Xác định hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế gia đình là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, góp phần xây dựng cuộc sống gia đình ấm no, hạnh phúc; thời gian qua, Hội Phụ nữ huyện Trấn Yên đã có nhiều hoạt động thiết thực, giúp hội viên phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.
Từ những chính sách hỗ trợ, nhiều chị em phụ nữ ở Trấn Yên đã vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng.
Gia đình chị Bùi Thúy Kiều ở thôn Khe Đát, xã Tân Đồng từng là hộ nghèo trong xã. Sau vụ cháy hơn 20 ha rừng, gia đình chị lâm vào cảnh trắng tay và nợ nần. Cuộc sống của cả gia đình lúc này chỉ trông chờ vào 2 sào ruộng. Năm 2013, chị được nhận 1 con lợn lai rừng sinh sản từ Dự án "Hỗ trợ và phát triển sinh kế trong việc nuôi lợn lai rừng sinh sản”.
Từ đó, chị tập trung phát triển đàn lợn, chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang trồng dâu, nuôi tằm và tích cực khai hoang, trồng rừng.
Đến nay, sau nhiều năm, gia đình chị đã vươn lên thoát nghèo. Chị Kiều tâm sự: "Sự giúp đỡ từ các cấp Hội phụ nữ đối với gia đình tôi lúc ấy như là người chết đuối vớ được chiếc phao cứu sinh vậy. Nhờ đó, gia đình tôi được như ngày hôm nay”.
Cũng như chị Kiều, gia đình chị Trần Thị Nhung ở thôn 6A, xã Việt Cường cũng từng là hộ nghèo. Sau khi lập gia đình, gia đình chị Nhung đã từng có lúc bữa đói, bữa no. Nhưng rồi, từ khi chị được vay 50 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, một phần số tiền đó chị học nghề may, phần còn lại mua cây giống, phát triển kinh tế đồi rừng.
Đến nay, gia đình chị Nhung không những thoát nghèo mà còn vươn lên làm giàu chính đáng. Chị xây dựng được nhà cửa khang trang, con cái học hành tử tế, thu nhập bình quân của gia đình chị đạt 150 triệu đồng/năm.
Những năm qua, đã có rất nhiều chị em phụ nữ vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng từ sự hỗ trợ, giúp đỡ từ các cấp Hội phụ nữ. Để giúp chị em có vốn sản xuất, Hội Phụ nữ huyện Trấn Yên đã chủ động làm tốt việc duy trì ủy thác từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện do Hội quản lý.
Hiện tại, Hội quản lý 91 tổ tiết kiệm và vay vốn với tổng dư nợ trên 92 tỷ đồng cho hơn 3.000 hội viên vay.
Hội còn ký kết chương trình hiệp thương với các tổ chức đoàn thể khác, phân công giúp đỡ các hộ nghèo thoát nghèo bền vững; chỉ đạo các cấp Hội cơ sở tổ chức giúp đỡ hội viên nghèo bằng nhiều hình thức như: cho vay không lãi, duy trì hiệu quả quỹ tiết kiệm 5.000 đồng/hội viên/tháng, tranh thủ nguồn lực hỗ trợ từ các chương trình, dự án sinh kế…
Ngoài ra, để chị em có thêm kiến thức sản xuất, 6 tháng đầu năm 2018, Hội đã phối hợp với các ngành chức năng mở 14 lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho hơn 500 lượt hội viên nông thôn; mở 4 lớp tập huấn kiến thức sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm an toàn cho 240 cán bộ, hội viên.
Chị Bồ Thị Hoa - Chủ tịch Hội Phụ nữ huyện Trấn Yên cho biết: "Cùng với những hoạt động vận động, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, vài năm trở lại đây, Hội đặc biệt quan tâm đến vấn đề khởi nghiệp trong chị em bằng các hình thức: khuyến khích phát triển các ý tưởng sáng tạo trong phát triển sản xuất và đời sống, mở các lớp tập huấn hỗ trợ phụ nữ sáng tạo khởi nghiệp, cử chị em tham gia các lớp tập huấn nâng cao năng lực… Nhờ đó, các mô hình kinh tế mới nổi do phụ nữ làm chủ cho thu nhập cao ngày càng nhiều, hiện nay là 406 mô hình”.
Từ những chính sách ưu đãi, sự quan tâm chia sẻ, động viên kịp thời, mà số hội viên phụ nữ nghèo ở Trấn Yên đã giảm qua các năm. Năm 2017, 454 hộ nghèo do phụ nữ làm chủ đã vươn lên thoát nghèo. Chị em phụ nữ ở Trấn Yên có thêm động lực, niềm tin và điều kiện để sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, góp phần tích cực cùng địa phương thực hiện tốt công tác giảm nghèo bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân.
