Ngày 27/8/2019, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã ban hành Quyết định số 1640/QĐ-UBND công nhận nghề truyền thống trồng dâu, nuôi tằm thôn Đình Xây, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.
Nghề truyền thống trồng dâu, nuôi tằm xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái
1. Tên làng nghề: Nghề truyền thống trồng dâu, nuôi tằm thôn Đình Xây
2. Địa chỉ: Xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái
3. Quyết định công bố: Quyết định số 1640/QĐ-UBND ngày 27/8/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái
4. Đường đến làng nghề: Thôn Đình Xây có vị trí địa lý nằm trên đường đi từ trung tâm huyện Trấn Yên đến Ủy ban nhân dân xã Báo Đáp, phía đông tiếp giáp thôn Tân Long, phía tây tiếp giáp thôn Đồng Ghềnh, phía Nam tiếp giáp với sông Hồng, phía Bắc giáp với thôn Đồng Trạng và Đồng Sâm.
5. Quá trình hình thành và phát triển
Báo Đáp là xã vùng thấp của huyện Trấn Yên. Diện tích tự nhiên 1.433 ha, trong đó có 1.197,86 ha đất nông nghiệp (Đất trồng lúa có 207,62 ha, đất mầu soi bãi và đất vườn tạp 298,61 ha. Trong đó, có khoảng hơn 200 ha đất có thể trồng và cho cây dâu tằm phát triển tốt), đất phi nông nghiệp 32,74 ha, đất chuyên dụng 186,19 ha.
Xã Báo Đáp hiện có hơn 185,9 ha dâu với gần 350 hộ trồng dâu nuôi tằm, tập trung chủ yếu ở các thôn: Đồng Sâm, Đồng Trạng, Đình Xây, Đồng Bưởi... Đến nay, trên địa bàn xã đã có một làng nghề trồng dâu nuôi tằm ở thôn Đình Xây. Năng suất lá dâu đạt trung bình đạt 30 - 32 tấn lá/ha/năm, số diện tích dâu được đầu tư thâm canh tốt năng suất đạt mức 32- 33 tấn/ha/năm.
Trên địa bàn đã thành lập 19 tổ hợp tác gồm 211 hộ. Các tổ hợp tác đã bầu ra ban điều hành của tổ hợp tác để điều hành các hoạt động của tổ. Tổ trưởng tổ hợp tác là người đại diện cho các thành viên trong tổ ký hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với công ty Cổ phần Dâu tằm tơ Miền Bắc.
Thôn Đình Xây có vị trí địa lý nằm trên đường đi từ trung tâm huyện đến Uỷ ban nhân dân xã phía đông tiếp giáp thôn Tân Long, phía tây tiếp giáp thôn Đồng Ghềnh, phía Nam tiếp giáp với sông Hồng, phía Bắc giáp với thôn Đồng Trạng và Đồng Sâm. Tổng số hộ dân trong thôn 119 hộ, 460 nhân khẩu có tổng diện tích đất tự nhiên 94,4 ha, trong đó, đất trồng lúa và màu 15 ha, đất trồng cây lâu năm 58,4 ha, đất trồng rừng sản xuất 9 ha, đất nuôi trồng thuỷ sản 2 ha, đất phi nông nghiệp 10 ha.
Diện tích cây dâu hiện có trên địa bàn thôn là 25 ha, Cây dâu nơi đây được nhân dân trồng từ năm 2008 đến nay, về thổ nhưỡng nơi đây rất phù hợp cho cây dâu sinh trưởng và phát triển, cho năng xuất và chất lượng tốt. Trong những năm gần đây được sự quan tâm của Nhà nước, cùng với sự chỉ đạo của Đảng ủy, chính quyền địa phương đã vận động, tuyên truyền nhân dân chuyển đổi đất ruộng kém hiệu quả sang trồng bằng giống dâu mới có năng suất, chất lượng lá dâu tốt (Giống Sa nhị luân và giống GQ2).
Nhân dân đã chuyển đổi phương thức nuôi tằm từ nong, né sang nuôi trên nền nhà, chuyển đổi từ né tre thủ công sang né ô vuông, xây dựng các nhà nuôi tằm đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật để thuận tiện cho việc nuôi tằm. Đến nay, nghề trồng dâu, nuôi tằm đã tạo được công ăn việc làm tại chỗ cho các lao động trong thôn và hiện nay trồng dâu nuôi tằm là một trong nguồn thu nhập chính của các hộ gia đình trồng dâu, nuôi tằm trong thôn.
