CTTĐT - Cử tri Yên Bái đề nghị kiểm tra đánh giá thiệt hại, nguyên nhân hư hỏng và hỗ trợ giải pháp kỹ thuật xây dựng lại các công trình xây dựng, giao thông, thủy lợi bị hư hỏng (trong đó đặc biệt là công trình cầu Thia, kè suối Thia, kè suối Nung) và hỗ trợ giống để khắc phục sản xuất nông nghiệp tại các diện tích đất đã hư hỏng do lũ, sạt lở đất.
Nhân dân tu sửa công trình thủy lợi đầu nguồn suối Mí Háng, đập thủy lợi Mí Háng, bản Tà Ghênh, xã Lao Chải
* Về vấn đề này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời cử tri Yên Bái như sau:kiểm tra đánh giá thiệt hại, nguyên nhân hư hỏng và hỗ trợ giải pháp kỹ thuật xây dựng lại các công trình xây dựng, giao thông, thủy lợi bị hư hỏng (trong đó đặc biệt là công trình cầu Thia, kè suối Thia, kè suối Nung).
Đợt mưa to đến rất to từ ngày 05 đến ngày 11/12/2017 tại các tỉnh miền núi phía Bắc, trong đó có tỉnh Yên Bái, đã gây lũ lớn, lũ quét, sạt lở đất tại các huyện Trạm Tấu, Văn Chấn, Văn Yên và thị xã Nghĩa Lộ, làm thiệt hại nghiêm trọng về người và cơ sở hạ tầng về thủy lợi, giao thông, xây dựng, đặc biệt là công trình Cầu Thia, kè suối Thia, kè suối Nung như kiến nghị của cử tri nêu trên. Ngay sau khi xảy ra mưa lũ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giao thông vận tải đã cử các Đoàn công tác đến tỉnh Yên Bái kiểm tra, đánh giá thiệt hại, sơ bộ xác định nguyên nhân hư hỏng công trình, kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo thực hiện các giải pháp khắc phục hậu quả mưa lũ. Đồng thời tham mưu cho Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai trình Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ kinh phí cho các địa phương khắc phục hậu quả mưa lũ, trong đó hỗ trợ tỉnh Yên Bái 140 tỷ đồng (Quyết định số 1941/QĐ-TTg ngày 02/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ) để ưu tiên xử lý khẩn cấp công trình chống sạt lở, thủy lợi, giao thông tại các huyện nêu trên.
Về nguyên nhân gây hư hỏng công trình: Bộ Nông nghiệp và PTNT đã thành lập đoàn công tác phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh đánh giá tình hình thiệt hại do mưa lũ, nguyên nhân hư hỏng các công trình, Bộ Giao thông vận tải đã thành lập Tổ điều tra sự cố để giám định nguyên nhân sự cố cầu Thia và thông báo kết quả tại công văn số 13594/BBGTVT-KHCN ngày 01/12/2017. Theo báo cáo của các Đoàn công tác, sơ bộ nguyên nhân gây hư hỏng công trình cầu Thia, kè suối Thia và kè suối Nung là do mưa rất to trên diện rộng gây lũ lớn, kết hợp với việc bồi lấp lòng dẫn làm thu hẹp và thay đổi hướng dòng chủ lưu gia tăng tác động trực tiếp vào mố cầu, tuyến kè. Thêm vào đó, lũ lớn cuốn theo cây trôi, bùn đá đã làm gia tăng áp lực vượt quá khả năng chống chịu của các công trình.
Về hỗ trợ giải pháp kỹ thuật xây dựng lại các công trình: Đối với cầu Thia, Bộ Giao thông vận tải đã có văn bản số 13594/BGTVT-KHCN ngày 01/12/2017 gửi Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái hướng dẫn kỹ thuật khắc phục công trình cầu. Đối với kè suối Thia, kè suối Nung, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cùng địa phương kiểm tra thực tế hiện trường, hỗ trợ giải pháp kỹ thuật để Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái chỉ đạo xây dựng Dự án xử lý và đã được Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư tại văn bản số 314/TT.HĐND ngày 01/12/2017.
* Về đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ giống để khắc phục sản xuất nông nghiệp tại các diện tích đất đã hư hỏng do lũ, sạt lở đất, tại văn bản số 985/BNN-TT ngày 29/01/2018, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời như sau:
Năm 2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiên tai, dịch bệnh.
Trong Nghị định qui định cụ thể đối tượng áp dụng (Điều 2), nguyên tắc hỗ trợ (Điều 3), điều kiện hỗ trợ (Điều 4) và mức hỗ trợ (Điều 5).
Vì vậy trên diện tích đất có gieo trồng các loại cây trồng nông nghiệp thuộc đối tượng được hỗ trợ thiệt hại, bị hư hỏng do lũ, sạt lở đất, địa phương có thể áp dụng các mức hỗ trợ giống theo quy định tại Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 như sau:
- Diện tích lúa thuần bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 2.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 1.000.000 đồng/ha;
- Diện tích mạ lúa thuần bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 20.000.000 đồng/ha thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 10.000.000 đồng/ha;
- Diện tích lúa lai bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 3.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 1.500.000 đồng/ha;
- Diện tích mạ lúa lai bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 30.000.000 đồng/ha thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 15.000.000 đồng/ha;
- Diện tích ngô và rau màu các loại thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 2.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 1.000.000 đồng/ha;
- Diện tích cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm bị thiệt hại trên 70% hỗ trợ 4.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 2.000.000 đồng/ha.
Năm 2017 do ảnh hưởng của thiên tai xảy ra ở các tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên đã gây thiệt hại nặng nề đối với sản xuất lúa và rau màu vụ Mùa 2017; có khoảng gần 50 nghìn ha lúa và rau màu vụ Mùa 2017 bị thiệt hại do hạn cục bộ, bão số 2, số 4 và số 12 và đợt mưa lũ xảy ra trong tháng 10/2017. Để hỗ trợ các tỉnh bị thiệt hại do thiên tai, Chính phủ đã hỗ trợ (không thu tiền) 2.665 tấn hạt giống lúa, 225 tấn hạt giống ngô và 07 tấn hạt giống rau từ nguồn dự trữ quốc gia năm 2017; trong đó tỉnh Yên Bái được hỗ trợ 100 tấn hạt giống ngô và 03 tấn hạt giống rau.
Ngoài ra, trường hợp đất trồng lúa bị hư hỏng nặng do lũ, sạt lở đất không thể sản xuất được, cần phải khôi phục lại có thể áp dụng mức hỗ trợ cải tạo đất để khôi phục sản xuất theo quy định tại Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ qui định về quản lý, sử dụng đất trồng lúa, tại Khoản 4, Điều 7 qui định các mức hỗ trợ khai hoang, cải tạo đất trồng lúa cụ thể như sau:
1. Hỗ trợ 10.000.000 đồng/ha đất trồng lúa, trừ đất trồng lúa nương được khai hoang từ đất chưa sử dụng hoặc phục hóa từ đất bị bỏ hóa. Trường hợp có nhiều quy định khác nhau, thì áp dụng nguyên tắc mỗi mảnh đất chỉ được hỗ trợ 1 lần, mức hỗ trợ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
2. Hỗ trợ 5.000.000 đồng/ha đất chuyên trồng lúa nước được cải tạo từ đất trồng lúa nước một vụ hoặc đất trồng cây khác theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa.
Vì vậy, địa phương cần xem xét diện tích đất nông nghiệp đã hư hỏng do lũ, sạt lở canh tác cây trồng nào; có thuộc loại đất chuyên canh tác lúa và có cần phải cải tạo lại đất để khôi phục sản xuất lúa hay không, để có căn cứ áp dụng các định mức hỗ trợ cụ thể.
* Cử tri Yên Bái cũng đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí khắc phục hậu quả thiệt hại do bão lũ gây ra trên địa bàn tỉnh Yên Bái để ổn định đời sống cho nhân dân và phát triển kinh tế
Về vấn đề này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời tại Văn bản số 1655/BNN-KTHT ngày 28/02/2018 như sau:
Thực hiện Chương trình bố trí dân cư theo Quyết định số 1776/QĐ-TTg ngày 21/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch tổng thể bố trí dân cư với mục tiêu bố trí, sắp xếp ổn định cho 5.953 hộ ở vùng có nguy cơ cao về thiên tai (lũ ống, lũ quét, sạt lở đất núi,...). Kết quả, giai đoạn 2006-2016, cả tỉnh đã bố trí, sắp xếp ổn định cho hơn 1.600 hộ ở vùng có nguy cơ cao đến định cư nơi an toàn, góp phần hạn chế thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra.
Trước diễn biến phức tạp của thiên tai trong thời gian vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triên nông thôn đã phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ vốn đầu tư phát triển thực hiện dự án di dân cấp bách do thiên tai và dân di cư tự do cho các địa phương (trong đó có tỉnh Yên Bái) tại các Công văn: số 3034/BNN-KTHT ngày 12/4/2017, số 7221/BKHĐT-KTNN ngày 01/9/2017. Đến nay, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Ủy ban Dân tộc tiếp tục rà soát lại các dự án di dân cấp bách tại Công văn số 11213/VPCP-KTTH ngày 21/10/2017 của Văn phòng Chính phủ.
Mặt khác, năm 2017 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ phân bổ vốn sự nghiệp kinh tế năm 2017 cho các địa phương tại các Công văn: số 7081/BNN-KTHT ngày 25/8/2017, số 13147/BTC-HCSN ngày 02/10/2017. Ngày 27/10/2017, Thủ tướng Chính phủ quyết định phân bổ 180 tỷ đồng cho các địa phương để thực hiện hỗ trợ di chuyển dân cư đến vùng dự án, trong đó phân bổ cho tỉnh Yên Bái 5,5 tỷ đồng để hỗ trợ di chuyển dân đến nơi an toàn (Quyết định số 1663/QĐ-TTg ngày 27/10/2017). Đồng thời, trong kế hoạch 3 năm 2018-2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất ngân sách Trung ương hỗ trợ tỉnh Yên Bái 5 tỷ đồng để thực hiện nhiệm vụ nêu trên, góp phần hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra, sớm ổn định đời sống, sản xuất cho các hộ dân (Công văn số 7083/BNN-KTHT ngày 25/8/2017).
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành tổng hợp, tham mưu Thủ tướng Chính phủ xem xét hỗ trợ kinh phí để các địa phương (trong đó có tỉnh Yên Bái) khắc phục hậu quả thiệt hại do bão, lũ gây ra. Tuy nhiên, nguồn lực của Trung ương còn hạn chế, đề nghị tỉnh Yên Bái chỉ đạo huy động lồng ghép các nguồn vốn của địa phương, xã hội hóa để góp phần giải quyết vấn đề trên theo yêu cầu thực tế.
1209 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Cử tri Yên Bái đề nghị kiểm tra đánh giá thiệt hại, nguyên nhân hư hỏng và hỗ trợ giải pháp kỹ thuật xây dựng lại các công trình xây dựng, giao thông, thủy lợi bị hư hỏng (trong đó đặc biệt là công trình cầu Thia, kè suối Thia, kè suối Nung) và hỗ trợ giống để khắc phục sản xuất nông nghiệp tại các diện tích đất đã hư hỏng do lũ, sạt lở đất. * Về vấn đề này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời cử tri Yên Bái như sau:kiểm tra đánh giá thiệt hại, nguyên nhân hư hỏng và hỗ trợ giải pháp kỹ thuật xây dựng lại các công trình xây dựng, giao thông, thủy lợi bị hư hỏng (trong đó đặc biệt là công trình cầu Thia, kè suối Thia, kè suối Nung).
Đợt mưa to đến rất to từ ngày 05 đến ngày 11/12/2017 tại các tỉnh miền núi phía Bắc, trong đó có tỉnh Yên Bái, đã gây lũ lớn, lũ quét, sạt lở đất tại các huyện Trạm Tấu, Văn Chấn, Văn Yên và thị xã Nghĩa Lộ, làm thiệt hại nghiêm trọng về người và cơ sở hạ tầng về thủy lợi, giao thông, xây dựng, đặc biệt là công trình Cầu Thia, kè suối Thia, kè suối Nung như kiến nghị của cử tri nêu trên. Ngay sau khi xảy ra mưa lũ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giao thông vận tải đã cử các Đoàn công tác đến tỉnh Yên Bái kiểm tra, đánh giá thiệt hại, sơ bộ xác định nguyên nhân hư hỏng công trình, kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo thực hiện các giải pháp khắc phục hậu quả mưa lũ. Đồng thời tham mưu cho Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai trình Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ kinh phí cho các địa phương khắc phục hậu quả mưa lũ, trong đó hỗ trợ tỉnh Yên Bái 140 tỷ đồng (Quyết định số 1941/QĐ-TTg ngày 02/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ) để ưu tiên xử lý khẩn cấp công trình chống sạt lở, thủy lợi, giao thông tại các huyện nêu trên.
Về nguyên nhân gây hư hỏng công trình: Bộ Nông nghiệp và PTNT đã thành lập đoàn công tác phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh đánh giá tình hình thiệt hại do mưa lũ, nguyên nhân hư hỏng các công trình, Bộ Giao thông vận tải đã thành lập Tổ điều tra sự cố để giám định nguyên nhân sự cố cầu Thia và thông báo kết quả tại công văn số 13594/BBGTVT-KHCN ngày 01/12/2017. Theo báo cáo của các Đoàn công tác, sơ bộ nguyên nhân gây hư hỏng công trình cầu Thia, kè suối Thia và kè suối Nung là do mưa rất to trên diện rộng gây lũ lớn, kết hợp với việc bồi lấp lòng dẫn làm thu hẹp và thay đổi hướng dòng chủ lưu gia tăng tác động trực tiếp vào mố cầu, tuyến kè. Thêm vào đó, lũ lớn cuốn theo cây trôi, bùn đá đã làm gia tăng áp lực vượt quá khả năng chống chịu của các công trình.
Về hỗ trợ giải pháp kỹ thuật xây dựng lại các công trình: Đối với cầu Thia, Bộ Giao thông vận tải đã có văn bản số 13594/BGTVT-KHCN ngày 01/12/2017 gửi Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái hướng dẫn kỹ thuật khắc phục công trình cầu. Đối với kè suối Thia, kè suối Nung, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cùng địa phương kiểm tra thực tế hiện trường, hỗ trợ giải pháp kỹ thuật để Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái chỉ đạo xây dựng Dự án xử lý và đã được Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư tại văn bản số 314/TT.HĐND ngày 01/12/2017.
* Về đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ giống để khắc phục sản xuất nông nghiệp tại các diện tích đất đã hư hỏng do lũ, sạt lở đất, tại văn bản số 985/BNN-TT ngày 29/01/2018, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời như sau:
Năm 2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiên tai, dịch bệnh.
Trong Nghị định qui định cụ thể đối tượng áp dụng (Điều 2), nguyên tắc hỗ trợ (Điều 3), điều kiện hỗ trợ (Điều 4) và mức hỗ trợ (Điều 5).
Vì vậy trên diện tích đất có gieo trồng các loại cây trồng nông nghiệp thuộc đối tượng được hỗ trợ thiệt hại, bị hư hỏng do lũ, sạt lở đất, địa phương có thể áp dụng các mức hỗ trợ giống theo quy định tại Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 như sau:
- Diện tích lúa thuần bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 2.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 1.000.000 đồng/ha;
- Diện tích mạ lúa thuần bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 20.000.000 đồng/ha thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 10.000.000 đồng/ha;
- Diện tích lúa lai bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 3.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 1.500.000 đồng/ha;
- Diện tích mạ lúa lai bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 30.000.000 đồng/ha thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 15.000.000 đồng/ha;
- Diện tích ngô và rau màu các loại thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 2.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 1.000.000 đồng/ha;
- Diện tích cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm bị thiệt hại trên 70% hỗ trợ 4.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 2.000.000 đồng/ha.
Năm 2017 do ảnh hưởng của thiên tai xảy ra ở các tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên đã gây thiệt hại nặng nề đối với sản xuất lúa và rau màu vụ Mùa 2017; có khoảng gần 50 nghìn ha lúa và rau màu vụ Mùa 2017 bị thiệt hại do hạn cục bộ, bão số 2, số 4 và số 12 và đợt mưa lũ xảy ra trong tháng 10/2017. Để hỗ trợ các tỉnh bị thiệt hại do thiên tai, Chính phủ đã hỗ trợ (không thu tiền) 2.665 tấn hạt giống lúa, 225 tấn hạt giống ngô và 07 tấn hạt giống rau từ nguồn dự trữ quốc gia năm 2017; trong đó tỉnh Yên Bái được hỗ trợ 100 tấn hạt giống ngô và 03 tấn hạt giống rau.
Ngoài ra, trường hợp đất trồng lúa bị hư hỏng nặng do lũ, sạt lở đất không thể sản xuất được, cần phải khôi phục lại có thể áp dụng mức hỗ trợ cải tạo đất để khôi phục sản xuất theo quy định tại Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ qui định về quản lý, sử dụng đất trồng lúa, tại Khoản 4, Điều 7 qui định các mức hỗ trợ khai hoang, cải tạo đất trồng lúa cụ thể như sau:
1. Hỗ trợ 10.000.000 đồng/ha đất trồng lúa, trừ đất trồng lúa nương được khai hoang từ đất chưa sử dụng hoặc phục hóa từ đất bị bỏ hóa. Trường hợp có nhiều quy định khác nhau, thì áp dụng nguyên tắc mỗi mảnh đất chỉ được hỗ trợ 1 lần, mức hỗ trợ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
2. Hỗ trợ 5.000.000 đồng/ha đất chuyên trồng lúa nước được cải tạo từ đất trồng lúa nước một vụ hoặc đất trồng cây khác theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa.
Vì vậy, địa phương cần xem xét diện tích đất nông nghiệp đã hư hỏng do lũ, sạt lở canh tác cây trồng nào; có thuộc loại đất chuyên canh tác lúa và có cần phải cải tạo lại đất để khôi phục sản xuất lúa hay không, để có căn cứ áp dụng các định mức hỗ trợ cụ thể.
* Cử tri Yên Bái cũng đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí khắc phục hậu quả thiệt hại do bão lũ gây ra trên địa bàn tỉnh Yên Bái để ổn định đời sống cho nhân dân và phát triển kinh tế
Về vấn đề này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời tại Văn bản số 1655/BNN-KTHT ngày 28/02/2018 như sau:
Thực hiện Chương trình bố trí dân cư theo Quyết định số 1776/QĐ-TTg ngày 21/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch tổng thể bố trí dân cư với mục tiêu bố trí, sắp xếp ổn định cho 5.953 hộ ở vùng có nguy cơ cao về thiên tai (lũ ống, lũ quét, sạt lở đất núi,...). Kết quả, giai đoạn 2006-2016, cả tỉnh đã bố trí, sắp xếp ổn định cho hơn 1.600 hộ ở vùng có nguy cơ cao đến định cư nơi an toàn, góp phần hạn chế thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra.
Trước diễn biến phức tạp của thiên tai trong thời gian vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triên nông thôn đã phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ vốn đầu tư phát triển thực hiện dự án di dân cấp bách do thiên tai và dân di cư tự do cho các địa phương (trong đó có tỉnh Yên Bái) tại các Công văn: số 3034/BNN-KTHT ngày 12/4/2017, số 7221/BKHĐT-KTNN ngày 01/9/2017. Đến nay, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Ủy ban Dân tộc tiếp tục rà soát lại các dự án di dân cấp bách tại Công văn số 11213/VPCP-KTTH ngày 21/10/2017 của Văn phòng Chính phủ.
Mặt khác, năm 2017 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ phân bổ vốn sự nghiệp kinh tế năm 2017 cho các địa phương tại các Công văn: số 7081/BNN-KTHT ngày 25/8/2017, số 13147/BTC-HCSN ngày 02/10/2017. Ngày 27/10/2017, Thủ tướng Chính phủ quyết định phân bổ 180 tỷ đồng cho các địa phương để thực hiện hỗ trợ di chuyển dân cư đến vùng dự án, trong đó phân bổ cho tỉnh Yên Bái 5,5 tỷ đồng để hỗ trợ di chuyển dân đến nơi an toàn (Quyết định số 1663/QĐ-TTg ngày 27/10/2017). Đồng thời, trong kế hoạch 3 năm 2018-2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất ngân sách Trung ương hỗ trợ tỉnh Yên Bái 5 tỷ đồng để thực hiện nhiệm vụ nêu trên, góp phần hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra, sớm ổn định đời sống, sản xuất cho các hộ dân (Công văn số 7083/BNN-KTHT ngày 25/8/2017).
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành tổng hợp, tham mưu Thủ tướng Chính phủ xem xét hỗ trợ kinh phí để các địa phương (trong đó có tỉnh Yên Bái) khắc phục hậu quả thiệt hại do bão, lũ gây ra. Tuy nhiên, nguồn lực của Trung ương còn hạn chế, đề nghị tỉnh Yên Bái chỉ đạo huy động lồng ghép các nguồn vốn của địa phương, xã hội hóa để góp phần giải quyết vấn đề trên theo yêu cầu thực tế.