Năm 2017, tình hình thời tiết trên địa bàn tỉnh diễn biến phức tạp theo chiều hướng cực đoan, đặc biệt là 2 đợt mưa lũ ra vào tháng 8 tại huyện Mù Cang Chải và đợt mưa lũ tháng 10 tại các huyện, thị phía Tây.
Hồ Dộc Quý, xã Cảm Ân, huyện Yên Bình cần được khắc phục sửa chữa trước mùa mưa bão.
Ngay sau khi thiên tai xảy ra, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo Chi cục Thủy lợi và các đơn vị quản lý và khai thác các công trình thủy lợi chủ động ứng phó với thời tiết cực đoan để đảm bảo an toàn cho các công trình thủy lợi, đặc biệt là các hồ chứa nước.
Theo thống kê của Chi cục Thủy lợi tỉnh, Yên Bái hiện có 186 hồ chứa nước, trong đó các hồ chứa có dung tích trên 50.000 m3 và có chiều cao đập trên 5 m là 133 hồ.
Hiện nay, các hồ chứa vẫn đang thực hiện nhiệm vụ tích nước và điều tiết sản xuất. Tuy nhiên, do các công trình đều đưa vào sử dụng đã lâu nên gặp một số yếu tố bất lợi như: hiện tượng thẩm thấu qua thân đập, sạt lở mái thượng lưu, hạ lưu đập, các van điều tiết bị rò rỉ… làm ảnh hưởng đến độ an toàn của đập, hồ chứa.
Chẳng hạn, tại hồ Ngòi Thóp, xã Việt Cường, huyện Trấn Yên bị thấm qua vai và thân đập, cống tràn bị hư hỏng gây thất thoát nước, mất an toàn hồ, đập. Hồ Dộc Quý, xã Cảm Ân, huyện Yên Bình bị sạt lở mái thượng và hạ lưu đập, tràn xả lũ bị hư hỏng, mất an toàn cho công trình trong mùa mưa lũ hay như hồ Bỗng, xã Yên Bình, huyện Yên Bình thân đập bị thấm, mái thượng lưu và hạ lưu đập bị sạt lở, một số điểm bị sụt lún chưa được gia cố gây mất an toàn hồ, đập….
Ngay sau khi kiểm tra thực tế tại các hồ, đập bị hư hỏng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo các đơn vị quản lý và vận hành các công trình thủy lợi, hồ chứa tiến hành duy tu, sửa chữa nhỏ các hạng mục hư hỏng, đảm bảo an toàn hồ đập trong mùa mưa lũ.
Theo dự báo, năm 2018 tình hình thời tiết có những diễn biến phức tạp theo chiều hướng cực đoan, để chủ động ứng phó với mưa lũ và đảm bảo an toàn các công trình thủy lợi và các hồ chứa nước, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn chủ động phối hợp với các đơn vị quản lý các công trình thủy lợi chỉ đạo kiểm tra, rà soát hiện trạng các công trình thủy lợi, đặc biệt là rà soát, kiểm tra các hồ chứa nước lớn và các hồ có nguy cơ mất an toàn; rà soát, bổ sung quy định, quy trình điều tiết các hồ chứa; quy trình vận hành hệ thống công trình. Đồng thời, lập phương án đảm bảo an toàn, chuẩn bị đầy đủ phương tiện để khắc phục, sửa chữa trước mùa mưa bão năm nay.
Ông Phạm Quốc Hưng - Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi cho biết: "Thực hiện công văn số 238, ngày 3/4/2018 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kiểm tra các công trình thủy lợi, hồ đập trước mùa mưa bão, Chi cục phối hợp với các công ty TNHH: Nghĩa Văn, Tân Phú, Đại Lợi là các đơn vị quản lý và khai thác các công trình thủy lợi tiến hành kiểm tra, rà soát hiện trạng các công trình. Yêu cầu các đơn vị sử dụng kinh phí sản phẩm dịch vụ công ích thủy lợi khẩn trương tiến hành duy tư, sửa chữa các công trình có khối lượng hư hỏng nhỏ, có kỹ thuật đơn giản. Đối với các công trình có khối lượng lớn, lập danh mục báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét bố trí vốn khắc phục”.
Bên cạnh đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng yêu cầu các đơn vị có dự án công trình thủy lợi đang thi công cần điều chỉnh tiến độ hợp lý để vừa thi công, vừa phục vụ tưới, khẩn trương hoàn thành các hạng mục trước mù mưa lũ năm 2018. Đối với các công trình chưa kịp sửa chữa phải lập phương án đảm bảo an toàn, chuẩn bị đầy đủ vật tư dự phòng, đảm bảo kịp thời ứng phó khi có sự cố xảy ra.
"Năm 2018, từ nguồn vốn thực hiện dự án sửa chữa và nâng cao an toàn hồ, đập, tỉnh sẽ có 16 công trình hồ, đập sẽ được cấp kinh phí sửa chữa, các công trình này sẽ sớm được triển khai trước mùa mưa lũ năm nay” - ông Hưng cho biết thêm.
Cùng với việc khắc phục, sửa chữa các hồ đập có nguy cơ mất an toàn, Chi cục Thủy lợi cũng đề nghị UBND tỉnh xem xét hỗ trợ kinh phí xây dựng hệ thống quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng để phục vụ quản lý vận hành hồ chứa; mở các lớp tập huấn nâng cao năng lực quản lý vận hành hồ chứa theo quy định để đảm bảo an toàn cho các công trình hồ, đập trong mùa mưa lũ năm nay.
1331 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Năm 2017, tình hình thời tiết trên địa bàn tỉnh diễn biến phức tạp theo chiều hướng cực đoan, đặc biệt là 2 đợt mưa lũ ra vào tháng 8 tại huyện Mù Cang Chải và đợt mưa lũ tháng 10 tại các huyện, thị phía Tây. Ngay sau khi thiên tai xảy ra, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo Chi cục Thủy lợi và các đơn vị quản lý và khai thác các công trình thủy lợi chủ động ứng phó với thời tiết cực đoan để đảm bảo an toàn cho các công trình thủy lợi, đặc biệt là các hồ chứa nước.
Theo thống kê của Chi cục Thủy lợi tỉnh, Yên Bái hiện có 186 hồ chứa nước, trong đó các hồ chứa có dung tích trên 50.000 m3 và có chiều cao đập trên 5 m là 133 hồ.
Hiện nay, các hồ chứa vẫn đang thực hiện nhiệm vụ tích nước và điều tiết sản xuất. Tuy nhiên, do các công trình đều đưa vào sử dụng đã lâu nên gặp một số yếu tố bất lợi như: hiện tượng thẩm thấu qua thân đập, sạt lở mái thượng lưu, hạ lưu đập, các van điều tiết bị rò rỉ… làm ảnh hưởng đến độ an toàn của đập, hồ chứa.
Chẳng hạn, tại hồ Ngòi Thóp, xã Việt Cường, huyện Trấn Yên bị thấm qua vai và thân đập, cống tràn bị hư hỏng gây thất thoát nước, mất an toàn hồ, đập. Hồ Dộc Quý, xã Cảm Ân, huyện Yên Bình bị sạt lở mái thượng và hạ lưu đập, tràn xả lũ bị hư hỏng, mất an toàn cho công trình trong mùa mưa lũ hay như hồ Bỗng, xã Yên Bình, huyện Yên Bình thân đập bị thấm, mái thượng lưu và hạ lưu đập bị sạt lở, một số điểm bị sụt lún chưa được gia cố gây mất an toàn hồ, đập….
Ngay sau khi kiểm tra thực tế tại các hồ, đập bị hư hỏng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo các đơn vị quản lý và vận hành các công trình thủy lợi, hồ chứa tiến hành duy tu, sửa chữa nhỏ các hạng mục hư hỏng, đảm bảo an toàn hồ đập trong mùa mưa lũ.
Theo dự báo, năm 2018 tình hình thời tiết có những diễn biến phức tạp theo chiều hướng cực đoan, để chủ động ứng phó với mưa lũ và đảm bảo an toàn các công trình thủy lợi và các hồ chứa nước, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn chủ động phối hợp với các đơn vị quản lý các công trình thủy lợi chỉ đạo kiểm tra, rà soát hiện trạng các công trình thủy lợi, đặc biệt là rà soát, kiểm tra các hồ chứa nước lớn và các hồ có nguy cơ mất an toàn; rà soát, bổ sung quy định, quy trình điều tiết các hồ chứa; quy trình vận hành hệ thống công trình. Đồng thời, lập phương án đảm bảo an toàn, chuẩn bị đầy đủ phương tiện để khắc phục, sửa chữa trước mùa mưa bão năm nay.
Ông Phạm Quốc Hưng - Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi cho biết: "Thực hiện công văn số 238, ngày 3/4/2018 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kiểm tra các công trình thủy lợi, hồ đập trước mùa mưa bão, Chi cục phối hợp với các công ty TNHH: Nghĩa Văn, Tân Phú, Đại Lợi là các đơn vị quản lý và khai thác các công trình thủy lợi tiến hành kiểm tra, rà soát hiện trạng các công trình. Yêu cầu các đơn vị sử dụng kinh phí sản phẩm dịch vụ công ích thủy lợi khẩn trương tiến hành duy tư, sửa chữa các công trình có khối lượng hư hỏng nhỏ, có kỹ thuật đơn giản. Đối với các công trình có khối lượng lớn, lập danh mục báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét bố trí vốn khắc phục”.
Bên cạnh đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng yêu cầu các đơn vị có dự án công trình thủy lợi đang thi công cần điều chỉnh tiến độ hợp lý để vừa thi công, vừa phục vụ tưới, khẩn trương hoàn thành các hạng mục trước mù mưa lũ năm 2018. Đối với các công trình chưa kịp sửa chữa phải lập phương án đảm bảo an toàn, chuẩn bị đầy đủ vật tư dự phòng, đảm bảo kịp thời ứng phó khi có sự cố xảy ra.
"Năm 2018, từ nguồn vốn thực hiện dự án sửa chữa và nâng cao an toàn hồ, đập, tỉnh sẽ có 16 công trình hồ, đập sẽ được cấp kinh phí sửa chữa, các công trình này sẽ sớm được triển khai trước mùa mưa lũ năm nay” - ông Hưng cho biết thêm.
Cùng với việc khắc phục, sửa chữa các hồ đập có nguy cơ mất an toàn, Chi cục Thủy lợi cũng đề nghị UBND tỉnh xem xét hỗ trợ kinh phí xây dựng hệ thống quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng để phục vụ quản lý vận hành hồ chứa; mở các lớp tập huấn nâng cao năng lực quản lý vận hành hồ chứa theo quy định để đảm bảo an toàn cho các công trình hồ, đập trong mùa mưa lũ năm nay.