Trên địa bàn thôn đã thành lập 02 Tổ hợp tác trồng dâu, nuôi tằm với 30 thành viên liên kết với Công ty Cổ phần dâu tằm tơ Miền Bắc để bao tiêu sản phẩm kén tằm cho các hộ nông dân.
Trong hai năm 2022 và năm 2023 doanh thu đạt được từ trồng dâu, nuôi tằm của thôn Đình Xây đạt trên 15 tỷ đồng, trong đó năm 2023 đạt 7,2 tỷ đồng, năm 2023 đạt 7,8 tỷ đồng.
Vốn bình quân mỗi hộ từ 60 - 150 triệu đồng, bao gồm xây nhà nuôi tằm, mua né ô vuông. Một nhà nuôi tằm giá trị khoảng 70 đến 150 triệu đồng các hộ dân tận dụng các vật liệu sẵn có ở địa phương để xây dựng giảm giá thành. Bộ né ô vuông trị giá khoảng 6,8 triệu đồng, bên cạnh đó tằm con, thuốc ... các hộ chưa phải bỏ tiền trước, khi thu hoạch trừ vào sản phẩm kén.
Lao động bình quân mỗi hộ có từ 1- 3 lao động chính, một số hộ có thêm các em nhỏ và người cao tuổi phụ giúp, số lao động bình quân khoảng 2 lao động.
6. Phương hướng xây dựng, duy trì và phát triển ngành nghề trong những năm tiếp theo
Nhân dân trong thôn coi việc trồng dâu, nuôi tằm là một trong những công việc mang lại nguồn thu nhập chính của kinh tế hộ gia đình. Do vậy các hộ duy trì diện tích dâu đã có và vẫn có kế hoạch trồng mới để mở rộng vùng nguyên liệu. Đầu tư thâm canh chăm sóc diện tích dâu hiện có và duy trì bền vững vùng nguyên liệu.
(Bài viết có sử dụng tài liệu do Chi cục Phát triển Nông thôn và UBND xã Báo Đáp huyện Trấn Yên cung cấp)
233 lượt xem
Ban Biên tập
Ngày 27/8/2019, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã ban hành Quyết định số 1640/QĐ-UBND công nhận nghề truyền thống trồng dâu, nuôi tằm thôn Đình Xây, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. 1. Tên làng nghề: Nghề truyền thống trồng dâu, nuôi tằm thôn Đình Xây
2. Địa chỉ: Xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái
3. Quyết định công bố: Quyết định số 1640/QĐ-UBND ngày 27/8/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái
4. Đường đến làng nghề: Thôn Đình Xây có vị trí địa lý nằm trên đường đi từ trung tâm huyện Trấn Yên đến Ủy ban nhân dân xã Báo Đáp, phía đông tiếp giáp thôn Tân Long, phía tây tiếp giáp thôn Đồng Ghềnh, phía Nam tiếp giáp với sông Hồng, phía Bắc giáp với thôn Đồng Trạng và Đồng Sâm.
5. Quá trình hình thành và phát triển
Báo Đáp là xã vùng thấp của huyện Trấn Yên. Diện tích tự nhiên 1.433 ha, trong đó có 1.197,86 ha đất nông nghiệp (Đất trồng lúa có 207,62 ha, đất mầu soi bãi và đất vườn tạp 298,61 ha. Trong đó, có khoảng hơn 200 ha đất có thể trồng và cho cây dâu tằm phát triển tốt), đất phi nông nghiệp 32,74 ha, đất chuyên dụng 186,19 ha.
Xã Báo Đáp hiện có hơn 185,9 ha dâu với gần 350 hộ trồng dâu nuôi tằm, tập trung chủ yếu ở các thôn: Đồng Sâm, Đồng Trạng, Đình Xây, Đồng Bưởi... Đến nay, trên địa bàn xã đã có một làng nghề trồng dâu nuôi tằm ở thôn Đình Xây. Năng suất lá dâu đạt trung bình đạt 30 - 32 tấn lá/ha/năm, số diện tích dâu được đầu tư thâm canh tốt năng suất đạt mức 32- 33 tấn/ha/năm.