935 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Xác định hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế gia đình là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, góp phần xây dựng cuộc sống gia đình ấm no, hạnh phúc; thời gian qua, Hội Phụ nữ huyện Trấn Yên đã có nhiều hoạt động thiết thực, giúp hội viên phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống. Gia đình chị Bùi Thúy Kiều ở thôn Khe Đát, xã Tân Đồng từng là hộ nghèo trong xã. Sau vụ cháy hơn 20 ha rừng, gia đình chị lâm vào cảnh trắng tay và nợ nần. Cuộc sống của cả gia đình lúc này chỉ trông chờ vào 2 sào ruộng. Năm 2013, chị được nhận 1 con lợn lai rừng sinh sản từ Dự án "Hỗ trợ và phát triển sinh kế trong việc nuôi lợn lai rừng sinh sản”.
Từ đó, chị tập trung phát triển đàn lợn, chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang trồng dâu, nuôi tằm và tích cực khai hoang, trồng rừng.
Đến nay, sau nhiều năm, gia đình chị đã vươn lên thoát nghèo. Chị Kiều tâm sự: "Sự giúp đỡ từ các cấp Hội phụ nữ đối với gia đình tôi lúc ấy như là người chết đuối vớ được chiếc phao cứu sinh vậy. Nhờ đó, gia đình tôi được như ngày hôm nay”.
Cũng như chị Kiều, gia đình chị Trần Thị Nhung ở thôn 6A, xã Việt Cường cũng từng là hộ nghèo. Sau khi lập gia đình, gia đình chị Nhung đã từng có lúc bữa đói, bữa no. Nhưng rồi, từ khi chị được vay 50 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, một phần số tiền đó chị học nghề may, phần còn lại mua cây giống, phát triển kinh tế đồi rừng.
Đến nay, gia đình chị Nhung không những thoát nghèo mà còn vươn lên làm giàu chính đáng. Chị xây dựng được nhà cửa khang trang, con cái học hành tử tế, thu nhập bình quân của gia đình chị đạt 150 triệu đồng/năm.
Những năm qua, đã có rất nhiều chị em phụ nữ vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng từ sự hỗ trợ, giúp đỡ từ các cấp Hội phụ nữ. Để giúp chị em có vốn sản xuất, Hội Phụ nữ huyện Trấn Yên đã chủ động làm tốt việc duy trì ủy thác từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện do Hội quản lý.
Hiện tại, Hội quản lý 91 tổ tiết kiệm và vay vốn với tổng dư nợ trên 92 tỷ đồng cho hơn 3.000 hội viên vay.
Hội còn ký kết chương trình hiệp thương với các tổ chức đoàn thể khác, phân công giúp đỡ các hộ nghèo thoát nghèo bền vững; chỉ đạo các cấp Hội cơ sở tổ chức giúp đỡ hội viên nghèo bằng nhiều hình thức như: cho vay không lãi, duy trì hiệu quả quỹ tiết kiệm 5.000 đồng/hội viên/tháng, tranh thủ nguồn lực hỗ trợ từ các chương trình, dự án sinh kế…
Ngoài ra, để chị em có thêm kiến thức sản xuất, 6 tháng đầu năm 2018, Hội đã phối hợp với các ngành chức năng mở 14 lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho hơn 500 lượt hội viên nông thôn; mở 4 lớp tập huấn kiến thức sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm an toàn cho 240 cán bộ, hội viên.
Chị Bồ Thị Hoa - Chủ tịch Hội Phụ nữ huyện Trấn Yên cho biết: "Cùng với những hoạt động vận động, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, vài năm trở lại đây, Hội đặc biệt quan tâm đến vấn đề khởi nghiệp trong chị em bằng các hình thức: khuyến khích phát triển các ý tưởng sáng tạo trong phát triển sản xuất và đời sống, mở các lớp tập huấn hỗ trợ phụ nữ sáng tạo khởi nghiệp, cử chị em tham gia các lớp tập huấn nâng cao năng lực… Nhờ đó, các mô hình kinh tế mới nổi do phụ nữ làm chủ cho thu nhập cao ngày càng nhiều, hiện nay là 406 mô hình”.
Từ những chính sách ưu đãi, sự quan tâm chia sẻ, động viên kịp thời, mà số hội viên phụ nữ nghèo ở Trấn Yên đã giảm qua các năm. Năm 2017, 454 hộ nghèo do phụ nữ làm chủ đã vươn lên thoát nghèo. Chị em phụ nữ ở Trấn Yên có thêm động lực, niềm tin và điều kiện để sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, góp phần tích cực cùng địa phương thực hiện tốt công tác giảm nghèo bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân.