Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 01/2020 trong đó nêu rõ: Chính phủ thống nhất quan điểm chỉ đạo, điều hành là vừa thực hiện quyết liệt các giải pháp phòng, chống dịch bệnh nCoV, vừa tiếp tục kiên định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, nỗ lực phấn đấu cao nhất để đạt được mục tiêu tăng trưởng và các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đề ra.
Chính phủ yêu cầu bộ, ngành, địa phương kịp thời phòng, chống dịch bệnh và giảm thiểu, bù đắp những thiệt hại do dịch bệnh gây ra
Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thể hiện quyết tâm chính trị, khẩn trương triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 với tinh thần chủ động, tích cực hơn, năng động, sáng tạo, nhạy bén hơn, có đối sách phù hợp, kịp thời để phòng, chống dịch bệnh và giảm thiểu, bù đắp được những thiệt hại do dịch bệnh gây ra trên các lĩnh vực.
Phòng, chống dịch bệnh nCoV: Chủ động, tích cực ứng phó trên tất cả mọi phương diện
Về công tác phòng, chống dịch bệnh nCoV: Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành và địa phương coi công tác phòng, chống dịch bệnh nCoV là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, không được chủ quan nhưng cũng không hoang mang, dao động, cần chủ động, tích cực ứng phó trên tất cả mọi phương diện, sẵn sàng chấp nhận thiệt hại một phần kinh tế để bảo vệ sức khỏe, tính mạng của Nhân dân.
Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh nCoV, Ban Chỉ đạo các địa phương, các bộ, cơ quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện nghiêm, đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống dịch bệnh theo đúng chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng tại công văn số 79-CV/TW ngày 29/01/2020, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các Chỉ thị số: 05/CT-TTg ngày 28/01/2020, 06/CT-TTg ngày 31/01/2020; Công điện số 156/CĐ-TTg ngày 02/02/2020…huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc; coi việc phòng, chống dịch như “chống giặc”; có phương án, kịch bản ứng phó với mọi tình huống, không để bị động, bất ngờ, không để dịch bệnh lây lan.
Chính phủ giao Bộ Y tế là đầu mối đôn đốc, kiểm tra tình hình thực hiện các chỉ đạo của Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; chú trọng thông tin, truyền thông, khuyến cáo cách phòng, chống dịch bệnh nhằm nâng cao hiểu biết, ổn định tâm lý của người dân; xây dựng, cập nhật các phương án để chủ động ứng phó với các tình huống dịch bệnh xảy ra.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế có văn bản hướng dẫn thực hiện một số chế độ đặc thù và nguồn kinh phí đảm bảo cho công tác phòng, chống dịch bệnh nCoV theo hướng ngân sách nhà nước đảm bảo theo phân cấp để chi trả theo đúng quy định của pháp luật. Chủ trì, thống nhất với Bộ Y tế, Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan thực hiện đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 197/TTg-KTTH về việc miễn thuế nhập khẩu đối với mặt hàng khẩu trang y tế, nước rửa tay sát trùng; nguyên liệu để sản xuất khẩu trang, nước sát trùng, các vật tư, thiết bị cần thiết khác phục vụ việc phòng, chống dịch bệnh nCoV, bảo đảm chặt chẽ, không để xảy ra việc lợi dụng chính sách nhằm trục lợi.
Bộ Ngoại giao chủ trì cùng Bộ Y tế, các cơ quan liên quan hợp tác chặt chẽ với Trung Quốc, các quốc gia, đối tác quốc tế, WHO để cập nhật tình hình quốc tế trong triển khai các biện pháp phòng, chống dịch đồng bộ, đạt hiệu quả cao và hài hòa với các quan hệ đối ngoại, đồng thời tạo thuận lợi cho trao đổi thương mại, đầu tư…
Ứng phó tác động của dịch bệnh nCoV đối với phát triển kinh tế - xã hội
Chính phủ yêu cầu từng bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình, đánh giá và lượng hóa các tác động của dịch bệnh nCoV đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh và tăng trưởng của từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa bàn, nhất là xuất nhập khẩu, nông nghiệp, công nghiệp, du lịch, vận tải, dịch vụ để cập nhật kịch bản tăng trưởng theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 733/VPCP-KTTH ngày 03/02/2020; thúc đẩy mạnh mẽ sản xuất, kinh doanh, nỗ lực phấn đấu đạt được các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế -xã hội đề ra.
Đồng thời đề xuất giải pháp, đối sách phù hợp để hạn chế các tác động do dịch bệnh nCoV gây ra, trong đó lưu ý các giải pháp đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, nhất là nguồn vốn đầu tư công còn lại của năm 2019, thúc đẩy tiến độ triển khai thực hiện các dự án đầu tư, đặc biệt là các dự án công trình lớn như: Dự án đường cao tốc Trung Lương-Mỹ Thuận, đường bộ cao tốc Bắc-Nam, Cảng hàng không quốc tế Long Thành, dự án cải tạo, nâng cấp tuyến đường sắt Hà Nội-Thành phố Hồ Chí Minh...; giải quyết nhanh thủ tục đầu tư các dự án FDI, ODA, các dự án đầu tư trong nước và việc thành lập các doanh nghiệp mới, thúc đẩy đầu tư xã hội, phấn đấu đạt mục tiêu một triệu doanh nghiệp trong năm 2020, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp.
Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, không để công việc trì trệ
Nghị quyết nêu rõ, các cấp, các ngành, các cơ quan hành chính nhà nước từ Trung ương đến địa phương tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, tập trung cao độ thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, không để công việc trì trệ; thực hiện nghiêm Công điện số 122a/CĐ-TTg ngày 30/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về đôn đốc thực hiện nhiệm vụ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Canh Tý năm 2020.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục theo dõi sát diễn biến, điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, thận trọng, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối; tiếp tục tập trung tín dụng cho các lĩnh vực ưu tiên, sản xuất, kinh doanh; chỉ đạo các tổ chức tín dụng thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ, cho vay mới để ổn định sản xuất kinh doanh, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân vay vốn bị thiệt hại do ảnh hưởng của dịch bệnh nCoV…
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương phân bổ, giao chi tiết kế hoạch vốn đầu tư công năm 2020; đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân nguồn vốn đầu tư công năm 2020 ngay từ đầu năm, nhất là các công trình hạ tầng bị thiệt hại do thiên tai, các dự án lớn, dự án quan trọng, chương trình mục tiêu quốc gia, dự án sử dụng nguồn vốn ODA và vay ưu đãi nước ngoài, bảo đảm thực hiện và giải ngân hết nguồn vốn còn lại của năm 2019 và nguồn vốn được giao năm 2020; đẩy mạnh triển khai việc đấu thầu qua mạng.
Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế và các địa phương có cửa khẩu tăng cường đàm phán với các đối tác, kịp thời xử lý khó khăn, vướng mắc trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, nhất là hàng nông sản, các nguyên liệu cho hoạt động sản xuất vật tư, thiết bị y tế phục vụ phòng, chống dịch; chủ động tìm kiếm thị trường mới, thúc đẩy tiêu thụ, chế biến trong nước các mặt hàng nông thủy sản, trái cây xuất khẩu giảm sút do tác động của dịch bệnh nCoV.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ động kiểm soát tốt dịch bệnh gia súc, gia cầm, đặc biệt dịch tả lợn Châu Phi, dịch cúm gia cầm. Chủ động phối hợp với Bộ Công Thương đẩy mạnh công tác xúc tiến, phát triển thị trường trọng điểm, tiềm năng và thị trường ngách. Chủ trì, phối hợp với các địa phương bị thiệt hại bởi thiên tai tổng hợp báo cáo, gửi Bộ Tài chính để hỗ trợ kinh phí cho người dân theo quy định.
Bộ Giáo dục và Đào tạo tích cực triển khai thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở giáo dục; tổ chức vệ sinh, tẩy trùng 100% trường lớp học; có kế hoạch học bù để đảm bảo chương trình đào tạo theo quy định.
