CTTĐT - Nâng mức vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, HTX và người lao động từ 8/11/2019; Thông tư 10/2019/TT-BNNPTNT Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam; Quy định về hoạt động của tổ hợp tác là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 11/2019.
Tr´nh duy?t không h? tr? xem tr?c tuy?n
1. Nâng mức vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, HTX và người lao động từ 8/11/2019
Chính phủ ban hành Nghị định số 74/2019/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 61/2015/NĐ-CP quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm theo hướng nâng mức vay ưu đãi từ Quỹ quốc gia về việc làm đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh và người lao động. Nghị định có hiệu lực từ ngày 08/11/2019.
Cụ thể, đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, mức vay tối đa là 02 tỷ đồng/dự án và không quá 100 triệu đồng cho 1 người lao động được tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm. Đối với người lao động, mức vay tối đa là 100 triệu đồng.
Bên cạnh đó, thời hạn vay vốn cũng được tăng từ không quá 60 tháng lên tối đa 120 tháng.
Về điều kiện bảo đảm tiền vay, Nghị định 74/2019/NĐ-CP quy định đối với mức vay từ 100 triệu đồng trở lên, cơ sở sản xuất, kinh doanh phải có tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định pháp luật về giao dịch bảo đảm.
Về lãi suất vay vốn đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh và người lao động (tại khoản 1 Điều 12 Luật Việc làm), Nghị định 74/2019/NĐ-CP sửa đổi theo hướng tăng từ bằng lãi suất cho vay đối với hộ nghèo lên bằng lãi suất cho vay đối với hộ cận nghèo.
Ngoài ra, Nghị định cũng sửa đổi một số nội dung khác liên quan đến điều kiện bảo đảm tiền vay đối với người lao động vay vốn ưu đãi để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; huy động nguồn vốn để cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm, hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng...
2. Thông tư 10/2019/TT-BNNPTNT Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành Thông tư 10/2019/TT-BNNPTNT Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam, gồm:
- Thuốc sử dụng trong nông nghiệp: 1.754 hoạt chất với 3.948 tên thương phẩm;
- Thuốc trừ mối: 15 hoạt chất với 25 tên thương phẩm;
- Thuốc bảo quản lâm sản: 07 hoạt chất với 08 tên thương phẩm;
- Thuốc khử trùng kho: 04 hoạt chất với 10 tên thương phẩm;
- Thuốc sử dụng cho sân golf: 04 hoạt chất với 04 tên thương phẩm;
- Thuốc xử lý hạt giống: 19 hoạt chất và 25 tên thương phẩm;
- Thuốc bảo quản nông sản sau thu hoạch: 01 hoạt chất với 01 tên thương phẩm.
Các thuốc bảo vệ thực vật chứa hoạt chất Chlorpyrifos ethyl và Fipronil chỉ được sản xuất, nhập khẩu đến ngày 12/2/2020, chỉ được buôn bán, sử dụng đến ngày 12/2/2021.
3. Quy định về hoạt động của tổ hợp tác
Nghị định 77/2019/NĐ-CP về tổ hợp tác được Chính phủ ban hành ngày 10/10/2019. Nghị định quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động và chấm dứt hoạt động của tổ hợp tác.
Nghị định 77/2019/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/11/2019 và sẽ thay thế Nghị định 151/2007/NĐ-CP ngày 10/10/2007 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác.
Tổ hợp tác là tổ chức không có tư cách pháp nhân, được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác, gồm từ 2 cá nhân, pháp nhân trở lên tự nguyện thành lập, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.
Điều kiện trở thành thành viên tổ hợp tác khi đáp ứng các điều kiện sau: Cá nhân là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự phù hợp theo quy định từ Điều 16 đến Điều 24 Bộ Luật dân sự, quy định của Bộ Luật lao động và pháp luật khác có liên quan. Tổ chức là pháp nhân Việt Nam, thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, có năng lực pháp luật phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của tổ hợp tác. Tự nguyện gia nhập và chấp thuận nội dung hợp đồng hợp tác. Cam kết đóng góp tài sản, công sức theo quy định của hợp đồng hợp tác. Điều kiện khác theo quy định của hợp đồng hợp tác.
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác: Hoạt động trên cơ sở hợp đồng hợp tác; cá nhân, pháp nhân tự nguyện thành lập, gia nhập và rút khỏi tổ hợp tác; thành viên tổ hợp tác có quyền dân chủ, bình đẳng trong việc quyết định tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác, quyết định theo đa số, trừ trường hợp hợp đồng hợp tác, Bộ Luật dân sự và pháp luật có liên quan quy định khác; cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm./.
3173 lượt xem
Thanh Thủy
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Nâng mức vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, HTX và người lao động từ 8/11/2019; Thông tư 10/2019/TT-BNNPTNT Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam; Quy định về hoạt động của tổ hợp tác là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 11/2019. 1. Nâng mức vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, HTX và người lao động từ 8/11/2019
Chính phủ ban hành Nghị định số 74/2019/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 61/2015/NĐ-CP quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm theo hướng nâng mức vay ưu đãi từ Quỹ quốc gia về việc làm đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh và người lao động. Nghị định có hiệu lực từ ngày 08/11/2019.
Cụ thể, đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, mức vay tối đa là 02 tỷ đồng/dự án và không quá 100 triệu đồng cho 1 người lao động được tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm. Đối với người lao động, mức vay tối đa là 100 triệu đồng.
Bên cạnh đó, thời hạn vay vốn cũng được tăng từ không quá 60 tháng lên tối đa 120 tháng.
Về điều kiện bảo đảm tiền vay, Nghị định 74/2019/NĐ-CP quy định đối với mức vay từ 100 triệu đồng trở lên, cơ sở sản xuất, kinh doanh phải có tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định pháp luật về giao dịch bảo đảm.
Về lãi suất vay vốn đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh và người lao động (tại khoản 1 Điều 12 Luật Việc làm), Nghị định 74/2019/NĐ-CP sửa đổi theo hướng tăng từ bằng lãi suất cho vay đối với hộ nghèo lên bằng lãi suất cho vay đối với hộ cận nghèo.
Ngoài ra, Nghị định cũng sửa đổi một số nội dung khác liên quan đến điều kiện bảo đảm tiền vay đối với người lao động vay vốn ưu đãi để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; huy động nguồn vốn để cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm, hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng...
2. Thông tư 10/2019/TT-BNNPTNT Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành Thông tư 10/2019/TT-BNNPTNT Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam, gồm:
- Thuốc sử dụng trong nông nghiệp: 1.754 hoạt chất với 3.948 tên thương phẩm;
- Thuốc trừ mối: 15 hoạt chất với 25 tên thương phẩm;
- Thuốc bảo quản lâm sản: 07 hoạt chất với 08 tên thương phẩm;
- Thuốc khử trùng kho: 04 hoạt chất với 10 tên thương phẩm;
- Thuốc sử dụng cho sân golf: 04 hoạt chất với 04 tên thương phẩm;
- Thuốc xử lý hạt giống: 19 hoạt chất và 25 tên thương phẩm;
- Thuốc bảo quản nông sản sau thu hoạch: 01 hoạt chất với 01 tên thương phẩm.
Các thuốc bảo vệ thực vật chứa hoạt chất Chlorpyrifos ethyl và Fipronil chỉ được sản xuất, nhập khẩu đến ngày 12/2/2020, chỉ được buôn bán, sử dụng đến ngày 12/2/2021.
3. Quy định về hoạt động của tổ hợp tác
Nghị định 77/2019/NĐ-CP về tổ hợp tác được Chính phủ ban hành ngày 10/10/2019. Nghị định quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động và chấm dứt hoạt động của tổ hợp tác.
Nghị định 77/2019/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/11/2019 và sẽ thay thế Nghị định 151/2007/NĐ-CP ngày 10/10/2007 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác.
Tổ hợp tác là tổ chức không có tư cách pháp nhân, được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác, gồm từ 2 cá nhân, pháp nhân trở lên tự nguyện thành lập, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.
Điều kiện trở thành thành viên tổ hợp tác khi đáp ứng các điều kiện sau: Cá nhân là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự phù hợp theo quy định từ Điều 16 đến Điều 24 Bộ Luật dân sự, quy định của Bộ Luật lao động và pháp luật khác có liên quan. Tổ chức là pháp nhân Việt Nam, thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, có năng lực pháp luật phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của tổ hợp tác. Tự nguyện gia nhập và chấp thuận nội dung hợp đồng hợp tác. Cam kết đóng góp tài sản, công sức theo quy định của hợp đồng hợp tác. Điều kiện khác theo quy định của hợp đồng hợp tác.
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác: Hoạt động trên cơ sở hợp đồng hợp tác; cá nhân, pháp nhân tự nguyện thành lập, gia nhập và rút khỏi tổ hợp tác; thành viên tổ hợp tác có quyền dân chủ, bình đẳng trong việc quyết định tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác, quyết định theo đa số, trừ trường hợp hợp đồng hợp tác, Bộ Luật dân sự và pháp luật có liên quan quy định khác; cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm./.