CTTĐT - Quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ; Quy định mới về tiền lương doanh nghiệp; bán hàng đa cấp bất chính có thể bị phạt tới 100 triệu đồng; Quy định mới về tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ... là một số chính sách mới có hiệu lực thi hành kể từ tháng 11/2018.
Tr´nh duy?t không h? tr? xem tr?c tuy?n
1. Nghị định số 119/2018/NĐ-CP quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ
Nghị định số 119/2018/NĐ-CP quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ đã được Chính phủ ban hành ngày 12/09/2019.
Theo đó, nghị định 119 có hiệu lực từ ngày 01/11/2018, doanh nghiệp mới thành lập bắt buộc dùng hóa đơn điện tử và doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn giấy thì được phép sử dụng cho tới ngày 01/11/2020.
Việc sử dụng hóa đơn của các cơ sở kinh doanh từ 01/11/2018 đến 01/11/2020 được thực hiện như sau:
- Cơ sở kinh doanh đã thông báo phát hành hóa đơn điện tử không có mã hoặc đã đăng ký hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế trước 01/11/2018 thì được tiếp tục sử dụng;
- Đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập trong thời gian từ ngày 01 tháng 11 năm 2018 đến ngày 31 tháng 10 năm 2020, trường hợp cơ quan thuế thông báo cơ sở kinh doanh thực hiện áp dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định này thì cơ sở kinh doanh thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan thuế. Trường hợp chưa đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin mà tiếp tục sử dụng hóa đơn theo quy định tại các Nghị định: số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thì thực hiện như các cơ sở kinh doanh nêu tại khoản 2 Điều này.
- Cơ sở kinh doanh đã thông báo phát hành hóa đơn giấy trước 01/11/2018 thì tiếp tục sử dụng đến hết 01/11/2020;
- Cơ sở kinh doanh sử dụng hóa đơn giấy phải gửi dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế cùng tờ khai thuế GTGT để cơ quan thuế đưa vào cơ sở dữ liệu hóa đơn và đăng trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
2. Quy định mới về tiền lương doanh nghiệp
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 121/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương. Về nguyên tắc xây dựng định mức lao động, Nghị định nêu rõ: Doanh nghiệp xây dựng định mức lao động làm cơ sở để trả lương cho người lao động hưởng lương theo sản phẩm, đảm bảo các nguyên tắc:
Định mức lao động được thực hiện cho từng bước công việc, từng công đoạn và toàn bộ quá trình sản xuất sản phẩm, dịch vụ trên cơ sở tổ chức lao động khoa học, tổ chức sản xuất hợp lý.
Mức lao động được xây dựng trên cơ sở cấp bậc của công việc hoặc chức danh, phù hợp với cấp bậc, trình độ đào tạo của người lao động, quy trình công nghệ, tiêu chuẩn kỹ thuật của máy móc thiết bị và bảo đảm các tiêu chuẩn lao động.
Mức lao động phải là mức trung bình tiên tiến, bảo đảm số đông người lao động thực hiện được mà không phải kéo dài thời gian làm việc tiêu chuẩn của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Mức lao động mới phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức. Doanh nghiệp phải thông báo cho người lao động biết ít nhất 15 ngày trước khi áp dụng thử. Thời gian áp dụng thử tùy theo tính chất công việc, nhưng tối đa không quá 3 tháng và phải đánh giá việc thực hiện mức.
Trường hợp trong thời gian làm việc tiêu chuẩn, mức thực tế thực hiện tính theo sản lượng thấp hơn 5% hoặc cao hơn 10% so với mức được giao, hoặc mức thực tế thực hiện tính theo thời gian cao hơn 5% hoặc thấp hơn 10% so với mức được giao thì doanh nghiệp phải điều chỉnh lại mức lao động.
Mức lao động phải được định kỳ rà soát, đánh giá để sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp. Nghị định cũng bổ sung quy định về trách nhiệm tổ chức thực hiện việc xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động trong trường hợp doanh nghiệp sử dụng dưới 10 lao động.
Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 1/11/2018./.
3. Từ tháng 11/2018, bán hàng đa cấp bất chính có thể bị phạt tới 100 triệu đồng
Nghị đinh 141/2018/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.
