước với cộng đồng doanh nghiệp, kịp thời tháo gỡ vướng mắc khó khăn và cải thiện môi trường kinh doanh.
Tháng 6/2020, hoàn thành nhiệm vụ gửi nhận văn bản điện tử tại 4 cấp chính quyền
Về xây dựng Chính phủ điện tử, Nghị quyết nêu rõ, các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm túc, hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ đặt ra của năm 2020 nêu tại Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 7/3/2019 của Chính phủ. Đặc biệt khẩn trương hoàn thành các nhiệm vụ đã quá hạn, phấn đấu đến hết năm 2020 tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đạt 30%; 100% cơ quan nhà nước công khai mức độ hài lòng của người dân khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến; 100% các bộ, ngành, địa phương có Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu (LGSP) và triển khai biện pháp giám sát, điều hành an toàn, an ninh mạng tập trung.
Các Bộ, cơ quan theo phân công khẩn trương trình Chính phủ ban hành các Nghị định trong quý I/2020 để hoàn thiện thể chế nền tảng của Chính phủ điện tử gồm: thay thế Nghị định số 110/2004/NĐ-CP; quy định về định danh và xác thực điện tử; về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số; về bảo vệ dữ liệu cá nhân; về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.
Các bộ, ngành, địa phương tiếp tục rà soát, chuẩn hóa, tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ các thủ tục hành chính cung cấp trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 trên Cổng Dịch vụ công các bộ, địa phương với Cổng Dịch vụ công quốc gia theo đúng lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (30% tổng số dịch vụ công/tổng số dịch vụ công trực tuyến năm 2020 và cứ mỗi năm tiếp tục tích hợp 20%).
Đến tháng 6/2020, hoàn thành nhiệm vụ gửi nhận văn bản điện tử tại 4 cấp chính quyền. Từng bước đưa vào vận hành Hệ thống thông tin tham vấn chính sách, Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia và triển khai nhân rộng Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ (E-Cabinet), Hệ thống thông tin quản lý văn bản điều hành theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ…
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Về tình hình thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 và Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 6/6/2019, với tinh thần đồng hành cùng doanh nghiệp, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện hiệu quả Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, tập trung triển khai các chính sách hỗ trợ về thuế, vốn, công nghệ…, thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo, nhất là các ngành có lợi thế và tiềm năng gắn với chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu; khuyến khích hộ kinh doanh đăng ký thành doanh nghiệp. Triển khai Kế hoạch phát triển bền vững doanh nghiệp khu vực tư nhân đến năm 2025, tầm nhìn 2030 bằng chương trình, kế hoạch cụ thể.
Các tổ chức, hiệp hội doanh nghiệp phối hợp tích cực với các cơ quan quản lý nhà nước để khuyến nghị chính sách khuyến khích phát triển doanh nghiệp. Xây dựng các chương trình, giải pháp cụ thể, khả thi để tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động, thực hiện tốt vai trò hỗ trợ các doanh nghiệp hội viên, là cầu nối hiệu quả giữa doanh nghiệp và Chính phủ.
Các doanh nghiệp chủ động đổi mới tư duy sản xuất, kinh doanh; chú trọng đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, tăng cường liên kết, hợp tác, nâng cao năng lực quản trị trong bối cảnh hội nhập, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
Bên cạnh đó, Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan xây dựng dự thảo Chỉ thị về việc tiếp tục thực hiện các giải pháp theo Nghị quyết số 139/NQ-CP ngày 9/11/2018, phấn đấu đạt được các mục tiêu đề ra vào năm 2020 và đề xuất việc tổ chức Hội nghị toàn quốc về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp theo các Nghị quyết số 02/NQ-CP và Nghị quyết số 139/NQ-CP của Chính phủ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý I/2020.
Chính phủ giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các bộ, cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến Thành viên Chính phủ, chỉnh lý, hoàn thiện dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xử lý vi phạm hành chính. Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký tờ trình và báo cáo Quốc hội về dự án Luật này.
