Nhiệm vụ giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển KTXH năm 2020; quyết liệt phòng, chống dịch nCoV; Thủ tướng đôn đốc thực hiện nhiệm vụ sau kỳ nghỉ Tết;... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tháng 1/2020.
Ảnh minh họa
Nhiệm vụ giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển KTXH năm 2020
Ngày đầu tiên của năm mới (01/01/2020), Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2020.
Kế thừa những kết quả quan trọng và toàn diện đã đạt được, phát huy mạnh mẽ tinh thần đổi mới, thành tựu tích cực trong công tác chỉ đạo, điều hành từ đầu nhiệm kỳ, với quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ, mục tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2020, góp phần hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 – 2020 và Chiến lược 10 năm 2011 – 2020, Chính phủ xác định phương châm hành động của năm 2020 là “Kỷ cương, liêm chính, hành động, trách nhiệm, sáng tạo, hiệu quả” với 6 trọng tâm chỉ đạo, điều hành và 10 nhóm nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu.
Những giải pháp chủ yếu nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2020
Ngày 1/1/2020, Chính phủ ban hành Nghị quyết 02/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2020.
Trong đó, năm 2020 phấn đấu môi trường kinh doanh theo xếp hạng EoDB (của Ngân hàng thế giới (WB)) lên 10 bậc; năng lực cạnh tranh theo xếp hạng GCI 4.0 (của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF)) lên 5 bậc; đổi mới sáng tạo theo xếp hạng GII (của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO)) - lên 3 - 4 bậc; Chính phủ điện tử (của Liên Hợp Quốc (UN)) lên 10 - 15 bậc...
Thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số
Ngày 14/01/2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký Chỉ thị số 01/CT-TTg về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.
Để đạt mục tiêu phát triển 100.000 doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, các doanh nghiệp Việt Nam cần tập trung thực hiện triệt để 12 giải pháp.
Quản lý chặt chẽ tàu bay không người lái và phương tiện bay siêu nhẹ
Ngày 15/01/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 02/CT-TTg về việc tăng cường biện pháp quản lý, giám sát đối với tàu bay không người lái và phương tiện bay siêu nhẹ.
Để quản lý chặt chẽ tàu bay không người lái và phương tiện bay siêu nhẹ nhằm bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội và bảo đảm an toàn, an ninh hàng không trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Quốc phòng chủ trì phối hợp các ban, bộ, ngành liên quan soạn thảo, trình Chính phủ ban hành nghị định mới thay thế Nghị định số 36/2008/NĐ-CP ngày 28/3/2008 của Chính phủ về quản lý tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ trong quý I năm 2020; chủ trì soạn thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về thiết lập khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay đối với tàu bay không người lái và phương tiện bay siêu nhẹ công khai đến mọi tổ chức, cá nhân biết để thực hiện.
Tăng cường phòng, chống tác hại của rượu, bia
Ngày 16/01/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 03/CT-TTg yêu cầu các bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội đẩy mạnh tuyên truyền Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia, Nghị định số 100/2019/NĐ-CP với các hình thức đa dạng, phong phú đến mọi tầng lớp nhân dân; đặc biệt nhấn mạnh ý nghĩa nhân văn của các quy định trong Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và tính phòng ngừa, cảnh báo giúp nâng cao nhận thức và giảm các hành vi vi phạm quy định pháp luật về trật tự an toàn giao thông tại Nghị định số 100.
Cấp bách phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn
Ngày 22/1/2020, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị 04/CT-TTg yêu cầu triển khai các giải pháp cấp bách phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến nguồn nước, dự báo chuyên ngành, đánh giá nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn tại từng vùng, kịp thời thông tin, cảnh báo cho các địa phương biết để chỉ đạo và chủ động triển khai các biện pháp ứng phó; kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc, hỗ trợ các địa phương thực hiện kế hoạch, giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn (kiểm tra, tổng hợp nguồn nước trong các hệ thống thủy lợi, kế hoạch sử dụng nước, điều chỉnh thời vụ, giống cây trồng phù hợp,...), chỉ đạo triển khai các biện pháp sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, chủ hồ và địa phương thống nhất kế hoạch vận hành, điều tiết nước cụ thể theo từng tuần đối với các hồ chứa nước trên từng lưu vực sông có nguy cơ cao xảy ra hạn hán, thiếu nước để bổ sung nước cho hạ du, bảo đảm nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh.
Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt phòng, chống dịch nCoV
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCoV) gây ra, trong tháng 1/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 1 Công điện, 2 Chỉ thị, 2 Quyết định nhằm chỉ đạo quyết liệt phòng, chống dịch bệnh.
Cụ thể, ngày 23/01/2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành Công điện 121/CĐ-TTg về việc phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra. Tại Công điện, Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế chỉ đạo tổ chức kiểm soát chặt chẽ hành khách nhập cảnh tại các cửa khẩu (đường bộ, đường thủy, đường hàng không), nếu phát hiện các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh tổ chức cách ly, quản lý kịp thời; có các phương án đáp ứng hiệu quả phù hợp với tình hình dịch.Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Ngoại giao phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế để cung cấp thông tin và khuyến cáo các công dân Việt Nam không nên đến các khu vực đang có dịch khi không cần thiết.
Tiếp theo, ngày 28/1/2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký ban hành Chỉ thị số 05/CT-TTg về phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra; trong đó yêu cầu trước mắt thành lập Đội phản ứng nhanh, Bộ Y tế hàng ngày báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Ngày 30/1/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 170/QĐ-TTg thành lập Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam làm Trưởng Ban Chỉ đạo.
Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều hành, phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan có liên quan và địa phương trong việc phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona trên toàn quốc.Bên cạnh đó, chỉ đạo việc phối hợp giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ với các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhằm huy động nguồn lực tham gia và hỗ trợ thực hiện kế hoạch khẩn cấp của Bộ Y tế phòng, chống dịch bệnh này.
Ngày 31/1/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 06/CT-TTg về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống trước các diễn biến phức tạp mới của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra.
Trong đó, Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các địa phương, các tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm, quyết liệt các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 121/CĐ-TTg ngày 23/1/2020, Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 28/1/2020 và chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng tại Công văn số 79-CV/TW ngày 30/1/2020; phải coi công tác phòng, chống dịch bệnh như "chống giặc", kiên quyết ngăn chặn dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra kể cả phải chấp nhận thiệt hại về kinh tế; bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe người dân, hạn chế thấp nhất tử vong; phải chủ động, bình tĩnh, xử lý kiên quyết hơn nữa và phải có phương án, kế hoạch cụ thể để kiểm soát tốt nhất dịch bệnh này theo phương châm 4 tại chỗ, không để lan rộng.
Cùng ngày 31/1/2020, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 172/QĐ-TTg thành lập Tổ công tác về phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra tại Văn phòng Chính phủ.Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng làm Tổ trưởng Tổ công tác.
Tổ công tác có nhiệm vụ cập nhật thông tin về tình hình phòng, chống dịch bệnh nCoV, hằng ngày báo cáo Thủ tướng Chính phủ; kiểm tra việc thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 06/CT-TTg; đề xuất với Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thực hiện các giải pháp, phương án phòng, chống dịch bệnh nCoV.
Bảo đảm chi trả tiền lương, thưởng cho người lao động
Ngày 22/1/2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký Công điện 119/CĐ-TTg về bảo đảm chi trả tiền lương, tiền thưởng cho người lao động trong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý.
Trong đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo cơ quan lao động phối hợp với Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố yêu cầu các đơn vị, doanh nghiệp chi trả tiền lương, tiền thưởng kịp thời, đúng quy định cho người lao động, bảo đảm đời sống cho người lao động trong dịp Tết; không để xảy ra tình trạng nợ lương, thưởng; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định.
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan chủ động theo dõi, nắm tình hình trả lương, thưởng Tết của các đơn vị, doanh nghiệp; chủ động, kịp thời chỉ đạo cơ quan lao động địa phương phối hợp với tổ chức công đoàn cùng cấp xây dựng các giải pháp phòng ngừa, xử lý tranh chấp lao động có thể xảy ra trong dịp Tết, bảo đảm quyền lợi cho người lao động theo đúng quy định của pháp luật, hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy, quy chế của doanh nghiệp.
Thủ tướng đôn đốc thực hiện nhiệm vụ sau kỳ nghỉ Tết
Ngày 30/1/2020, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện 122a/CĐ-TTg đôn đốc thực hiện nhiệm vụ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Canh Tý năm 2020.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương quán triệt, triển khai ngay từ ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết. Trong đó, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề cao trách nhiệm người đứng đầu, khẩn trương nghiêm túc triển khai các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, nhất là Nghị quyết số 01/NQ-CP và số 02/NQ-CP ngày 1/1/2020 của Chính phủ, tạo chuyển biến rõ nét, thực chất trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương; chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về các chỉ tiêu thuộc ngành, lĩnh vực, địa bàn được phân công phụ trách, phấn đấu đạt kết quả tốt hơn năm 2019.
Các bộ, ngành, địa phương và cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc quyết liệt với tinh thần có trách nhiệm cao, tuyệt đối không được chủ quan trong việc phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi-rút Corona (nCoV) gây ra theo các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ.
Cán bộ, công chức, viên chức tập trung xử lý công việc ngay từ ngày làm việc đầu tiên, nhất là những công việc tồn đọng do nghỉ Tết. Không tổ chức liên hoan, chúc Tết ảnh hưởng đến công việc và thời giờ làm việc. Tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính. Không sử dụng xe công đi lễ hội, trừ trường hợp thực thi nhiệm vụ. Lãnh đạo các bộ, cơ quan, địa phương không tham dự lễ hội nếu không được cấp có thẩm quyền phân công;...
Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Việt Nam-Hồng Kông (Trung Quốc)
Ngày 05/01/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 07/2020/NĐ-CP biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Hồng Kông, Trung Quốc giai đoạn 2019 - 2022 (thuế suất AHKFTA).
Hướng dẫn chi tiết về thức ăn chăn nuôi, điều kiện chăn nuôi
Ngày 21/1/2020, Chính phủ ban hành Nghị định 13/2020/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi, trong đó quy định cụ thể về thức ăn chăn nuôi, điều kiện chăn nuôi.
Quy định mới về kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
Ngày 17/1/2020, Chính phủ ban hành Nghị định 10/2020/NĐ-CP thay thế Nghị định 86/2014/NĐ-CP quy định về kinh doanh, điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và việc cấp, thu hồi Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, phù hiệu, biển hiệu; quy định về công bố bến xe.
Ban hành Kế hoạch quốc gia ứng phó sự cố tràn dầu
Ngày 17/01/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 133/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch quốc gia ứng phó sự cố tràn dầu. Kế hoạch nhằm bảo đảm cho việc phòng ngừa hạn chế tối đa sự cố tràn dầu xảy ra, sẵn sàng ứng phó và xử lý kịp thời, hiệu quả sự cố tràn dầu, giảm thiệt hại thấp nhất về kinh tế, xã hội và môi trường do sự cố tràn dầu gây ra.
1287 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Nhiệm vụ giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển KTXH năm 2020; quyết liệt phòng, chống dịch nCoV; Thủ tướng đôn đốc thực hiện nhiệm vụ sau kỳ nghỉ Tết;... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tháng 1/2020.Nhiệm vụ giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển KTXH năm 2020
Ngày đầu tiên của năm mới (01/01/2020), Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2020.
Kế thừa những kết quả quan trọng và toàn diện đã đạt được, phát huy mạnh mẽ tinh thần đổi mới, thành tựu tích cực trong công tác chỉ đạo, điều hành từ đầu nhiệm kỳ, với quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ, mục tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2020, góp phần hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 – 2020 và Chiến lược 10 năm 2011 – 2020, Chính phủ xác định phương châm hành động của năm 2020 là “Kỷ cương, liêm chính, hành động, trách nhiệm, sáng tạo, hiệu quả” với 6 trọng tâm chỉ đạo, điều hành và 10 nhóm nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu.
Những giải pháp chủ yếu nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2020
Ngày 1/1/2020, Chính phủ ban hành Nghị quyết 02/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2020.
Trong đó, năm 2020 phấn đấu môi trường kinh doanh theo xếp hạng EoDB (của Ngân hàng thế giới (WB)) lên 10 bậc; năng lực cạnh tranh theo xếp hạng GCI 4.0 (của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF)) lên 5 bậc; đổi mới sáng tạo theo xếp hạng GII (của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO)) - lên 3 - 4 bậc; Chính phủ điện tử (của Liên Hợp Quốc (UN)) lên 10 - 15 bậc...
Thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số
Ngày 14/01/2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký Chỉ thị số 01/CT-TTg về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.
Để đạt mục tiêu phát triển 100.000 doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, các doanh nghiệp Việt Nam cần tập trung thực hiện triệt để 12 giải pháp.
Quản lý chặt chẽ tàu bay không người lái và phương tiện bay siêu nhẹ
Ngày 15/01/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 02/CT-TTg về việc tăng cường biện pháp quản lý, giám sát đối với tàu bay không người lái và phương tiện bay siêu nhẹ.
Để quản lý chặt chẽ tàu bay không người lái và phương tiện bay siêu nhẹ nhằm bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội và bảo đảm an toàn, an ninh hàng không trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Quốc phòng chủ trì phối hợp các ban, bộ, ngành liên quan soạn thảo, trình Chính phủ ban hành nghị định mới thay thế Nghị định số 36/2008/NĐ-CP ngày 28/3/2008 của Chính phủ về quản lý tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ trong quý I năm 2020; chủ trì soạn thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về thiết lập khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay đối với tàu bay không người lái và phương tiện bay siêu nhẹ công khai đến mọi tổ chức, cá nhân biết để thực hiện.
Tăng cường phòng, chống tác hại của rượu, bia
Ngày 16/01/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 03/CT-TTg yêu cầu các bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội đẩy mạnh tuyên truyền Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia, Nghị định số 100/2019/NĐ-CP với các hình thức đa dạng, phong phú đến mọi tầng lớp nhân dân; đặc biệt nhấn mạnh ý nghĩa nhân văn của các quy định trong Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và tính phòng ngừa, cảnh báo giúp nâng cao nhận thức và giảm các hành vi vi phạm quy định pháp luật về trật tự an toàn giao thông tại Nghị định số 100.
Cấp bách phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn
Ngày 22/1/2020, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị 04/CT-TTg yêu cầu triển khai các giải pháp cấp bách phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến nguồn nước, dự báo chuyên ngành, đánh giá nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn tại từng vùng, kịp thời thông tin, cảnh báo cho các địa phương biết để chỉ đạo và chủ động triển khai các biện pháp ứng phó; kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc, hỗ trợ các địa phương thực hiện kế hoạch, giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn (kiểm tra, tổng hợp nguồn nước trong các hệ thống thủy lợi, kế hoạch sử dụng nước, điều chỉnh thời vụ, giống cây trồng phù hợp,...), chỉ đạo triển khai các biện pháp sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, chủ hồ và địa phương thống nhất kế hoạch vận hành, điều tiết nước cụ thể theo từng tuần đối với các hồ chứa nước trên từng lưu vực sông có nguy cơ cao xảy ra hạn hán, thiếu nước để bổ sung nước cho hạ du, bảo đảm nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh.
Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt phòng, chống dịch nCoV
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCoV) gây ra, trong tháng 1/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 1 Công điện, 2 Chỉ thị, 2 Quyết định nhằm chỉ đạo quyết liệt phòng, chống dịch bệnh.
Cụ thể, ngày 23/01/2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành Công điện 121/CĐ-TTg về việc phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra. Tại Công điện, Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế chỉ đạo tổ chức kiểm soát chặt chẽ hành khách nhập cảnh tại các cửa khẩu (đường bộ, đường thủy, đường hàng không), nếu phát hiện các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh tổ chức cách ly, quản lý kịp thời; có các phương án đáp ứng hiệu quả phù hợp với tình hình dịch.Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Ngoại giao phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế để cung cấp thông tin và khuyến cáo các công dân Việt Nam không nên đến các khu vực đang có dịch khi không cần thiết.
Tiếp theo, ngày 28/1/2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký ban hành Chỉ thị số 05/CT-TTg về phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra; trong đó yêu cầu trước mắt thành lập Đội phản ứng nhanh, Bộ Y tế hàng ngày báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Ngày 30/1/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 170/QĐ-TTg thành lập Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam làm Trưởng Ban Chỉ đạo.
Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều hành, phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan có liên quan và địa phương trong việc phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona trên toàn quốc.Bên cạnh đó, chỉ đạo việc phối hợp giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ với các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhằm huy động nguồn lực tham gia và hỗ trợ thực hiện kế hoạch khẩn cấp của Bộ Y tế phòng, chống dịch bệnh này.
Ngày 31/1/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 06/CT-TTg về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống trước các diễn biến phức tạp mới của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra.
Trong đó, Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các địa phương, các tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm, quyết liệt các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 121/CĐ-TTg ngày 23/1/2020, Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 28/1/2020 và chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng tại Công văn số 79-CV/TW ngày 30/1/2020; phải coi công tác phòng, chống dịch bệnh như "chống giặc", kiên quyết ngăn chặn dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra kể cả phải chấp nhận thiệt hại về kinh tế; bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe người dân, hạn chế thấp nhất tử vong; phải chủ động, bình tĩnh, xử lý kiên quyết hơn nữa và phải có phương án, kế hoạch cụ thể để kiểm soát tốt nhất dịch bệnh này theo phương châm 4 tại chỗ, không để lan rộng.
