Hiện nay, toàn tỉnh có 17 quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên 27 xã, phường, thị trấn với 17.425 thành viên.
Khách hàng đến giao dịch tại Quỹ Tín dụng nhân dân phường Nguyễn Phúc, thành phố Yên Bái.
Những năm qua, hệ thống quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) trên địa bàn tỉnh Yên Bái từng bước phát triển, khẳng định vai trò, vị trí của loại hình kinh tế hợp tác trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, phục vụ trực tiếp công cuộc đổi mới, phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống nhân dân.
Không chỉ là địa chỉ đáng tin cậy cho nhân dân gửi tiền thuận lợi, thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong mọi tầng lớp dân cư mà QTDND còn là kênh cung cấp nguồn vốn sản xuất, kinh doanh cho các hộ dân, góp phần đắc lực trong sự nghiệp phát triển kinh tế của địa phương.
Nằm trên địa bàn phường Nguyễn Phúc, thành phố Yên Bái, QTDND phường Nguyễn Phúc hiện có trên 1.000 thành viên với số vốn điều lệ đến hết năm 2017 là 3,1 tỷ đồng. Trong năm 2017 đã có 2.077 lượt khách hàng tham gia gửi tiền vào Quỹ với doanh số gần 101,5 tỷ đồng. Quỹ cũng đã giải quyết cho 1.056 lượt thành viên vay vốn với dư nợ cho vay đến 31/12/2017 đạt trên 58,6 tỷ đồng. Nhờ đồng vốn vay của Quỹ mà các thành viên đã mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triển ngành nghề - dịch vụ góp phần giải quyết việc làm nâng cao thu nhập.
Trong năm, các thành viên vay vốn tại Quỹ đã mua được 15 phương tiện ô tô chở hàng các loại, 05 ô tô chở khách, sửa chữa, đóng mới 6 thuyền chở cát sỏi, mở được 10 cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, 6 cơ sở chế biến gỗ, 25 cơ sở buôn bán dịch vụ các loại...
Gia đình bà Dương Thị Phái ở tổ 24B, phường Nguyễn Phúc chuyên kinh doanh vận tải hành khách. Nhiều năm qua, gia đình bà Phái là khách hàng quen thuộc của QTDND phường Nguyễn Phúc. Năm 2006, do thiếu vốn nên bà Phái vay QTDND phường 200 triệu đồng để mua ô tô khách bằng cách thế chấp chính chiếc ô tô bà mua.
Sau 2 năm, bà Phái đã trả hết tiền vay cho Quỹ. Đến năm 2012, bà đầu tư nâng cấp xe và được Quỹ cho vay 400 triệu đồng, 3 năm sau bà cũng đã trả hết số tiền vay. Đến nay, không những trả hết tiền vay mà bà còn có một khoản tiền tích lũy kha khá để gửi tiết kiệm vào Quỹ. Bà Dương Thị Phái phấn khởi: "Nhờ có nguồn vốn từ Quỹ, tôi có điều kiện phát triển sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế gia đình. Quỹ tín dụng phường đúng là "chỗ dựa vật chất” tin cậy để người dân vay vốn phát triển kinh tế”.
Hiện nay, toàn tỉnh có 17 QTDND hoạt động trên 27 xã, phường, thị trấn với 17.425 thành viên, bình quân mỗi quỹ có 1.025 thành viên; tổng nguồn vốn hoạt động của các quỹ đạt trên 914,7 tỷ đồng; dư nợ cho vay năm 2017 trên 700 tỷ đồng và tỷ lệ nợ xấu nằm trong giới hạn cho phép.
Với sự hỗ trợ tích cực từ chính quyền địa phương, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Yên Bái trong công tác quản lý nên hầu hết các QTDND trên địa bàn tỉnh hoạt động ổn định, hiệu quả, bám sát tôn chỉ tương trợ giữa các thành viên; đồng thời thực hiện có hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ và cải thiện đời sống, góp phần hạn chế việc cho vay nặng lãi và thực hiện tốt công tác an sinh xã hội tại địa phương.
Trong những năm gần đây, thực hiện Nghị định 55 của Chính phủ ngày 09/06/2015 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, hàng năm các quỹ đã bám sát nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, trong cơ cấu dư nợ hàng năm các QTDND đã dành một tỷ lệ thỏa đáng cho vay phát triển nông nghiệp.
Với đặc thù hoạt động trên từng địa bàn cụ thể, những năm qua, hệ thống QTDND cơ sở của tỉnh đã luôn chứng tỏ đây là một loại hình tổ chức tín dụng hợp tác, phù hợp với điều kiện thực tiễn, mang lại lợi ích thiết thực cho thành viên và góp phần tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.
Nguồn vốn cho vay của QTDND tập trung chủ yếu phục vụ phát triển trồng trọt, chăn nuôi, nghề truyền thống, mở mang ngành nghề phụ, xây dựng nông thôn mới và một phần vốn cho vay phục vụ đời sống, tiêu dùng nên đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, được cấp ủy, chính quyền các địa phương và nhân dân ủng hộ, đánh giá cao.
Để phát triển, các QTDND đã từng bước vươn lên, chú trọng đổi mới, nâng cao chất lượng phục vụ, đa dạng hóa phương thức huy động vốn đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trên từng địa bàn. Đồng thời, cũng luôn nghiêm túc triển khai thực hiện các quyết định về lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam tại từng thời kỳ do Ngân hàng Nhà nước quy định, nhất là việc giảm lãi suất nhằm hỗ trợ khách hàng duy trì và đẩy mạnh sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên, hiện nay hoạt động của các QTDND trên địa bàn vẫn còn một số tồn tại, hạn chế nhất định như: trình độ quản lý và điều hành của một số cán bộ chủ chốt chưa đồng đều, chưa tuân thủ triệt để các quy định của pháp luật trong hoạt động nghiệp vụ dẫn đến có trường hợp cho vay sai đối tượng; cho vay mới để trả nợ cũ; tiềm lực tài chính của nhiều quỹ chưa lớn nên sức cạnh tranh chưa cao...
Để tiếp tục phát triển và mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng hoạt động, các QTDND cần đào tạo, quy hoạch cán bộ theo hướng ổn định và phát triển lâu dài; tăng cường năng lực tài chính cho hệ thống QTDND, đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng giúp hệ thống QTDND đứng vững trong cạnh tranh.
2150 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Hiện nay, toàn tỉnh có 17 quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên 27 xã, phường, thị trấn với 17.425 thành viên. Những năm qua, hệ thống quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) trên địa bàn tỉnh Yên Bái từng bước phát triển, khẳng định vai trò, vị trí của loại hình kinh tế hợp tác trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, phục vụ trực tiếp công cuộc đổi mới, phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống nhân dân.
Không chỉ là địa chỉ đáng tin cậy cho nhân dân gửi tiền thuận lợi, thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong mọi tầng lớp dân cư mà QTDND còn là kênh cung cấp nguồn vốn sản xuất, kinh doanh cho các hộ dân, góp phần đắc lực trong sự nghiệp phát triển kinh tế của địa phương.
Nằm trên địa bàn phường Nguyễn Phúc, thành phố Yên Bái, QTDND phường Nguyễn Phúc hiện có trên 1.000 thành viên với số vốn điều lệ đến hết năm 2017 là 3,1 tỷ đồng. Trong năm 2017 đã có 2.077 lượt khách hàng tham gia gửi tiền vào Quỹ với doanh số gần 101,5 tỷ đồng. Quỹ cũng đã giải quyết cho 1.056 lượt thành viên vay vốn với dư nợ cho vay đến 31/12/2017 đạt trên 58,6 tỷ đồng. Nhờ đồng vốn vay của Quỹ mà các thành viên đã mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triển ngành nghề - dịch vụ góp phần giải quyết việc làm nâng cao thu nhập.
Trong năm, các thành viên vay vốn tại Quỹ đã mua được 15 phương tiện ô tô chở hàng các loại, 05 ô tô chở khách, sửa chữa, đóng mới 6 thuyền chở cát sỏi, mở được 10 cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, 6 cơ sở chế biến gỗ, 25 cơ sở buôn bán dịch vụ các loại...
Gia đình bà Dương Thị Phái ở tổ 24B, phường Nguyễn Phúc chuyên kinh doanh vận tải hành khách. Nhiều năm qua, gia đình bà Phái là khách hàng quen thuộc của QTDND phường Nguyễn Phúc. Năm 2006, do thiếu vốn nên bà Phái vay QTDND phường 200 triệu đồng để mua ô tô khách bằng cách thế chấp chính chiếc ô tô bà mua.
Sau 2 năm, bà Phái đã trả hết tiền vay cho Quỹ. Đến năm 2012, bà đầu tư nâng cấp xe và được Quỹ cho vay 400 triệu đồng, 3 năm sau bà cũng đã trả hết số tiền vay. Đến nay, không những trả hết tiền vay mà bà còn có một khoản tiền tích lũy kha khá để gửi tiết kiệm vào Quỹ. Bà Dương Thị Phái phấn khởi: "Nhờ có nguồn vốn từ Quỹ, tôi có điều kiện phát triển sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế gia đình. Quỹ tín dụng phường đúng là "chỗ dựa vật chất” tin cậy để người dân vay vốn phát triển kinh tế”.
Hiện nay, toàn tỉnh có 17 QTDND hoạt động trên 27 xã, phường, thị trấn với 17.425 thành viên, bình quân mỗi quỹ có 1.025 thành viên; tổng nguồn vốn hoạt động của các quỹ đạt trên 914,7 tỷ đồng; dư nợ cho vay năm 2017 trên 700 tỷ đồng và tỷ lệ nợ xấu nằm trong giới hạn cho phép.
Với sự hỗ trợ tích cực từ chính quyền địa phương, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Yên Bái trong công tác quản lý nên hầu hết các QTDND trên địa bàn tỉnh hoạt động ổn định, hiệu quả, bám sát tôn chỉ tương trợ giữa các thành viên; đồng thời thực hiện có hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ và cải thiện đời sống, góp phần hạn chế việc cho vay nặng lãi và thực hiện tốt công tác an sinh xã hội tại địa phương.
Trong những năm gần đây, thực hiện Nghị định 55 của Chính phủ ngày 09/06/2015 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, hàng năm các quỹ đã bám sát nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, trong cơ cấu dư nợ hàng năm các QTDND đã dành một tỷ lệ thỏa đáng cho vay phát triển nông nghiệp.
Với đặc thù hoạt động trên từng địa bàn cụ thể, những năm qua, hệ thống QTDND cơ sở của tỉnh đã luôn chứng tỏ đây là một loại hình tổ chức tín dụng hợp tác, phù hợp với điều kiện thực tiễn, mang lại lợi ích thiết thực cho thành viên và góp phần tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.
Nguồn vốn cho vay của QTDND tập trung chủ yếu phục vụ phát triển trồng trọt, chăn nuôi, nghề truyền thống, mở mang ngành nghề phụ, xây dựng nông thôn mới và một phần vốn cho vay phục vụ đời sống, tiêu dùng nên đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, được cấp ủy, chính quyền các địa phương và nhân dân ủng hộ, đánh giá cao.
Để phát triển, các QTDND đã từng bước vươn lên, chú trọng đổi mới, nâng cao chất lượng phục vụ, đa dạng hóa phương thức huy động vốn đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trên từng địa bàn. Đồng thời, cũng luôn nghiêm túc triển khai thực hiện các quyết định về lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam tại từng thời kỳ do Ngân hàng Nhà nước quy định, nhất là việc giảm lãi suất nhằm hỗ trợ khách hàng duy trì và đẩy mạnh sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên, hiện nay hoạt động của các QTDND trên địa bàn vẫn còn một số tồn tại, hạn chế nhất định như: trình độ quản lý và điều hành của một số cán bộ chủ chốt chưa đồng đều, chưa tuân thủ triệt để các quy định của pháp luật trong hoạt động nghiệp vụ dẫn đến có trường hợp cho vay sai đối tượng; cho vay mới để trả nợ cũ; tiềm lực tài chính của nhiều quỹ chưa lớn nên sức cạnh tranh chưa cao...
Để tiếp tục phát triển và mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng hoạt động, các QTDND cần đào tạo, quy hoạch cán bộ theo hướng ổn định và phát triển lâu dài; tăng cường năng lực tài chính cho hệ thống QTDND, đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng giúp hệ thống QTDND đứng vững trong cạnh tranh.