Chính phủ thống nhất cơ bản thông qua các chính sách trong Đề nghị xây dựng Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi); giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến Thành viên Chính phủ, hoàn thiện các chính sách trong Đề nghị xây dựng Luật, chỉnh lý Báo cáo tổng kết thi hành Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000, Báo cáo đánh giá tác động của chính sách; hoàn thiện hồ sơ Đề nghị xây dựng Luật kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) theo đúng quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật; gửi Bộ Tư pháp tổng hợp vào Đề nghị về Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2021 để Chính phủ xem xét, quyết định trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Chính phủ thống nhất cơ bản thông qua các chính sách trong Đề nghị xây dựng Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi); giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến Thành viên Chính phủ, rà soát, đánh giá, hoàn thiện các chính sách để thể hiện đầy đủ, toàn diện chủ trương, quan điểm của Đảng, Nhà nước về phòng, chống ma túy trong tình hình mới và bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với quy định của một số luật có liên quan; hoàn thiện hồ sơ Đề nghị xây dựng Luật theo đúng quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật; gửi Bộ Tư pháp bổ sung vào Đề nghị điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020 để Chính phủ xem xét, quyết định trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Chính phủ thống nhất cơ bản thông qua các chính sách trong Đề nghị xây dựng Luật Thanh tra (sửa đổi); giao Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến Thành viên Chính phủ, hoàn thiện chính sách trong Đề nghị xây dựng Luật, nhất là đánh giá tác động và các giải pháp thực hiện chính sách, mối quan hệ lô-gic giữa các chính sách; hoàn thiện hồ sơ Đề nghị xây dựng Luật theo đúng quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật; gửi Bộ Tư pháp bổ sung vào Đề nghị điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020 để Chính phủ xem xét, quyết định trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội; đồng thời, chủ động rà soát, đánh giá, lập danh mục các văn bản quy phạm pháp luật cần sửa đổi, bổ sung và thời hạn hoàn thành để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với các nội dung dự kiến sửa đổi, bổ sung.
Tiếp nhận tàu nghiên cứu khoa học biển
Chính phủ thống nhất với đề nghị của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc tiếp nhận tàu Kaiyo Maru 2 trên cơ sở kết quả kiểm tra, đánh giá của đơn vị tư vấn độc lập về chất lượng của tàu, bảo đảm khai thác, sử dụng từ 7 – 10 năm tại Việt Nam. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao đề nghị phía Nhật Bản sửa chữa, nâng cấp tàu theo ý kiến của đơn vị tư vấn thẩm định độc lập, bảo đảm tàu có thể đưa vào sử dụng ngay sau khi được tiếp nhận. Việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng tàu và kinh phí thực hiện theo Quyết định số 37/QĐ-TTg ngày 7/6/2019 phê duyệt Đề án tiếp nhận, quản lý và sử dụng tàu nghiên cứu khoa học biển do Nhật Bản trao tặng.
Chính phủ thống nhất với đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép xây dựng Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 – 2025 theo trình tự, thủ tục rút gọn. Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp thu ý kiến Thành viên Chính phủ, khẩn trương hoàn thiện Tờ trình của Chính phủ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét cho ý kiến trước khi Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Tránh thất thoát, lãng phí quỹ bảo hiểm y tế
Chính phủ giao Bộ Y tế khẩn trương chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam thống nhất kế hoạch, tiến hành khảo sát độc lập; rà soát, sửa đổi, bổ sung, khắc phục những bất cập về định mức kinh tế kỹ thuật của các dịch vụ y tế, trong đó quy định rõ mức bắt buộc phải tuân thủ, bảo đảm kiểm soát chất lượng dịch vụ y tế và quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế, cơ sở khám chữa bệnh, tránh gây thất thoát, lãng phí quỹ bảo hiểm y tế; hoàn thành và báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả trong tháng 6/2020.
Chính phủ giao Bộ Nội vụ, Thanh tra Chính phủ tổ chức triển khai nghiêm túc các phương hướng nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch công tác đã đề ra, tạo chuyển biến rõ nét hơn nữa công tác của ngành mình trong năm 2020.
Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ tập trung chỉ đạo sát sao việc soạn thảo, trình các dự án luật, pháp lệnh thuộc Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020 của Quốc hội theo phân công, bảo đảm chất lượng và đúng tiến độ; đồng thời, khẩn trương hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành các Nghị định nợ đọng và Nghị định quy định chi tiết 05 Luật có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2020; chủ động soạn thảo các văn bản quy định chi tiết các Luật sẽ có hiệu lực sau tháng 6/2020.
Các bộ, cơ quan ngang bộ chủ động phối hợp chỉnh lý các dự án Luật đã được Quốc hội khóa XIV cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8; đồng thời phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp trong quá trình soạn thảo, chỉnh lý, hoàn thiện, trình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật theo phân công và trong việc chuẩn bị Đề nghị của Chính phủ về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021, điều chỉnh Chương trình năm 2020./.