Cùng ngày 31/1/2020, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 172/QĐ-TTg thành lập Tổ công tác về phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra tại Văn phòng Chính phủ.Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng làm Tổ trưởng Tổ công tác.
Tổ công tác có nhiệm vụ cập nhật thông tin về tình hình phòng, chống dịch bệnh nCoV, hằng ngày báo cáo Thủ tướng Chính phủ; kiểm tra việc thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 06/CT-TTg; đề xuất với Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thực hiện các giải pháp, phương án phòng, chống dịch bệnh nCoV.
Bảo đảm chi trả tiền lương, thưởng cho người lao động
Ngày 22/1/2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký Công điện 119/CĐ-TTg về bảo đảm chi trả tiền lương, tiền thưởng cho người lao động trong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý.
Trong đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo cơ quan lao động phối hợp với Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố yêu cầu các đơn vị, doanh nghiệp chi trả tiền lương, tiền thưởng kịp thời, đúng quy định cho người lao động, bảo đảm đời sống cho người lao động trong dịp Tết; không để xảy ra tình trạng nợ lương, thưởng; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định.
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan chủ động theo dõi, nắm tình hình trả lương, thưởng Tết của các đơn vị, doanh nghiệp; chủ động, kịp thời chỉ đạo cơ quan lao động địa phương phối hợp với tổ chức công đoàn cùng cấp xây dựng các giải pháp phòng ngừa, xử lý tranh chấp lao động có thể xảy ra trong dịp Tết, bảo đảm quyền lợi cho người lao động theo đúng quy định của pháp luật, hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy, quy chế của doanh nghiệp.
Thủ tướng đôn đốc thực hiện nhiệm vụ sau kỳ nghỉ Tết
Ngày 30/1/2020, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện 122a/CĐ-TTg đôn đốc thực hiện nhiệm vụ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Canh Tý năm 2020.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương quán triệt, triển khai ngay từ ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết. Trong đó, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề cao trách nhiệm người đứng đầu, khẩn trương nghiêm túc triển khai các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, nhất là Nghị quyết số 01/NQ-CP và số 02/NQ-CP ngày 1/1/2020 của Chính phủ, tạo chuyển biến rõ nét, thực chất trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương; chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về các chỉ tiêu thuộc ngành, lĩnh vực, địa bàn được phân công phụ trách, phấn đấu đạt kết quả tốt hơn năm 2019.
Các bộ, ngành, địa phương và cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc quyết liệt với tinh thần có trách nhiệm cao, tuyệt đối không được chủ quan trong việc phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi-rút Corona (nCoV) gây ra theo các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ.
Cán bộ, công chức, viên chức tập trung xử lý công việc ngay từ ngày làm việc đầu tiên, nhất là những công việc tồn đọng do nghỉ Tết. Không tổ chức liên hoan, chúc Tết ảnh hưởng đến công việc và thời giờ làm việc. Tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính. Không sử dụng xe công đi lễ hội, trừ trường hợp thực thi nhiệm vụ. Lãnh đạo các bộ, cơ quan, địa phương không tham dự lễ hội nếu không được cấp có thẩm quyền phân công;...
Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Việt Nam-Hồng Kông (Trung Quốc)
Ngày 05/01/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 07/2020/NĐ-CP biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Hồng Kông, Trung Quốc giai đoạn 2019 - 2022 (thuế suất AHKFTA).
Hướng dẫn chi tiết về thức ăn chăn nuôi, điều kiện chăn nuôi
Ngày 21/1/2020, Chính phủ ban hành Nghị định 13/2020/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi, trong đó quy định cụ thể về thức ăn chăn nuôi, điều kiện chăn nuôi.
Quy định mới về kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
Ngày 17/1/2020, Chính phủ ban hành Nghị định 10/2020/NĐ-CP thay thế Nghị định 86/2014/NĐ-CP quy định về kinh doanh, điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và việc cấp, thu hồi Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, phù hiệu, biển hiệu; quy định về công bố bến xe.
Ban hành Kế hoạch quốc gia ứng phó sự cố tràn dầu
Ngày 17/01/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 133/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch quốc gia ứng phó sự cố tràn dầu. Kế hoạch nhằm bảo đảm cho việc phòng ngừa hạn chế tối đa sự cố tràn dầu xảy ra, sẵn sàng ứng phó và xử lý kịp thời, hiệu quả sự cố tràn dầu, giảm thiệt hại thấp nhất về kinh tế, xã hội và môi trường do sự cố tràn dầu gây ra.