Tỉnh Yên Bái hiện chưa có cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung. Việc giết mổ gia súc, gia cầm chủ yếu được thực hiện tại các hộ dân, quy mô nhỏ, nằm phân tán xen kẽ trong khu dân cư. Các cơ sở này đa phần không có hệ thống xử lý chất thải hợp vệ sinh; việc kiểm soát giết mổ động vật không thể thực hiện được theo quy trình.
Ông Ninh Trần Phương – Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi -Thú y tỉnh cho biết: "Toàn tỉnh có trên 720 hộ giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ, trong đó có 24 hộ giết mổ trâu, bò; 626 hộ giết mổ lợn và 70 hộ giết mổ gia cầm. Các hộ giết mổ rất nhỏ lẻ thường 1 - 3 con lợn/ngày, 10 - 20 trâu bò/hộ/tháng. Hộ giết mổ có quy mô lớn trên 5 con lợn/ngày là 16 hộ, tập trung chủ yếu tại thành phố Yên Bái và thị xã Nghĩa Lộ”.
Từ thực tế cho thấy, thời gian giết mổ tại các hộ đồng loạt bắt đầu vào lúc 2-3 giờ sáng và kết thúc vào 5 - 6 giờ sáng, nên rất khó khăn cho việc quản lý, giám sát. Ngoài ra, vẫn còn tình trạng giết mổ gia cầm tại chợ, phổ biến ở các chợ nội thành, nội thị như chợ Yên Ninh, chợ Yên Thịnh, chợ Hồng Hà (thành phố Yên Bái)… Vì vậy không thực hiện được việc kiểm soát giết mổ theo quy trình, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nguy cơ lây lan mầm bệnh khi có dịch bệnh xảy ra.
Bên cạnh đó, các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ 100% thực hiện tại hộ gia đình, nằm trong khu dân cư, không đảm bảo tiêu chí về địa điểm, diện tích; cơ sở hạ tầng tương đối thô sơ và mang tính tận dụng tại các hộ gia đình.
Các hộ giết mổ gia súc, gia cầm không có khu nuôi nhốt phân loại động vật ốm, không có nơi xử lý thịt và phủ tạng riêng biệt, nhiều hộ gia đình việc giết mổ và xử lý thịt chủ yếu trên nền giếng hoặc tại sân bể nên không đảm bảo vệ sinh tiêu độc khử trùng và nguy cơ thịt bị nhiễm khuẩn là rất cao. Việc vận chuyển thịt chủ yếu được thực hiện bằng xe máy, chưa được bao gói đầy đủ theo quy định nên dễ gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình tiêu thụ.
Về khu xử lý chất thải: chỉ có một số ít cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ đã có hệ thống bể Biogas để thu gom chất thải trong quá trình giết mổ, còn lại nước giết mổ vẫn được xả thải tự do, gây ô nhiễm môi trường xung quanh.
Ông Phương đánh giá: Yên Bái có nhiều cơ sở giết mổ nhỏ lẻ với nhà xưởng, thiết bị cũ, thô sơ và phân tán trong các khu dân cư đông đúc, gây ô nhiễm môi trường xung quanh, không đảm bảo vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm. Người tham gia giết mổ, kinh doanh thiếu kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, không được kiểm tra sức khỏe định kỳ, không trang bị khẩu trang, găng tay... nên dẫn đến tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm, dễ gây ngộ độc thực phẩm và là nguồn lây nhiễm bệnh tật cho người tiêu dùng.
Cùng với đó, mức sống của đa số người dân chưa cao, sự quan tâm về vệ sinh an toàn thực phẩm còn thấp, không thể phân biệt và cũng không quan tâm đến nguồn gốc xuất xứ của thực phẩm đã trực tiếp tiếp tay cho sự tồn tại của các cơ sở giết mổ không đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn vệ sinh thực phẩm.
Các chính sách thu hút vốn đầu tư xây dựng các cơ sở giết mổ tập trung trên địa bàn tỉnh chưa thực sự hấp dẫn, khâu giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn, vốn đầu tư ban đầu cho hạ tầng kỹ thuật (đường, điện, nước và vệ sinh môi trường) lớn, thời gian thu hồi vốn dài nên chưa khuyến khích được các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này. Công tác quản lý giết mổ GSGC trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều bất cập, việc quản lý và tổ chức thực hiện được phân cho nhiều ngành, nhiều cấp và không quyết liệt nên việc chấm dứt các điểm giết mổ nhỏ lẻ gặp nhiều khó khăn.
Để bảo đảm vệ sinh môi trường, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; phát triển ngành chăn nuôi một cách bền vững và thu hút các nguồn lực đầu tư vào xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, tỉnh Yên Bái đã lập "Quy hoạch cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030”.
Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, Yên Bái sẽ xây dựng mới 11 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung thủ công (loại III) tại 9 huyện, thị, thành phố. Phấn đấu đến năm 2020 sản lượng thịt hơi qua các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung đạt 27.000 - 29.000 tấn, tương đương 80 - 90 tấn/ngày, chiếm khoảng 65 -75% sản lượng thịt hơi các loại tiêu thụ nội tỉnh.
Định hướng đến năm 2030 sẽ nâng cấp 1 cơ sở giết mổ tập trung loại III lên loại I (quy mô công nghiệp) tại thành phố Yên Bái. Nâng cấp 3 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung loại III lên loại II (bán công nghiệp tại các vùng có tiềm năng phát triển chăn nuôi và thị trường tiêu thụ lớn. Phấn đấu đến năm 2030 sản lượng thịt hơi qua các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung đạt 43.000 - 45.000 tấn, tương đương 130 - 140 tấn /ngày, chiếm khoảng 75 - 85% sản lượng thịt hơi các loại tiêu thụ nội tỉnh. Tổng vốn đầu tư cho cả giai đoạn là trên 92 tỷ đồng.
Ông Ninh Trần Phương cho biết: "Để thực hiện được mục tiêu này, tỉnh đã đề ra 9 nhóm giải pháp: giải pháp về thông tin tuyên truyền; giải pháp về đất đai, xây dựng cơ sở hạ tầng; giải pháp về phân vùng nguyên liệu; giải pháp về khoa học; giải pháp về môi trường; giải pháp về thị trường; giải pháp về nhân lực tại các cơ sở giết mổ; giải pháp về tổ chức và quản lý hệ thống giết mổ; giải pháp về vốn đầu tư. Cùng với đó, UBND tỉnh đã giao trách nhiệm cụ thể cho các sở, ban, ngành, các địa phương trong thực hiện quy hoạch, đảm bảo phù hợp với thực tiễn của địa phương”.
Việc thực hiện quy hoạch các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung là cần thiết nhằm chấm dứt tình trạng giết mổ nhỏ lẻ, phân tán trong khu dân cư, gây ảnh hưởng đến môi trường sống và chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng; từng bước đáp ứng nhu cầu thịt trên thị trường; nâng cao hiệu quả trong quản lý nguồn phát sinh dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và là điều kiện để phát triển ngành chăn nuôi theo hướng ổn định, bền vững.
975 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Tỉnh Yên Bái hiện chưa có cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung. Việc giết mổ gia súc, gia cầm chủ yếu được thực hiện tại các hộ dân, quy mô nhỏ, nằm phân tán xen kẽ trong khu dân cư. Các cơ sở này đa phần không có hệ thống xử lý chất thải hợp vệ sinh; việc kiểm soát giết mổ động vật không thể thực hiện được theo quy trình.Ông Ninh Trần Phương – Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi -Thú y tỉnh cho biết: "Toàn tỉnh có trên 720 hộ giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ, trong đó có 24 hộ giết mổ trâu, bò; 626 hộ giết mổ lợn và 70 hộ giết mổ gia cầm. Các hộ giết mổ rất nhỏ lẻ thường 1 - 3 con lợn/ngày, 10 - 20 trâu bò/hộ/tháng. Hộ giết mổ có quy mô lớn trên 5 con lợn/ngày là 16 hộ, tập trung chủ yếu tại thành phố Yên Bái và thị xã Nghĩa Lộ”.
Từ thực tế cho thấy, thời gian giết mổ tại các hộ đồng loạt bắt đầu vào lúc 2-3 giờ sáng và kết thúc vào 5 - 6 giờ sáng, nên rất khó khăn cho việc quản lý, giám sát. Ngoài ra, vẫn còn tình trạng giết mổ gia cầm tại chợ, phổ biến ở các chợ nội thành, nội thị như chợ Yên Ninh, chợ Yên Thịnh, chợ Hồng Hà (thành phố Yên Bái)… Vì vậy không thực hiện được việc kiểm soát giết mổ theo quy trình, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nguy cơ lây lan mầm bệnh khi có dịch bệnh xảy ra.
Bên cạnh đó, các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ 100% thực hiện tại hộ gia đình, nằm trong khu dân cư, không đảm bảo tiêu chí về địa điểm, diện tích; cơ sở hạ tầng tương đối thô sơ và mang tính tận dụng tại các hộ gia đình.
Các hộ giết mổ gia súc, gia cầm không có khu nuôi nhốt phân loại động vật ốm, không có nơi xử lý thịt và phủ tạng riêng biệt, nhiều hộ gia đình việc giết mổ và xử lý thịt chủ yếu trên nền giếng hoặc tại sân bể nên không đảm bảo vệ sinh tiêu độc khử trùng và nguy cơ thịt bị nhiễm khuẩn là rất cao. Việc vận chuyển thịt chủ yếu được thực hiện bằng xe máy, chưa được bao gói đầy đủ theo quy định nên dễ gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình tiêu thụ.
Về khu xử lý chất thải: chỉ có một số ít cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ đã có hệ thống bể Biogas để thu gom chất thải trong quá trình giết mổ, còn lại nước giết mổ vẫn được xả thải tự do, gây ô nhiễm môi trường xung quanh.
Ông Phương đánh giá: Yên Bái có nhiều cơ sở giết mổ nhỏ lẻ với nhà xưởng, thiết bị cũ, thô sơ và phân tán trong các khu dân cư đông đúc, gây ô nhiễm môi trường xung quanh, không đảm bảo vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm. Người tham gia giết mổ, kinh doanh thiếu kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, không được kiểm tra sức khỏe định kỳ, không trang bị khẩu trang, găng tay... nên dẫn đến tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm, dễ gây ngộ độc thực phẩm và là nguồn lây nhiễm bệnh tật cho người tiêu dùng.
Cùng với đó, mức sống của đa số người dân chưa cao, sự quan tâm về vệ sinh an toàn thực phẩm còn thấp, không thể phân biệt và cũng không quan tâm đến nguồn gốc xuất xứ của thực phẩm đã trực tiếp tiếp tay cho sự tồn tại của các cơ sở giết mổ không đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn vệ sinh thực phẩm.
Các chính sách thu hút vốn đầu tư xây dựng các cơ sở giết mổ tập trung trên địa bàn tỉnh chưa thực sự hấp dẫn, khâu giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn, vốn đầu tư ban đầu cho hạ tầng kỹ thuật (đường, điện, nước và vệ sinh môi trường) lớn, thời gian thu hồi vốn dài nên chưa khuyến khích được các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này. Công tác quản lý giết mổ GSGC trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều bất cập, việc quản lý và tổ chức thực hiện được phân cho nhiều ngành, nhiều cấp và không quyết liệt nên việc chấm dứt các điểm giết mổ nhỏ lẻ gặp nhiều khó khăn.
Để bảo đảm vệ sinh môi trường, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; phát triển ngành chăn nuôi một cách bền vững và thu hút các nguồn lực đầu tư vào xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, tỉnh Yên Bái đã lập "Quy hoạch cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030”.
Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, Yên Bái sẽ xây dựng mới 11 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung thủ công (loại III) tại 9 huyện, thị, thành phố. Phấn đấu đến năm 2020 sản lượng thịt hơi qua các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung đạt 27.000 - 29.000 tấn, tương đương 80 - 90 tấn/ngày, chiếm khoảng 65 -75% sản lượng thịt hơi các loại tiêu thụ nội tỉnh.
Định hướng đến năm 2030 sẽ nâng cấp 1 cơ sở giết mổ tập trung loại III lên loại I (quy mô công nghiệp) tại thành phố Yên Bái. Nâng cấp 3 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung loại III lên loại II (bán công nghiệp tại các vùng có tiềm năng phát triển chăn nuôi và thị trường tiêu thụ lớn. Phấn đấu đến năm 2030 sản lượng thịt hơi qua các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung đạt 43.000 - 45.000 tấn, tương đương 130 - 140 tấn /ngày, chiếm khoảng 75 - 85% sản lượng thịt hơi các loại tiêu thụ nội tỉnh. Tổng vốn đầu tư cho cả giai đoạn là trên 92 tỷ đồng.
Ông Ninh Trần Phương cho biết: "Để thực hiện được mục tiêu này, tỉnh đã đề ra 9 nhóm giải pháp: giải pháp về thông tin tuyên truyền; giải pháp về đất đai, xây dựng cơ sở hạ tầng; giải pháp về phân vùng nguyên liệu; giải pháp về khoa học; giải pháp về môi trường; giải pháp về thị trường; giải pháp về nhân lực tại các cơ sở giết mổ; giải pháp về tổ chức và quản lý hệ thống giết mổ; giải pháp về vốn đầu tư. Cùng với đó, UBND tỉnh đã giao trách nhiệm cụ thể cho các sở, ban, ngành, các địa phương trong thực hiện quy hoạch, đảm bảo phù hợp với thực tiễn của địa phương”.
Việc thực hiện quy hoạch các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung là cần thiết nhằm chấm dứt tình trạng giết mổ nhỏ lẻ, phân tán trong khu dân cư, gây ảnh hưởng đến môi trường sống và chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng; từng bước đáp ứng nhu cầu thịt trên thị trường; nâng cao hiệu quả trong quản lý nguồn phát sinh dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và là điều kiện để phát triển ngành chăn nuôi theo hướng ổn định, bền vững.