Trên địa bàn đã thành lập 19 tổ hợp tác gồm 211 hộ. Các tổ hợp tác đã bầu ra ban điều hành của tổ hợp tác để điều hành các hoạt động của tổ. Tổ trưởng tổ hợp tác là người đại diện cho các thành viên trong tổ ký hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với công ty Cổ phần Dâu tằm tơ Miền Bắc.
Thôn Đình Xây có vị trí địa lý nằm trên đường đi từ trung tâm huyện đến Uỷ ban nhân dân xã phía đông tiếp giáp thôn Tân Long, phía tây tiếp giáp thôn Đồng Ghềnh, phía Nam tiếp giáp với sông Hồng, phía Bắc giáp với thôn Đồng Trạng và Đồng Sâm. Tổng số hộ dân trong thôn 119 hộ, 460 nhân khẩu có tổng diện tích đất tự nhiên 94,4 ha, trong đó, đất trồng lúa và màu 15 ha, đất trồng cây lâu năm 58,4 ha, đất trồng rừng sản xuất 9 ha, đất nuôi trồng thuỷ sản 2 ha, đất phi nông nghiệp 10 ha.
Diện tích cây dâu hiện có trên địa bàn thôn là 25 ha, Cây dâu nơi đây được nhân dân trồng từ năm 2008 đến nay, về thổ nhưỡng nơi đây rất phù hợp cho cây dâu sinh trưởng và phát triển, cho năng xuất và chất lượng tốt. Trong những năm gần đây được sự quan tâm của Nhà nước, cùng với sự chỉ đạo của Đảng ủy, chính quyền địa phương đã vận động, tuyên truyền nhân dân chuyển đổi đất ruộng kém hiệu quả sang trồng bằng giống dâu mới có năng suất, chất lượng lá dâu tốt (Giống Sa nhị luân và giống GQ2).
Nhân dân đã chuyển đổi phương thức nuôi tằm từ nong, né sang nuôi trên nền nhà, chuyển đổi từ né tre thủ công sang né ô vuông, xây dựng các nhà nuôi tằm đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật để thuận tiện cho việc nuôi tằm. Đến nay, nghề trồng dâu, nuôi tằm đã tạo được công ăn việc làm tại chỗ cho các lao động trong thôn và hiện nay trồng dâu nuôi tằm là một trong nguồn thu nhập chính của các hộ gia đình trồng dâu, nuôi tằm trong thôn.
Trên địa bàn thôn đã thành lập 02 Tổ hợp tác trồng dâu, nuôi tằm với 30 thành viên liên kết với Công ty Cổ phần dâu tằm tơ Miền Bắc để bao tiêu sản phẩm kén tằm cho các hộ nông dân.
Trong hai năm 2022 và năm 2023 doanh thu đạt được từ trồng dâu, nuôi tằm của thôn Đình Xây đạt trên 15 tỷ đồng, trong đó năm 2023 đạt 7,2 tỷ đồng, năm 2023 đạt 7,8 tỷ đồng.
Vốn bình quân mỗi hộ từ 60 - 150 triệu đồng, bao gồm xây nhà nuôi tằm, mua né ô vuông. Một nhà nuôi tằm giá trị khoảng 70 đến 150 triệu đồng các hộ dân tận dụng các vật liệu sẵn có ở địa phương để xây dựng giảm giá thành. Bộ né ô vuông trị giá khoảng 6,8 triệu đồng, bên cạnh đó tằm con, thuốc ... các hộ chưa phải bỏ tiền trước, khi thu hoạch trừ vào sản phẩm kén.
Lao động bình quân mỗi hộ có từ 1- 3 lao động chính, một số hộ có thêm các em nhỏ và người cao tuổi phụ giúp, số lao động bình quân khoảng 2 lao động.
6. Phương hướng xây dựng, duy trì và phát triển ngành nghề trong những năm tiếp theo
Nhân dân trong thôn coi việc trồng dâu, nuôi tằm là một trong những công việc mang lại nguồn thu nhập chính của kinh tế hộ gia đình. Do vậy các hộ duy trì diện tích dâu đã có và vẫn có kế hoạch trồng mới để mở rộng vùng nguyên liệu. Đầu tư thâm canh chăm sóc diện tích dâu hiện có và duy trì bền vững vùng nguyên liệu.
(Bài viết có sử dụng tài liệu do Chi cục Phát triển Nông thôn và UBND xã Báo Đáp huyện Trấn Yên cung cấp)