1227 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 01/2020 trong đó nêu rõ: Chính phủ thống nhất quan điểm chỉ đạo, điều hành là vừa thực hiện quyết liệt các giải pháp phòng, chống dịch bệnh nCoV, vừa tiếp tục kiên định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, nỗ lực phấn đấu cao nhất để đạt được mục tiêu tăng trưởng và các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đề ra.Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thể hiện quyết tâm chính trị, khẩn trương triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 với tinh thần chủ động, tích cực hơn, năng động, sáng tạo, nhạy bén hơn, có đối sách phù hợp, kịp thời để phòng, chống dịch bệnh và giảm thiểu, bù đắp được những thiệt hại do dịch bệnh gây ra trên các lĩnh vực.
Phòng, chống dịch bệnh nCoV: Chủ động, tích cực ứng phó trên tất cả mọi phương diện
Về công tác phòng, chống dịch bệnh nCoV: Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành và địa phương coi công tác phòng, chống dịch bệnh nCoV là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, không được chủ quan nhưng cũng không hoang mang, dao động, cần chủ động, tích cực ứng phó trên tất cả mọi phương diện, sẵn sàng chấp nhận thiệt hại một phần kinh tế để bảo vệ sức khỏe, tính mạng của Nhân dân.
Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh nCoV, Ban Chỉ đạo các địa phương, các bộ, cơ quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện nghiêm, đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống dịch bệnh theo đúng chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng tại công văn số 79-CV/TW ngày 29/01/2020, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các Chỉ thị số: 05/CT-TTg ngày 28/01/2020, 06/CT-TTg ngày 31/01/2020; Công điện số 156/CĐ-TTg ngày 02/02/2020…huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc; coi việc phòng, chống dịch như “chống giặc”; có phương án, kịch bản ứng phó với mọi tình huống, không để bị động, bất ngờ, không để dịch bệnh lây lan.
Chính phủ giao Bộ Y tế là đầu mối đôn đốc, kiểm tra tình hình thực hiện các chỉ đạo của Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; chú trọng thông tin, truyền thông, khuyến cáo cách phòng, chống dịch bệnh nhằm nâng cao hiểu biết, ổn định tâm lý của người dân; xây dựng, cập nhật các phương án để chủ động ứng phó với các tình huống dịch bệnh xảy ra.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế có văn bản hướng dẫn thực hiện một số chế độ đặc thù và nguồn kinh phí đảm bảo cho công tác phòng, chống dịch bệnh nCoV theo hướng ngân sách nhà nước đảm bảo theo phân cấp để chi trả theo đúng quy định của pháp luật. Chủ trì, thống nhất với Bộ Y tế, Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan thực hiện đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 197/TTg-KTTH về việc miễn thuế nhập khẩu đối với mặt hàng khẩu trang y tế, nước rửa tay sát trùng; nguyên liệu để sản xuất khẩu trang, nước sát trùng, các vật tư, thiết bị cần thiết khác phục vụ việc phòng, chống dịch bệnh nCoV, bảo đảm chặt chẽ, không để xảy ra việc lợi dụng chính sách nhằm trục lợi.
Bộ Ngoại giao chủ trì cùng Bộ Y tế, các cơ quan liên quan hợp tác chặt chẽ với Trung Quốc, các quốc gia, đối tác quốc tế, WHO để cập nhật tình hình quốc tế trong triển khai các biện pháp phòng, chống dịch đồng bộ, đạt hiệu quả cao và hài hòa với các quan hệ đối ngoại, đồng thời tạo thuận lợi cho trao đổi thương mại, đầu tư…
Ứng phó tác động của dịch bệnh nCoV đối với phát triển kinh tế - xã hội
Chính phủ yêu cầu từng bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình, đánh giá và lượng hóa các tác động của dịch bệnh nCoV đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh và tăng trưởng của từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa bàn, nhất là xuất nhập khẩu, nông nghiệp, công nghiệp, du lịch, vận tải, dịch vụ để cập nhật kịch bản tăng trưởng theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 733/VPCP-KTTH ngày 03/02/2020; thúc đẩy mạnh mẽ sản xuất, kinh doanh, nỗ lực phấn đấu đạt được các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế -xã hội đề ra.