Điểm mới của Nghị định này so với các văn bản trước là tăng mức xử phạt cho hành vi bán hàng đa cấp bất chính.
Cụ thể, quy định phạt tiền từ 80-100 triệu đồng khi yêu cầu người khác phải đặt cọc, nộp một khoản tiền hoặc mua một số lượng hàng hóa để được ký hợp đồng; không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ mua lại hàng hóa theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, mức phạt trên cũng được áp dụng cho hành vi cấp tiền hoặc lợi ích kinh tế khác cho người tham gia bán hàng đa cấp giới thiệu người khác vào đường dây mà không phải từ việc mua, bán hàng hóa của người được giới thiệu.
Hành vi từ chối chi trả các khoản hoa hồng, tiền thưởng mà người tham gia bán hàng đa cấp có quyền nhận hoặc cung cấp thông tin gian dối về kế hoạch trả thưởng hoặc gây nhầm lẫn về tính năng, công dụng của hàng hóa cũng bị phạt từ 80-100 triệu đồng.
Nghị định số 141/2018/NĐ-CP cũng quy định rõ phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm quy định ở trên trong trường hợp hành vi vi phạm được thực hiện trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
Nghị định 141/2018/NĐ-CP chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 25/11.
4. Quy định mới về tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ
Từ ngày 20/11/2018, quy định về tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ được thực hiện theo Thông tư 148/2018/TT-BQP do Bộ Quốc Phòng mới ban hành.
Về tiêu chuẩn tuyển quân: Công dân từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi. Công dân nam được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo thì tuyển chọn và gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.
Tiêu chuẩn sức khỏe: Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP của Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HlV, AIDS.
Tiêu chuẩn văn hóa: Tuyển chọn và gọi nhập ngũ những công dân có trình độ văn hóa lớp 8 trở lên, lấy từ cao xuống thấp.
Các xã thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; đồng bào dân tộc thiểu số dưới 10.000 người thì được tuyển không quá 25% công dân có trình độ văn hóa cấp tiểu học, còn lại là trung học cơ sở trở lên.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/11/2018.
1969 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ; Quy định mới về tiền lương doanh nghiệp; bán hàng đa cấp bất chính có thể bị phạt tới 100 triệu đồng; Quy định mới về tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ... là một số chính sách mới có hiệu lực thi hành kể từ tháng 11/2018. 1. Nghị định số 119/2018/NĐ-CP quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ
Nghị định số 119/2018/NĐ-CP quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ đã được Chính phủ ban hành ngày 12/09/2019.
Theo đó, nghị định 119 có hiệu lực từ ngày 01/11/2018, doanh nghiệp mới thành lập bắt buộc dùng hóa đơn điện tử và doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn giấy thì được phép sử dụng cho tới ngày 01/11/2020.
Việc sử dụng hóa đơn của các cơ sở kinh doanh từ 01/11/2018 đến 01/11/2020 được thực hiện như sau:
- Cơ sở kinh doanh đã thông báo phát hành hóa đơn điện tử không có mã hoặc đã đăng ký hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế trước 01/11/2018 thì được tiếp tục sử dụng;
- Đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập trong thời gian từ ngày 01 tháng 11 năm 2018 đến ngày 31 tháng 10 năm 2020, trường hợp cơ quan thuế thông báo cơ sở kinh doanh thực hiện áp dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định này thì cơ sở kinh doanh thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan thuế. Trường hợp chưa đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin mà tiếp tục sử dụng hóa đơn theo quy định tại các Nghị định: số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thì thực hiện như các cơ sở kinh doanh nêu tại khoản 2 Điều này.
- Cơ sở kinh doanh đã thông báo phát hành hóa đơn giấy trước 01/11/2018 thì tiếp tục sử dụng đến hết 01/11/2020;
- Cơ sở kinh doanh sử dụng hóa đơn giấy phải gửi dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế cùng tờ khai thuế GTGT để cơ quan thuế đưa vào cơ sở dữ liệu hóa đơn và đăng trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
2. Quy định mới về tiền lương doanh nghiệp
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 121/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương. Về nguyên tắc xây dựng định mức lao động, Nghị định nêu rõ: Doanh nghiệp xây dựng định mức lao động làm cơ sở để trả lương cho người lao động hưởng lương theo sản phẩm, đảm bảo các nguyên tắc:
Định mức lao động được thực hiện cho từng bước công việc, từng công đoạn và toàn bộ quá trình sản xuất sản phẩm, dịch vụ trên cơ sở tổ chức lao động khoa học, tổ chức sản xuất hợp lý.