1670 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Năm 2020, Chính phủ yêu cầu phát huy kết quả đạt được trong năm 2019 và từ đầu nhiệm kỳ với phương châm “Kỷ cương, liêm chính, hành động, trách nhiệm, sáng tạo, hiệu quả” và tinh thần chủ động, tích cực, sáng tạo, đoàn kết, quyết tâm phấn đấu và nỗ lực cao nhất thực hiện thắng lợi toàn diện, vượt mức các mục tiêu, nhiệm vụ mà Đảng, Quốc hội đề ra trong năm 2020 và cả nhiệm kỳ, tạo nền tảng vững chắc cho đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới.Đây là nội dung tại Nghị quyết Hội nghị Chính phủ với địa phương và Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12/2019 vừa được Chính phủ ban hành.
Nghị quyết nêu rõ, năm 2020 là năm cuối của nhiệm kỳ và kế hoạch 5 năm 2016 – 2020, năm có nhiều sự kiện trọng đại và kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, năm tiến hành đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Chính phủ yêu cầu từng Thành viên Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố, trực thuộc Trung ương tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Hội nghị; khẩn trương triển khai nghiêm túc, kịp thời, quyết liệt các Nghị quyết của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2020; về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2020 bằng chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, phù hợp điều kiện thực tế.
Các bộ, cơ quan ngang bộ chủ động xử lý kiến nghị của địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao; trường hợp vượt thẩm quyền, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Giao Văn phòng Chính phủ tổng hợp, theo dõi, đôn đốc các bộ, cơ quan ngang bộ trong việc xử lý kiến nghị của các địa phương.
Các bộ, cơ quan trung ương, địa phương tập trung triển khai nghiêm túc Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 10/12/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 19/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường biện pháp đảm bảo đón Tết Nguyên đán Canh Tý vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm; Công điện số 1658/CĐ-TTg ngày 9/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Canh Tý và Lễ hội Xuân 2020.
Tăng cường phối hợp xây dựng, hoàn thiện, thực thi chính sách, pháp luật
Về kiểm điểm công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ năm 2019, với quyết tâm phấn đấu đạt kết quả cao hơn năm 2019, Chính phủ yêu cầu từng bộ, ngành, địa phương tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Hội nghị, trong đó tập trung ưu tiên khắc phục những hạn chế, yếu kém đã được chỉ ra bằng giải pháp, hành động cụ thể, tạo chuyển biến rõ nét. Không ngừng đổi mới tư duy, tăng cường phối hợp trong xây dựng, hoàn thiện và thực thi chính sách, pháp luật. Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất kinh doanh, đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tiễn, tạo mọi thuận lợi cho người dân doanh nghiệp. Khơi thông, huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, giải phóng mọi năng lực sản xuất, tận dụng tốt các tiềm năng thế mạnh. Thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong thực thi công vụ; nâng cao đạo đức, văn hóa, tính chuyên nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức. Kiên trì, kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Cải tiến lề lối làm việc, nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành; đẩy mạnh phân cấp gắn với đề cao trách nhiệm người đứng đầu và kiểm soát quyền lực, có chế tài xử lý nghiêm các vi phạm. Tiếp tục thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) và (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XII) về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. Khẩn trương, nghiêm túc quán triệt Nghị quyết của Trung ương và Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 30/5/2019 của Bộ Chính trị, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thành công Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Đưa đất nước lên nấc thang phát triển mới
Về kết quả thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, để tạo chuyển biến rõ nét hơn mô hình tăng trưởng, đưa đất nước lên nấc thang phát triển mới, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục xác định nhiệm vụ cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng là trọng tâm ưu tiên hàng đầu trong công tác điều hành năm 2020. Từng bộ, ngành, địa phương chủ động ban hành các giải pháp, đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 – 2020, hoàn thành các mục tiêu đề ra; trong đó tập trung thực hiện quyết liệt, hiệu quả các nhóm nhiệm vụ quan trọng về: hoàn thiện thể chế kinh tế; phát triển thị trường và các yếu tố sản xuất; cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước; cơ cấu lại đầu tư công; cơ cấu lại các tổ chức tín dụng; cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực; phát triển kinh tế vùng, kinh tế biển; đổi mới phương thức quản lý, nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước. Đối với các mục tiêu không có khả năng hoàn thành, chủ động báo cáo, xác định nguyên nhân, đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giải pháp xử lý kịp thời.
Cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh
Về cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh; các bộ, ngành xây dựng Kế hoạch cắt giảm các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp giai đoạn 2020 – 2025, bảo đảm nguyên tắc khi ban hành một văn bản mới phải bãi bỏ ít nhất một văn bản cũ và phải giảm chi phí tuân thủ cho người dân và doanh nghiệp. Cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành theo hướng điện tử hóa, hướng tới hải quan điện tử, phù hợp chuẩn mực quốc tế; tập trung đầu mối kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu là cơ quan hải quan; bộ quản lý chuyên ngành thực hiện hậu kiểm. Phát huy vai trò của Tổ công tác, Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ trong việc đối thoại, nghiên cứu, đề xuất giải pháp tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính. Duy trì đối thoại giữa cơ quan nhà nước với cộng đồng doanh nghiệp, kịp thời tháo gỡ vướng mắc khó khăn và cải thiện môi trường kinh doanh.
Tháng 6/2020, hoàn thành nhiệm vụ gửi nhận văn bản điện tử tại 4 cấp chính quyền
Về xây dựng Chính phủ điện tử, Nghị quyết nêu rõ, các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm túc, hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ đặt ra của năm 2020 nêu tại Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 7/3/2019 của Chính phủ. Đặc biệt khẩn trương hoàn thành các nhiệm vụ đã quá hạn, phấn đấu đến hết năm 2020 tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đạt 30%; 100% cơ quan nhà nước công khai mức độ hài lòng của người dân khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến; 100% các bộ, ngành, địa phương có Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu (LGSP) và triển khai biện pháp giám sát, điều hành an toàn, an ninh mạng tập trung.
Các Bộ, cơ quan theo phân công khẩn trương trình Chính phủ ban hành các Nghị định trong quý I/2020 để hoàn thiện thể chế nền tảng của Chính phủ điện tử gồm: thay thế Nghị định số 110/2004/NĐ-CP; quy định về định danh và xác thực điện tử; về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số; về bảo vệ dữ liệu cá nhân; về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.
Các bộ, ngành, địa phương tiếp tục rà soát, chuẩn hóa, tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ các thủ tục hành chính cung cấp trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 trên Cổng Dịch vụ công các bộ, địa phương với Cổng Dịch vụ công quốc gia theo đúng lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (30% tổng số dịch vụ công/tổng số dịch vụ công trực tuyến năm 2020 và cứ mỗi năm tiếp tục tích hợp 20%).
Đến tháng 6/2020, hoàn thành nhiệm vụ gửi nhận văn bản điện tử tại 4 cấp chính quyền. Từng bước đưa vào vận hành Hệ thống thông tin tham vấn chính sách, Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia và triển khai nhân rộng Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ (E-Cabinet), Hệ thống thông tin quản lý văn bản điều hành theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ…
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Về tình hình thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 và Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 6/6/2019, với tinh thần đồng hành cùng doanh nghiệp, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện hiệu quả Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, tập trung triển khai các chính sách hỗ trợ về thuế, vốn, công nghệ…, thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo, nhất là các ngành có lợi thế và tiềm năng gắn với chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu; khuyến khích hộ kinh doanh đăng ký thành doanh nghiệp. Triển khai Kế hoạch phát triển bền vững doanh nghiệp khu vực tư nhân đến năm 2025, tầm nhìn 2030 bằng chương trình, kế hoạch cụ thể.
Các tổ chức, hiệp hội doanh nghiệp phối hợp tích cực với các cơ quan quản lý nhà nước để khuyến nghị chính sách khuyến khích phát triển doanh nghiệp. Xây dựng các chương trình, giải pháp cụ thể, khả thi để tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động, thực hiện tốt vai trò hỗ trợ các doanh nghiệp hội viên, là cầu nối hiệu quả giữa doanh nghiệp và Chính phủ.
Các doanh nghiệp chủ động đổi mới tư duy sản xuất, kinh doanh; chú trọng đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, tăng cường liên kết, hợp tác, nâng cao năng lực quản trị trong bối cảnh hội nhập, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
Bên cạnh đó, Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan xây dựng dự thảo Chỉ thị về việc tiếp tục thực hiện các giải pháp theo Nghị quyết số 139/NQ-CP ngày 9/11/2018, phấn đấu đạt được các mục tiêu đề ra vào năm 2020 và đề xuất việc tổ chức Hội nghị toàn quốc về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp theo các Nghị quyết số 02/NQ-CP và Nghị quyết số 139/NQ-CP của Chính phủ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý I/2020.
Chính phủ giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các bộ, cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến Thành viên Chính phủ, chỉnh lý, hoàn thiện dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xử lý vi phạm hành chính. Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký tờ trình và báo cáo Quốc hội về dự án Luật này.
Chính phủ thống nhất cơ bản thông qua các chính sách trong Đề nghị xây dựng Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi); giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến Thành viên Chính phủ, hoàn thiện các chính sách trong Đề nghị xây dựng Luật, chỉnh lý Báo cáo tổng kết thi hành Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000, Báo cáo đánh giá tác động của chính sách; hoàn thiện hồ sơ Đề nghị xây dựng Luật kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) theo đúng quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật; gửi Bộ Tư pháp tổng hợp vào Đề nghị về Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2021 để Chính phủ xem xét, quyết định trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Chính phủ thống nhất cơ bản thông qua các chính sách trong Đề nghị xây dựng Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi); giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến Thành viên Chính phủ, rà soát, đánh giá, hoàn thiện các chính sách để thể hiện đầy đủ, toàn diện chủ trương, quan điểm của Đảng, Nhà nước về phòng, chống ma túy trong tình hình mới và bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với quy định của một số luật có liên quan; hoàn thiện hồ sơ Đề nghị xây dựng Luật theo đúng quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật; gửi Bộ Tư pháp bổ sung vào Đề nghị điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020 để Chính phủ xem xét, quyết định trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Chính phủ thống nhất cơ bản thông qua các chính sách trong Đề nghị xây dựng Luật Thanh tra (sửa đổi); giao Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến Thành viên Chính phủ, hoàn thiện chính sách trong Đề nghị xây dựng Luật, nhất là đánh giá tác động và các giải pháp thực hiện chính sách, mối quan hệ lô-gic giữa các chính sách; hoàn thiện hồ sơ Đề nghị xây dựng Luật theo đúng quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật; gửi Bộ Tư pháp bổ sung vào Đề nghị điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020 để Chính phủ xem xét, quyết định trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội; đồng thời, chủ động rà soát, đánh giá, lập danh mục các văn bản quy phạm pháp luật cần sửa đổi, bổ sung và thời hạn hoàn thành để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với các nội dung dự kiến sửa đổi, bổ sung.
Tiếp nhận tàu nghiên cứu khoa học biển
Chính phủ thống nhất với đề nghị của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc tiếp nhận tàu Kaiyo Maru 2 trên cơ sở kết quả kiểm tra, đánh giá của đơn vị tư vấn độc lập về chất lượng của tàu, bảo đảm khai thác, sử dụng từ 7 – 10 năm tại Việt Nam. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao đề nghị phía Nhật Bản sửa chữa, nâng cấp tàu theo ý kiến của đơn vị tư vấn thẩm định độc lập, bảo đảm tàu có thể đưa vào sử dụng ngay sau khi được tiếp nhận. Việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng tàu và kinh phí thực hiện theo Quyết định số 37/QĐ-TTg ngày 7/6/2019 phê duyệt Đề án tiếp nhận, quản lý và sử dụng tàu nghiên cứu khoa học biển do Nhật Bản trao tặng.
Chính phủ thống nhất với đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép xây dựng Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 – 2025 theo trình tự, thủ tục rút gọn. Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp thu ý kiến Thành viên Chính phủ, khẩn trương hoàn thiện Tờ trình của Chính phủ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét cho ý kiến trước khi Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Tránh thất thoát, lãng phí quỹ bảo hiểm y tế
Chính phủ giao Bộ Y tế khẩn trương chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam thống nhất kế hoạch, tiến hành khảo sát độc lập; rà soát, sửa đổi, bổ sung, khắc phục những bất cập về định mức kinh tế kỹ thuật của các dịch vụ y tế, trong đó quy định rõ mức bắt buộc phải tuân thủ, bảo đảm kiểm soát chất lượng dịch vụ y tế và quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế, cơ sở khám chữa bệnh, tránh gây thất thoát, lãng phí quỹ bảo hiểm y tế; hoàn thành và báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả trong tháng 6/2020.
Chính phủ giao Bộ Nội vụ, Thanh tra Chính phủ tổ chức triển khai nghiêm túc các phương hướng nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch công tác đã đề ra, tạo chuyển biến rõ nét hơn nữa công tác của ngành mình trong năm 2020.
Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ tập trung chỉ đạo sát sao việc soạn thảo, trình các dự án luật, pháp lệnh thuộc Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020 của Quốc hội theo phân công, bảo đảm chất lượng và đúng tiến độ; đồng thời, khẩn trương hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành các Nghị định nợ đọng và Nghị định quy định chi tiết 05 Luật có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2020; chủ động soạn thảo các văn bản quy định chi tiết các Luật sẽ có hiệu lực sau tháng 6/2020.
Các bộ, cơ quan ngang bộ chủ động phối hợp chỉnh lý các dự án Luật đã được Quốc hội khóa XIV cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8; đồng thời phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp trong quá trình soạn thảo, chỉnh lý, hoàn thiện, trình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật theo phân công và trong việc chuẩn bị Đề nghị của Chính phủ về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021, điều chỉnh Chương trình năm 2020./.