Đồng thời đề xuất giải pháp, đối sách phù hợp để hạn chế các tác động do dịch bệnh nCoV gây ra, trong đó lưu ý các giải pháp đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, nhất là nguồn vốn đầu tư công còn lại của năm 2019, thúc đẩy tiến độ triển khai thực hiện các dự án đầu tư, đặc biệt là các dự án công trình lớn như: Dự án đường cao tốc Trung Lương-Mỹ Thuận, đường bộ cao tốc Bắc-Nam, Cảng hàng không quốc tế Long Thành, dự án cải tạo, nâng cấp tuyến đường sắt Hà Nội-Thành phố Hồ Chí Minh...; giải quyết nhanh thủ tục đầu tư các dự án FDI, ODA, các dự án đầu tư trong nước và việc thành lập các doanh nghiệp mới, thúc đẩy đầu tư xã hội, phấn đấu đạt mục tiêu một triệu doanh nghiệp trong năm 2020, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp.
Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, không để công việc trì trệ
Nghị quyết nêu rõ, các cấp, các ngành, các cơ quan hành chính nhà nước từ Trung ương đến địa phương tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, tập trung cao độ thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, không để công việc trì trệ; thực hiện nghiêm Công điện số 122a/CĐ-TTg ngày 30/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về đôn đốc thực hiện nhiệm vụ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Canh Tý năm 2020.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục theo dõi sát diễn biến, điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, thận trọng, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối; tiếp tục tập trung tín dụng cho các lĩnh vực ưu tiên, sản xuất, kinh doanh; chỉ đạo các tổ chức tín dụng thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ, cho vay mới để ổn định sản xuất kinh doanh, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân vay vốn bị thiệt hại do ảnh hưởng của dịch bệnh nCoV…
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương phân bổ, giao chi tiết kế hoạch vốn đầu tư công năm 2020; đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân nguồn vốn đầu tư công năm 2020 ngay từ đầu năm, nhất là các công trình hạ tầng bị thiệt hại do thiên tai, các dự án lớn, dự án quan trọng, chương trình mục tiêu quốc gia, dự án sử dụng nguồn vốn ODA và vay ưu đãi nước ngoài, bảo đảm thực hiện và giải ngân hết nguồn vốn còn lại của năm 2019 và nguồn vốn được giao năm 2020; đẩy mạnh triển khai việc đấu thầu qua mạng.
Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế và các địa phương có cửa khẩu tăng cường đàm phán với các đối tác, kịp thời xử lý khó khăn, vướng mắc trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, nhất là hàng nông sản, các nguyên liệu cho hoạt động sản xuất vật tư, thiết bị y tế phục vụ phòng, chống dịch; chủ động tìm kiếm thị trường mới, thúc đẩy tiêu thụ, chế biến trong nước các mặt hàng nông thủy sản, trái cây xuất khẩu giảm sút do tác động của dịch bệnh nCoV.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ động kiểm soát tốt dịch bệnh gia súc, gia cầm, đặc biệt dịch tả lợn Châu Phi, dịch cúm gia cầm. Chủ động phối hợp với Bộ Công Thương đẩy mạnh công tác xúc tiến, phát triển thị trường trọng điểm, tiềm năng và thị trường ngách. Chủ trì, phối hợp với các địa phương bị thiệt hại bởi thiên tai tổng hợp báo cáo, gửi Bộ Tài chính để hỗ trợ kinh phí cho người dân theo quy định.
Bộ Giáo dục và Đào tạo tích cực triển khai thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở giáo dục; tổ chức vệ sinh, tẩy trùng 100% trường lớp học; có kế hoạch học bù để đảm bảo chương trình đào tạo theo quy định.