Mức lao động được xây dựng trên cơ sở cấp bậc của công việc hoặc chức danh, phù hợp với cấp bậc, trình độ đào tạo của người lao động, quy trình công nghệ, tiêu chuẩn kỹ thuật của máy móc thiết bị và bảo đảm các tiêu chuẩn lao động.
Mức lao động phải là mức trung bình tiên tiến, bảo đảm số đông người lao động thực hiện được mà không phải kéo dài thời gian làm việc tiêu chuẩn của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Mức lao động mới phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức. Doanh nghiệp phải thông báo cho người lao động biết ít nhất 15 ngày trước khi áp dụng thử. Thời gian áp dụng thử tùy theo tính chất công việc, nhưng tối đa không quá 3 tháng và phải đánh giá việc thực hiện mức.
Trường hợp trong thời gian làm việc tiêu chuẩn, mức thực tế thực hiện tính theo sản lượng thấp hơn 5% hoặc cao hơn 10% so với mức được giao, hoặc mức thực tế thực hiện tính theo thời gian cao hơn 5% hoặc thấp hơn 10% so với mức được giao thì doanh nghiệp phải điều chỉnh lại mức lao động.
Mức lao động phải được định kỳ rà soát, đánh giá để sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp. Nghị định cũng bổ sung quy định về trách nhiệm tổ chức thực hiện việc xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động trong trường hợp doanh nghiệp sử dụng dưới 10 lao động.
Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 1/11/2018./.
3. Từ tháng 11/2018, bán hàng đa cấp bất chính có thể bị phạt tới 100 triệu đồng
Nghị đinh 141/2018/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.
Điểm mới của Nghị định này so với các văn bản trước là tăng mức xử phạt cho hành vi bán hàng đa cấp bất chính.
Cụ thể, quy định phạt tiền từ 80-100 triệu đồng khi yêu cầu người khác phải đặt cọc, nộp một khoản tiền hoặc mua một số lượng hàng hóa để được ký hợp đồng; không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ mua lại hàng hóa theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, mức phạt trên cũng được áp dụng cho hành vi cấp tiền hoặc lợi ích kinh tế khác cho người tham gia bán hàng đa cấp giới thiệu người khác vào đường dây mà không phải từ việc mua, bán hàng hóa của người được giới thiệu.
Hành vi từ chối chi trả các khoản hoa hồng, tiền thưởng mà người tham gia bán hàng đa cấp có quyền nhận hoặc cung cấp thông tin gian dối về kế hoạch trả thưởng hoặc gây nhầm lẫn về tính năng, công dụng của hàng hóa cũng bị phạt từ 80-100 triệu đồng.
Nghị định số 141/2018/NĐ-CP cũng quy định rõ phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm quy định ở trên trong trường hợp hành vi vi phạm được thực hiện trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
Nghị định 141/2018/NĐ-CP chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 25/11.
4. Quy định mới về tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ
Từ ngày 20/11/2018, quy định về tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ được thực hiện theo Thông tư 148/2018/TT-BQP do Bộ Quốc Phòng mới ban hành.
Về tiêu chuẩn tuyển quân: Công dân từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi. Công dân nam được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo thì tuyển chọn và gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.
Tiêu chuẩn sức khỏe: Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP của Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HlV, AIDS.
Tiêu chuẩn văn hóa: Tuyển chọn và gọi nhập ngũ những công dân có trình độ văn hóa lớp 8 trở lên, lấy từ cao xuống thấp.
Các xã thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; đồng bào dân tộc thiểu số dưới 10.000 người thì được tuyển không quá 25% công dân có trình độ văn hóa cấp tiểu học, còn lại là trung học cơ sở trở lên.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/11/2018.