CTTĐT - UBND tỉnh ban hành Kế hoạch phòng, chống dịch, bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh Yên Bái năm 2020 nhằm chủ động phòng ngừa, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là các bệnh dịch mùa Đông - Xuân; khống chế kịp thời các tình huống dịch bệnh, không để dịch lớn xảy ra trên địa bàn, góp phần chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Mục tiêu phấn đấu 100% các huyện, thị xã, thành phố thực hiện có hiệu quả các biện pháp dự phòng chủ động tại cộng đồng, lấy đơn vị trạm y tế xã, phường, thị trấn làm đầu mối cho các hoạt động giám sát, phát hiện và tổ chức phòng, chống dịch ngay từ khi phát hiện ca bệnh đầu tiên. Tăng cường năng lực hệ thống giám sát, đáp ứng công tác phòng, chống dịch của 9/9 huyện, thị xã, thành phố để phát hiện sớm, xử lý kịp thời đối với các tình huống dịch bệnh. Huy động sự tham gia tích cực của tất cả các sở, ban, ngành, đoàn thể và các tổ chức xã hội trong công tác phòng, chống dịch. 100% cán bộ làm công tác giám sát, phòng, chống dịch được bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn và đủ năng lực ứng dụng các phần mềm tin học chuyên ngành vào công tác giám sát, phòng chống dịch tại cơ sở. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền để nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi của người dân trong phòng bệnh, phát hiện bệnh dịch và phối hợp xử lý khi có dịch xảy ra. Tăng cường năng lực cho 9/9 phòng xét nghiệm tuyến huyện trong khâu thu thập, bảo quản, vận chuyển bệnh phẩm. Lấy phòng xét nghiệm của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh làm nòng cốt để phát triển, ứng dụng các kỹ thuật xét nghiệm chẩn đoán tác nhân gây bệnh. Đảm bảo cung ứng đủ thuốc, vật tư, hóa chất, trang thiết bị phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh ở các tuyến.
Để đạt được mục tiêu trên cần tăng cường trách nhiệm của chính quyền các cấp trong công tác chỉ đạo phòng, chống dịch, công tác nắm tình hình và chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch trong trường hợp có dịch xuất hiện trên địa bàn. Củng cố, kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống các dịch bệnh nguy hiểm ở người từ cấp tỉnh đến cơ sở; tăng cường tổ chức kiểm tra, đôn đốc hoạt động của các Ban Chỉ đạo cấp cơ sở; duy trì chế độ giao ban phù hợp với tình hình dịch từng giai đoạn.
Sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên của ngành y tế và các ngành liên quan (trong hoạt động giám sát, thống kê, báo cáo); kinh phí của các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án (tiêm chủng mở rộng, phòng chống sốt xuất huyết, phòng, chống bệnh dại; các dự án tài trợ...); đảm bảo nguồn lực của tỉnh cho công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm theo quy định (các hoạt động hỗ trợ phòng, chống dịch thường xuyên và các hoạt động đột xuất khi có dịch xảy ra) theo quy định.
Sử dụng nguồn nhân lực tại chỗ và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh nhằm đáp ứng yêu cầu đề ra và thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách cho cán bộ tham gia phòng, chống dịch theo quy định. Thu hút nguồn lực đầu tư của các chương trình, dự án cho xây dựng cơ sở vật chất và cung cấp trang thiết bị, đặc biệt là cho các Trung tâm y tế tuyến huyện phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh.
Tổ chức các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật, như: Hoạt động giảm mắc; Hoạt động giảm tử vong. Triển khai có hiệu quả công tác tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh. Xây dựng các phóng sự, tin, bài, các thông điệp truyền thông - giáo dục sức khỏe hướng tới từng nhóm đối tượng cụ thể; tăng cường các hoạt động truyền thông trực tiếp tại cơ sở như truyền thông nhóm, lồng ghép và các buổi họp thôn, bản… truyền thông gián tiếp qua hệ thống loa truyền thanh của các xã, phường, thị trấn. Tập trung truyền thông tại những nơi có nguy cơ cao, tập trung đông người như trường học, công trường, khu công nghiệp, cụm công nghiệp.
Tăng cường, khuyến khích việc xây dựng, triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học về kiến thức, hành vi trong phòng, chống một số bệnh truyền nhiễm của người dân trên địa bàn tỉnh; nghiên cứu về đặc điểm tác nhân gây bệnh tại tỉnh Yên Bái để đề xuất các biện pháp phòng, chống dịch bệnh thích hợp. Phối hợp, tham gia nghiên cứu các đề tài khoa học về phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm của Bộ Y tế, các viện chuyên ngành trung ương khi có điều kiện.
Tăng cường các hoạt động phối hợp liên ngành trong công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là giữa các ngành y tế với ngành Giáo dục và Đào tạo trong công tác phòng chống dịch bệnh trong trường học; ngành y tế với ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong công tác giám sát, xử lý ổ dịch cúm gia cầm, bệnh dại, liên cầu lợn và các bệnh dịch từ súc vật lây sang người... Huy động sự tham gia tích cực của các đoàn thể (Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội chữ thập đỏ, Đoàn thanh niên) tham gia công tác phòng, chống dịch.
1012 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - UBND tỉnh ban hành Kế hoạch phòng, chống dịch, bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh Yên Bái năm 2020 nhằm chủ động phòng ngừa, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là các bệnh dịch mùa Đông - Xuân; khống chế kịp thời các tình huống dịch bệnh, không để dịch lớn xảy ra trên địa bàn, góp phần chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Mục tiêu phấn đấu 100% các huyện, thị xã, thành phố thực hiện có hiệu quả các biện pháp dự phòng chủ động tại cộng đồng, lấy đơn vị trạm y tế xã, phường, thị trấn làm đầu mối cho các hoạt động giám sát, phát hiện và tổ chức phòng, chống dịch ngay từ khi phát hiện ca bệnh đầu tiên. Tăng cường năng lực hệ thống giám sát, đáp ứng công tác phòng, chống dịch của 9/9 huyện, thị xã, thành phố để phát hiện sớm, xử lý kịp thời đối với các tình huống dịch bệnh. Huy động sự tham gia tích cực của tất cả các sở, ban, ngành, đoàn thể và các tổ chức xã hội trong công tác phòng, chống dịch. 100% cán bộ làm công tác giám sát, phòng, chống dịch được bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn và đủ năng lực ứng dụng các phần mềm tin học chuyên ngành vào công tác giám sát, phòng chống dịch tại cơ sở. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền để nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi của người dân trong phòng bệnh, phát hiện bệnh dịch và phối hợp xử lý khi có dịch xảy ra. Tăng cường năng lực cho 9/9 phòng xét nghiệm tuyến huyện trong khâu thu thập, bảo quản, vận chuyển bệnh phẩm. Lấy phòng xét nghiệm của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh làm nòng cốt để phát triển, ứng dụng các kỹ thuật xét nghiệm chẩn đoán tác nhân gây bệnh. Đảm bảo cung ứng đủ thuốc, vật tư, hóa chất, trang thiết bị phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh ở các tuyến.
Để đạt được mục tiêu trên cần tăng cường trách nhiệm của chính quyền các cấp trong công tác chỉ đạo phòng, chống dịch, công tác nắm tình hình và chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch trong trường hợp có dịch xuất hiện trên địa bàn. Củng cố, kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống các dịch bệnh nguy hiểm ở người từ cấp tỉnh đến cơ sở; tăng cường tổ chức kiểm tra, đôn đốc hoạt động của các Ban Chỉ đạo cấp cơ sở; duy trì chế độ giao ban phù hợp với tình hình dịch từng giai đoạn.
Sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên của ngành y tế và các ngành liên quan (trong hoạt động giám sát, thống kê, báo cáo); kinh phí của các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án (tiêm chủng mở rộng, phòng chống sốt xuất huyết, phòng, chống bệnh dại; các dự án tài trợ...); đảm bảo nguồn lực của tỉnh cho công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm theo quy định (các hoạt động hỗ trợ phòng, chống dịch thường xuyên và các hoạt động đột xuất khi có dịch xảy ra) theo quy định.
Sử dụng nguồn nhân lực tại chỗ và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh nhằm đáp ứng yêu cầu đề ra và thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách cho cán bộ tham gia phòng, chống dịch theo quy định. Thu hút nguồn lực đầu tư của các chương trình, dự án cho xây dựng cơ sở vật chất và cung cấp trang thiết bị, đặc biệt là cho các Trung tâm y tế tuyến huyện phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh.
Tổ chức các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật, như: Hoạt động giảm mắc; Hoạt động giảm tử vong. Triển khai có hiệu quả công tác tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh. Xây dựng các phóng sự, tin, bài, các thông điệp truyền thông - giáo dục sức khỏe hướng tới từng nhóm đối tượng cụ thể; tăng cường các hoạt động truyền thông trực tiếp tại cơ sở như truyền thông nhóm, lồng ghép và các buổi họp thôn, bản… truyền thông gián tiếp qua hệ thống loa truyền thanh của các xã, phường, thị trấn. Tập trung truyền thông tại những nơi có nguy cơ cao, tập trung đông người như trường học, công trường, khu công nghiệp, cụm công nghiệp.
Tăng cường, khuyến khích việc xây dựng, triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học về kiến thức, hành vi trong phòng, chống một số bệnh truyền nhiễm của người dân trên địa bàn tỉnh; nghiên cứu về đặc điểm tác nhân gây bệnh tại tỉnh Yên Bái để đề xuất các biện pháp phòng, chống dịch bệnh thích hợp. Phối hợp, tham gia nghiên cứu các đề tài khoa học về phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm của Bộ Y tế, các viện chuyên ngành trung ương khi có điều kiện.
Tăng cường các hoạt động phối hợp liên ngành trong công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là giữa các ngành y tế với ngành Giáo dục và Đào tạo trong công tác phòng chống dịch bệnh trong trường học; ngành y tế với ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong công tác giám sát, xử lý ổ dịch cúm gia cầm, bệnh dại, liên cầu lợn và các bệnh dịch từ súc vật lây sang người... Huy động sự tham gia tích cực của các đoàn thể (Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội chữ thập đỏ, Đoàn thanh niên) tham gia công tác phòng, chống dịch.