Với mục tiêu cao nhất là dân chủ cho người lao động và thông qua dân chủ, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động, năm 2017 vừa qua, cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở (QCDCOCS), đặc biệt là QCDCOCS tại nơi làm việc.
Lãnh đạo Công ty Điện lực Yên Bái cùng các bộ phận nghiệp vụ trao đổi giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất, kinh doanh.
Để thực hiện tốt QCDCOCS nói chung và QCDCOCS tại nơi làm việc nói riêng, cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh đã kịp thời ban hành văn bản triển khai thực hiện Kết luận số 120 của Bộ Chính trị khóa XI về "Tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây dựng và thực hiện QCDCOCS" gắn với thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng; nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2015 - 2020, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về "Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ" và Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về "Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh".
Đồng thời, triển khai thực hiện quy định, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền các cấp về việc tiếp thu ý kiến góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, bước đầu đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Công tác cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo được tăng cường. Ban Chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ các cấp đã kịp thời tham mưu giúp cấp ủy triển khai các nội dung về thực hiện Quy chế dân chủ, duy trì hoạt động nền nếp; xây dựng chương trình, kế hoạch công tác gắn với nhiệm vụ chính trị và phong trào thi đua yêu nước; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hướng dẫn và nắm tình hình cơ sở.
Qua đó, góp phần tăng cường sự đoàn kết, đồng thuận của xã hội; phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí, củng cố vững chắc lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo điều hành của các cấp chính quyền.
Đồng thời, tích cực hưởng ứng, tham gia các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, chương trình phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, đảm bảo giữ vững an ninh trật tự, xây dựng Đảng và củng cố hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh.
Thực hiện QCDCOCS tại nơi làm việc là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu được Ban Chấp hành Đảng bộ Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh quan tâm thực hiện.
Kết quả nổi bật trong thực hiện QCDCOCS tại nơi làm việc của tỉnh trong thời gian qua là, các cấp ủy, chính quyền trong tỉnh đã quan tâm chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến và triển khai thực hiện Nghị định số 60 của Chính phủ đến người sử dụng lao động và người lao động trong tỉnh. Việc đảm bảo sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong doanh nghiệp đã góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, dân chủ và tiến bộ. Vì vậy, công tác tuyên truyền thực hiện Nghị định số 60 của Chính phủ đối với người sử dụng lao động cũng được triển khai sâu rộng trong các doanh nghiệp.
Tính đến hết năm 2017, toàn tỉnh có 1.777 doanh nghiệp, 299 hợp tác xã, gần 18 ngàn hộ kinh doanh - một con số không nhỏ, song hầu hết người sử dụng lao động đều nhận thức và hiểu rõ được trách nhiệm của mình trong việc triển khai thực hiện QCDCOCS.
Qua đó, từng bước thực hiện tốt việc công khai kế hoạch sản xuất, kinh doanh cũng như các nội quy, quy chế, quy định của doanh nghiệp. Mục tiêu đầu tiên chính là dân chủ cho người lao động và thông qua dân chủ để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp và chính đáng cho người lao động. Không ngừng xây dựng quan hệ lao động ổn định, hài hòa và tiến bộ, góp phần bảo đảm ổn định hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Đặc biệt, việc chủ động công khai, minh bạch nội dung thỏa ước lao động tập thể; việc trích lập và sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi và các loại quỹ do người lao động đóng góp... đã tạo dựng được niềm tin cho người lao động và trách nhiệm của người sử dụng lao động trong thực hiện QCDCOCS ngay tại nơi làm việc.
Theo đó, nội dung chủ yếu của việc thực hiện QCDCOCS tại nơi làm việc trên địa bàn tỉnh đã được các doanh nghiệp đặc biệt chú trọng đến công tác đối thoại giữa người sử dụng lao động và người lao động, tổ chức hội nghị người lao động và ký kết các thỏa ước lao động tập thể. Trong đó, thỏa ước lao động tập thể đã và đang được các doanh nghiệp từng bước chú trọng vào thực chất, đảm bảo nâng cao chất lượng, điều kiện lao động tốt hơn cho người lao động.
Từ năm 2016 đến nay, các doanh nghiệp trong tỉnh đã tổ chức được 129 cuộc đối thoại trực tiếp với người lao động tại nơi làm việc. Nhờ đó, đã góp phần giải đáp trực tiếp được những thắc mắc, kiến nghị của người lao động, tạo được sự thống nhất, đồng thuận và tiếng nói chung giữa người sử dụng lao động và người lao động.
Để đảm bảo quyền lợi cho người lao động, việc đẩy mạnh thực hiện QCDCOCS cũng như tăng cường sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức công đoàn là yếu tố quan trọng nhất, bởi đó không chỉ là chỗ dựa cho người lao động mà cấp ủy và tổ chức công đoàn các cấp phải tạo cơ chế cho người lao động có điều kiện được tham gia đối thoại.
Năm 2017 vừa qua, các tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp của tỉnh đã tích cực thực hiện QCDCOCS. Toàn tỉnh có 160 doanh nghiệp đang hoạt động có tổ chức công đoàn, 100% các tổ chức công đoàn đều đã xây dựng và thực hiện QCDCOCS và các quy định, quy chế liên quan. Đặc biệt, đã có gần 100 doanh nghiệp thực hiện ký thỏa ước lao động tập thể, 127 doanh nghiệp trong tỉnh tổ chức được hội nghị người lao động, bằng 70% tổng số doanh nghiệp có tổ chức công đoàn.
Bên cạnh những kết quả đạt được, hiện nay việc thực hiện QCDCOCS của một số doanh nghiệp vẫn còn mang tính hình thức; tỷ lệ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tổ chức được hội nghị người lao động định kỳ hàng năm chưa cao, đôi khi còn tổ chức lồng ghép vào hội nghị tổng kết; việc đối thoại có đơn vị thực hiện chưa đúng quy trình, quy định; vai trò đại diện của một số tổ chức công đoàn cơ sở để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động còn nhiều hạn chế. Việc đào tạo và đào tạo lại, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề cho lao động, việc ký kết thỏa ước lao động tập thể chưa được thực hiện thường xuyên.
Thực tế việc thực hiện QCDCOCS tại nơi làm việc những năm qua cho thấy, nơi nào mà tổ chức Đảng, công đoàn quan tâm, chăm lo tốt đời sống cho người lao động, tổ chức tốt các hội nghị công nhân viên chức và người lao động, tổ chức tốt các cuộc đối thoại với người lao động thì chất lượng, hiệu quả sản xuất, kinh doanh ở nơi đó cao, không nảy sinh các tranh chấp lao động và ngược lại.
Vì vậy, để việc thực hiện QCDCOCS tại nơi làm việc đạt hiệu quả thực chất cần hơn nữa sự quan tâm chỉ đạo sát sao của cấp ủy đảng, tăng cường các hoạt động tuyên truyền, vận động và vai trò then chốt của tổ chức công đoàn cơ sở.
Qua đó, hạn chế tối đa những doanh nghiệp thực hiện chưa đầy đủ các nội dung dân chủ, chưa tổ chức đối thoại tại nơi làm việc, vi phạm các quy định của pháp luật lao động và thậm chí là nợ lương, nợ bảo hiểm xã hội, làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Đặc biệt, cần có chế tài cụ thể xử phạt nghiêm minh đối với người sử dụng lao động không thực hiện nghiêm túc các quy định về QCDCOCS tại nơi làm việc. Có như vậy, việc triển khai thực hiện Nghị định số 60 của Chính phủ mới đạt được hiệu quả và từng bước đi vào cuộc sống.
4570 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Với mục tiêu cao nhất là dân chủ cho người lao động và thông qua dân chủ, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động, năm 2017 vừa qua, cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở (QCDCOCS), đặc biệt là QCDCOCS tại nơi làm việc. Để thực hiện tốt QCDCOCS nói chung và QCDCOCS tại nơi làm việc nói riêng, cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh đã kịp thời ban hành văn bản triển khai thực hiện Kết luận số 120 của Bộ Chính trị khóa XI về "Tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây dựng và thực hiện QCDCOCS" gắn với thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng; nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2015 - 2020, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về "Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ" và Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về "Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh".
Đồng thời, triển khai thực hiện quy định, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền các cấp về việc tiếp thu ý kiến góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, bước đầu đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Công tác cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo được tăng cường. Ban Chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ các cấp đã kịp thời tham mưu giúp cấp ủy triển khai các nội dung về thực hiện Quy chế dân chủ, duy trì hoạt động nền nếp; xây dựng chương trình, kế hoạch công tác gắn với nhiệm vụ chính trị và phong trào thi đua yêu nước; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hướng dẫn và nắm tình hình cơ sở.
Qua đó, góp phần tăng cường sự đoàn kết, đồng thuận của xã hội; phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí, củng cố vững chắc lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo điều hành của các cấp chính quyền.
Đồng thời, tích cực hưởng ứng, tham gia các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, chương trình phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, đảm bảo giữ vững an ninh trật tự, xây dựng Đảng và củng cố hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh.
Thực hiện QCDCOCS tại nơi làm việc là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu được Ban Chấp hành Đảng bộ Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh quan tâm thực hiện.
Kết quả nổi bật trong thực hiện QCDCOCS tại nơi làm việc của tỉnh trong thời gian qua là, các cấp ủy, chính quyền trong tỉnh đã quan tâm chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến và triển khai thực hiện Nghị định số 60 của Chính phủ đến người sử dụng lao động và người lao động trong tỉnh. Việc đảm bảo sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong doanh nghiệp đã góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, dân chủ và tiến bộ. Vì vậy, công tác tuyên truyền thực hiện Nghị định số 60 của Chính phủ đối với người sử dụng lao động cũng được triển khai sâu rộng trong các doanh nghiệp.
Tính đến hết năm 2017, toàn tỉnh có 1.777 doanh nghiệp, 299 hợp tác xã, gần 18 ngàn hộ kinh doanh - một con số không nhỏ, song hầu hết người sử dụng lao động đều nhận thức và hiểu rõ được trách nhiệm của mình trong việc triển khai thực hiện QCDCOCS.
Qua đó, từng bước thực hiện tốt việc công khai kế hoạch sản xuất, kinh doanh cũng như các nội quy, quy chế, quy định của doanh nghiệp. Mục tiêu đầu tiên chính là dân chủ cho người lao động và thông qua dân chủ để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp và chính đáng cho người lao động. Không ngừng xây dựng quan hệ lao động ổn định, hài hòa và tiến bộ, góp phần bảo đảm ổn định hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Đặc biệt, việc chủ động công khai, minh bạch nội dung thỏa ước lao động tập thể; việc trích lập và sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi và các loại quỹ do người lao động đóng góp... đã tạo dựng được niềm tin cho người lao động và trách nhiệm của người sử dụng lao động trong thực hiện QCDCOCS ngay tại nơi làm việc.
Theo đó, nội dung chủ yếu của việc thực hiện QCDCOCS tại nơi làm việc trên địa bàn tỉnh đã được các doanh nghiệp đặc biệt chú trọng đến công tác đối thoại giữa người sử dụng lao động và người lao động, tổ chức hội nghị người lao động và ký kết các thỏa ước lao động tập thể. Trong đó, thỏa ước lao động tập thể đã và đang được các doanh nghiệp từng bước chú trọng vào thực chất, đảm bảo nâng cao chất lượng, điều kiện lao động tốt hơn cho người lao động.
Từ năm 2016 đến nay, các doanh nghiệp trong tỉnh đã tổ chức được 129 cuộc đối thoại trực tiếp với người lao động tại nơi làm việc. Nhờ đó, đã góp phần giải đáp trực tiếp được những thắc mắc, kiến nghị của người lao động, tạo được sự thống nhất, đồng thuận và tiếng nói chung giữa người sử dụng lao động và người lao động.
Để đảm bảo quyền lợi cho người lao động, việc đẩy mạnh thực hiện QCDCOCS cũng như tăng cường sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức công đoàn là yếu tố quan trọng nhất, bởi đó không chỉ là chỗ dựa cho người lao động mà cấp ủy và tổ chức công đoàn các cấp phải tạo cơ chế cho người lao động có điều kiện được tham gia đối thoại.
Năm 2017 vừa qua, các tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp của tỉnh đã tích cực thực hiện QCDCOCS. Toàn tỉnh có 160 doanh nghiệp đang hoạt động có tổ chức công đoàn, 100% các tổ chức công đoàn đều đã xây dựng và thực hiện QCDCOCS và các quy định, quy chế liên quan. Đặc biệt, đã có gần 100 doanh nghiệp thực hiện ký thỏa ước lao động tập thể, 127 doanh nghiệp trong tỉnh tổ chức được hội nghị người lao động, bằng 70% tổng số doanh nghiệp có tổ chức công đoàn.
Bên cạnh những kết quả đạt được, hiện nay việc thực hiện QCDCOCS của một số doanh nghiệp vẫn còn mang tính hình thức; tỷ lệ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tổ chức được hội nghị người lao động định kỳ hàng năm chưa cao, đôi khi còn tổ chức lồng ghép vào hội nghị tổng kết; việc đối thoại có đơn vị thực hiện chưa đúng quy trình, quy định; vai trò đại diện của một số tổ chức công đoàn cơ sở để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động còn nhiều hạn chế. Việc đào tạo và đào tạo lại, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề cho lao động, việc ký kết thỏa ước lao động tập thể chưa được thực hiện thường xuyên.
Thực tế việc thực hiện QCDCOCS tại nơi làm việc những năm qua cho thấy, nơi nào mà tổ chức Đảng, công đoàn quan tâm, chăm lo tốt đời sống cho người lao động, tổ chức tốt các hội nghị công nhân viên chức và người lao động, tổ chức tốt các cuộc đối thoại với người lao động thì chất lượng, hiệu quả sản xuất, kinh doanh ở nơi đó cao, không nảy sinh các tranh chấp lao động và ngược lại.
Vì vậy, để việc thực hiện QCDCOCS tại nơi làm việc đạt hiệu quả thực chất cần hơn nữa sự quan tâm chỉ đạo sát sao của cấp ủy đảng, tăng cường các hoạt động tuyên truyền, vận động và vai trò then chốt của tổ chức công đoàn cơ sở.
Qua đó, hạn chế tối đa những doanh nghiệp thực hiện chưa đầy đủ các nội dung dân chủ, chưa tổ chức đối thoại tại nơi làm việc, vi phạm các quy định của pháp luật lao động và thậm chí là nợ lương, nợ bảo hiểm xã hội, làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Đặc biệt, cần có chế tài cụ thể xử phạt nghiêm minh đối với người sử dụng lao động không thực hiện nghiêm túc các quy định về QCDCOCS tại nơi làm việc. Có như vậy, việc triển khai thực hiện Nghị định số 60 của Chính phủ mới đạt được hiệu quả và từng bước đi vào cuộc sống.