Từ đầu năm 2018, công tác bảo đảm ATTP đã nhận được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Yên Bái, sự phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành, đoàn thể và cấp ủy chính quyền địa phương.
Quầy bán hàng tươi sống tại chợ Yên Thịnh.
Nhờ có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội trong thành phố, đặc biệt, các ngành thành viên ban chỉ đạo và UBND các xã, phường đã quan tâm ban hành các văn bản chỉ đạo quyết liệt công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) nên nhận thức của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống và người tiêu dùng có sự chuyển biến theo chiều hướng tích cực.
Theo đồng chí Vũ Thị Thanh Thủy - Trưởng phòng Y tế thành phố Yên Bái, xuất phát từ điều kiện thực tế của thành phố nên ngay từ đầu năm 2018, công tác bảo đảm ATTP đã nhận được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy, HĐND, UBND thành phố, sự phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành, đoàn thể và cấp ủy chính quyền địa phương.
Qua đó, việc triển khai các hoạt động bảo đảm ATTP có hiệu quả, nhất là trong các đợt cao điểm hàng năm như: tết Nguyên đán và Tháng hành động Vì ATTP.
Cùng với kiện toàn ban chỉ đạo ATTP các cấp và xây dựng các văn bản chỉ đạo, nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về vấn đề vệ sinh ATTP, các hình thức truyền thông đến cộng đồng dân cư cũng bảo đảm kịp thời, hiệu quả.
Các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội các cấp, thường xuyên lồng ghép vào các hội nghị, các phong trào để tuyên truyền đến với các đoàn viên, hội viên về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm một cách sâu sát, thực tế tại các địa phương.
Trong 6 tháng đầu năm, các ban, ngành, đoàn thể và các xã, phường đã thực hiện 36 tin, bài phát thanh trên loa truyền thanh thành phố và các xã, phường, phát thanh 131 lần; tổ chức 144 buổi nói chuyện chuyên đề sức khỏe với 3.361 người tham dự, 12 buổi thảo luận nhóm, 1 lễ phát động trong Tháng hành động Vì ATTP với 310 người tham dự, tổ chức 4 lớp tập huấn cho 364 người...
Song song với công tác tuyên truyền, công tác kiểm tra, giám sát về ATTP cũng được thành phố triển khai đồng bộ, quyết liệt từ thành phố đến các xã, phường.
Ngoài việc tham gia đoàn kiểm tra liên ngành, Trung tâm Y tế thành phố còn thành lập đoàn kiểm tra chuyên ngành, tổ chức kiểm tra, giám sát định kỳ các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, các bếp ăn tập thể trong diện quản lý, kịp thời phát hiện các lỗi vi phạm, nhắc nhở hướng dẫn cơ sở khắc phục, bổ sung các thủ tục còn thiếu.
Trong 6 tháng đầu năm thành phố thành lập 2 đoàn kiểm tra liên ngành, tổ chức kiểm tra 59 cơ sở, trong đó đã nhắc nhở 17 cơ sở. Tuyến xã, phường cũng thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra 461 cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm theo đúng quy định phân cấp quản lý, đã nhắc nhở 39 cơ sở.
Đồng chí Vũ Thị Thanh Thủy cho biết thêm: Điểm nổi bật là công tác kiểm tra, giám sát về ATTP đã có sự vào cuộc của các cấp, các ngành trên địa bàn. Trong lĩnh vực y tế, đã rà soát, hướng dẫn hồ sơ, thẩm định các cơ sở trong diện quản lý cấp 185/271 giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP, đạt 68%; ký cam kết 327/327 cơ sở, tỷ lệ đạt 100%; cấp 51/51 giấy chứng nhận cho bếp ăn tập thể, đạt 100%.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, đã có 1.384 hộ/3.500 hộ dân ký cam kết ATTP. Lĩnh vực công thương, thành phố thành lập 2 đoàn kiểm tra liên ngành, tổ chức kiểm tra 31 cơ sở, trong đó nhắc nhở 9 cơ sở, kiểm tra định kỳ 15 cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về ATTP; cấp phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ cho 12 cơ sở…
Nhìn chung các cơ sở đều chấp hành tốt các quy định về ATTP như: có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, nguồn gốc thực phẩm rõ ràng, người trực tiếp chế biến thực phẩm có trang phục bảo hộ chuyên dụng, có giấy chứng nhận tập huấn kiến thức về vệ sinh ATTP, có khám sức khỏe định kỳ; dụng cụ dùng để sản xuất, chế biến thực phẩm bảo đảm theo quy định - đồng chí Vũ Thị Thanh Thuỷ cho biết thêm.
Triển khai đồng bộ các giải pháp nên trong thời gian qua, trên địa bàn thành phố không xảy ra các trường hợp ngộ độc thực phẩm; nhận thức của người tiêu dùng và người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống được nâng lên rõ rệt. Tuy nhiên, trong thực hiện vệ sinh ATTP trên địa bàn thành phố vẫn gặp những khó khăn.
Cụ thể: Nguồn nhân lực để thực hiện công tác quản lý ATTP của các đơn vị được giao nhiệm vụ còn quá mỏng; tuyến xã, phường không có cán bộ chuyên trách làm công tác ATTP, trong khi đó hầu hết các hoạt động về vệ sinh ATTP lại diễn ra chủ yếu ở các xã, phường.
Công tác thanh tra, kiểm tra của Chi cục ATTP đối với 1 số cơ sở theo phân cấp quản lý của thành phố còn chồng chéo. Các hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn bao gồm cả trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chủ yếu vẫn là sản xuất theo kinh nghiệm, không tuân thủ theo quy trình trồng trọt, chăn nuôi an toàn nào.
Hơn nữa, hầu hết các hộ sản xuất nông nghiệp mới ở quy mô nhỏ lẻ, chưa liên kết trong sản xuất để thực hiện chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh đủ điều kiện ATTP... Những khó khăn này cần được thành phố quan tâm tháo gỡ góp phần bảo vệ, bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng.
991 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Từ đầu năm 2018, công tác bảo đảm ATTP đã nhận được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Yên Bái, sự phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành, đoàn thể và cấp ủy chính quyền địa phương. Nhờ có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội trong thành phố, đặc biệt, các ngành thành viên ban chỉ đạo và UBND các xã, phường đã quan tâm ban hành các văn bản chỉ đạo quyết liệt công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) nên nhận thức của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống và người tiêu dùng có sự chuyển biến theo chiều hướng tích cực.
Theo đồng chí Vũ Thị Thanh Thủy - Trưởng phòng Y tế thành phố Yên Bái, xuất phát từ điều kiện thực tế của thành phố nên ngay từ đầu năm 2018, công tác bảo đảm ATTP đã nhận được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy, HĐND, UBND thành phố, sự phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành, đoàn thể và cấp ủy chính quyền địa phương.
Qua đó, việc triển khai các hoạt động bảo đảm ATTP có hiệu quả, nhất là trong các đợt cao điểm hàng năm như: tết Nguyên đán và Tháng hành động Vì ATTP.
Cùng với kiện toàn ban chỉ đạo ATTP các cấp và xây dựng các văn bản chỉ đạo, nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về vấn đề vệ sinh ATTP, các hình thức truyền thông đến cộng đồng dân cư cũng bảo đảm kịp thời, hiệu quả.
Các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội các cấp, thường xuyên lồng ghép vào các hội nghị, các phong trào để tuyên truyền đến với các đoàn viên, hội viên về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm một cách sâu sát, thực tế tại các địa phương.
Trong 6 tháng đầu năm, các ban, ngành, đoàn thể và các xã, phường đã thực hiện 36 tin, bài phát thanh trên loa truyền thanh thành phố và các xã, phường, phát thanh 131 lần; tổ chức 144 buổi nói chuyện chuyên đề sức khỏe với 3.361 người tham dự, 12 buổi thảo luận nhóm, 1 lễ phát động trong Tháng hành động Vì ATTP với 310 người tham dự, tổ chức 4 lớp tập huấn cho 364 người...
Song song với công tác tuyên truyền, công tác kiểm tra, giám sát về ATTP cũng được thành phố triển khai đồng bộ, quyết liệt từ thành phố đến các xã, phường.
Ngoài việc tham gia đoàn kiểm tra liên ngành, Trung tâm Y tế thành phố còn thành lập đoàn kiểm tra chuyên ngành, tổ chức kiểm tra, giám sát định kỳ các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, các bếp ăn tập thể trong diện quản lý, kịp thời phát hiện các lỗi vi phạm, nhắc nhở hướng dẫn cơ sở khắc phục, bổ sung các thủ tục còn thiếu.
Trong 6 tháng đầu năm thành phố thành lập 2 đoàn kiểm tra liên ngành, tổ chức kiểm tra 59 cơ sở, trong đó đã nhắc nhở 17 cơ sở. Tuyến xã, phường cũng thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra 461 cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm theo đúng quy định phân cấp quản lý, đã nhắc nhở 39 cơ sở.
Đồng chí Vũ Thị Thanh Thủy cho biết thêm: Điểm nổi bật là công tác kiểm tra, giám sát về ATTP đã có sự vào cuộc của các cấp, các ngành trên địa bàn. Trong lĩnh vực y tế, đã rà soát, hướng dẫn hồ sơ, thẩm định các cơ sở trong diện quản lý cấp 185/271 giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP, đạt 68%; ký cam kết 327/327 cơ sở, tỷ lệ đạt 100%; cấp 51/51 giấy chứng nhận cho bếp ăn tập thể, đạt 100%.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, đã có 1.384 hộ/3.500 hộ dân ký cam kết ATTP. Lĩnh vực công thương, thành phố thành lập 2 đoàn kiểm tra liên ngành, tổ chức kiểm tra 31 cơ sở, trong đó nhắc nhở 9 cơ sở, kiểm tra định kỳ 15 cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về ATTP; cấp phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ cho 12 cơ sở…
Nhìn chung các cơ sở đều chấp hành tốt các quy định về ATTP như: có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, nguồn gốc thực phẩm rõ ràng, người trực tiếp chế biến thực phẩm có trang phục bảo hộ chuyên dụng, có giấy chứng nhận tập huấn kiến thức về vệ sinh ATTP, có khám sức khỏe định kỳ; dụng cụ dùng để sản xuất, chế biến thực phẩm bảo đảm theo quy định - đồng chí Vũ Thị Thanh Thuỷ cho biết thêm.
Triển khai đồng bộ các giải pháp nên trong thời gian qua, trên địa bàn thành phố không xảy ra các trường hợp ngộ độc thực phẩm; nhận thức của người tiêu dùng và người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống được nâng lên rõ rệt. Tuy nhiên, trong thực hiện vệ sinh ATTP trên địa bàn thành phố vẫn gặp những khó khăn.
Cụ thể: Nguồn nhân lực để thực hiện công tác quản lý ATTP của các đơn vị được giao nhiệm vụ còn quá mỏng; tuyến xã, phường không có cán bộ chuyên trách làm công tác ATTP, trong khi đó hầu hết các hoạt động về vệ sinh ATTP lại diễn ra chủ yếu ở các xã, phường.
Công tác thanh tra, kiểm tra của Chi cục ATTP đối với 1 số cơ sở theo phân cấp quản lý của thành phố còn chồng chéo. Các hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn bao gồm cả trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chủ yếu vẫn là sản xuất theo kinh nghiệm, không tuân thủ theo quy trình trồng trọt, chăn nuôi an toàn nào.
Hơn nữa, hầu hết các hộ sản xuất nông nghiệp mới ở quy mô nhỏ lẻ, chưa liên kết trong sản xuất để thực hiện chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh đủ điều kiện ATTP... Những khó khăn này cần được thành phố quan tâm tháo gỡ góp phần bảo vệ, bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng.