Sau 2 năm thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, huyện Văn Yên đạt nhiều kết quả tích cực theo mục tiêu đề ra.
Huyện Văn Yên đã xây dựng vùng sản xuất ngô đồi hàng hóa tập trung diện tích 6.000 ha/năm.
Nổi bật trong bức tranh tái cơ cấu là huyện Văn Yên đã hình thành các vùng chuyên canh tập trung quy mô lớn, nhiều mô hình liên kết sản xuất sản phẩm nông nghiệp an toàn được hình thành thông qua hợp tác xã, tổ hợp tác.
Huyện Văn Yên có điều kiện đất đai, khí hậu, trình độ thâm canh và các yếu tố hạ tầng thiết yếu rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Qua 2 năm triển khai Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, huyện đã xác định lĩnh vực, sản phẩm trọng tâm, đáp ứng đúng yêu cầu, sự cần thiết của việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp và được nông dân ủng hộ thực hiện.
Trong sản xuất lương thực thì sản xuất lúa gạo vẫn là trung tâm và diện tích lúa luôn ổn định khoảng hơn 6.000ha; trong đó, huyện đã quy hoạch được vùng chuyên canh sản xuất lúa hàng hóa với diện tích trên 1.000ha tập trung ở vùng Đại - Phú - An, Đông Cuông. Đặc biệt, huyện đã triển khai Đề án cánh đồng 1 giống tại xã An Thịnh với giống Chiêm hương. Đề án đã thu hút 859 hộ tham gia với diện tích 100ha.
Qua thực hiện, năng suất bình quân lúa thuần Chiêm hương đạt trên 05 tấn/ha; trung bình hiệu quả kinh tế đạt 13,8 triệu đồng/ha, lợi nhuận tăng thêm khoảng 500.000 đồng/sào sau khi trừ chi phí sản xuất, công lao động. Chăn nuôi đạt được nhiều kết quả và khẳng định vai trò, vị trí quan trọng trong cơ cấu ngành nông nghiệp.
Tổng đàn gia súc chính đạt 111.795 con, tổng sản lượng thịt hơi các loại 8.508 tấn. Chăn nuôi trang trại theo hình thức công nghiệp và bán công nghiệp ngày càng mở rộng. Trong 2 năm, huyện Văn Yên đã xây dựng thêm 150 cơ sở theo hướng trang trại, gia trại mới; trong đó, cơ sở chăn nuôi trâu, bò 39 cơ sở; chăn nuôi lợn thịt 8 cơ sở; chăn nuôi lợn nái 54 cơ sở; chăn nuôi lợn kết hợp 36 cơ sở; chăn nuôi gia cầm 13 cơ sở.
Với chủ trương khai thác triệt để đất đai, tiểu vùng khí hậu và thương hiệu đã có, để đẩy mạnh phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với thị trường, huyện đã hình thành các vùng chuyên canh tập trung cho giá trị kinh tế cao như vùng lúa đặc sản 1.500 ha; vùng ngô 6.000 ha/năm, trong đó có 1.000 ha ngô đông trên đất 2 vụ lúa; vùng trồng sắn trên 5.000ha cung cấp nguyên liệu cho chế biến tinh bột sắn; vùng trồng quế tập trung trên 40.000ha cung cấp sản phẩm chủ lực cho xuất khẩu.
Điểm nhấn trong triển khai tái cơ cấu là việc áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp được đẩy mạnh; từng bước hình thành phương thức sản xuất theo chuỗi, có sự liên kết giữa các hộ sản xuất, tổ hợp tác, hợp tác xã; một số sản phẩm nông nghiệp của huyện đã xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu như gạo Chiêm hương Đại - Phú - An, vùng sản xuất rau an toàn, vùng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm quế huyện Văn Yên.
Đặc biệt, đã xuất hiện nhiều mô hình liên kết sản xuất sản phẩm nông nghiệp an toàn đã và đang hoạt động có hiệu quả như Hợp tác xã Q&C xã Đại Phác, Hợp tác xã Phú Đạt xã Yên Phú, Hợp tác xã Trung Thành xã Yên Hợp chuyên sản xuất sản phẩm rau, củ, quả an toàn; mô hình nuôi lợn gia công tại các xã Yên Hưng, Đông An với quy mô từ 2.000 - 3.000 con lợn thịt/lứa; các mô hình chăn nuôi trâu, bò với quy mô 10 - 30 con/hộ; mô hình chăn gia cầm 1.000 con/lứa; xuất hiện nhiều hợp tác xã, doanh nghiệp chuyên chế biến các sản phẩm quế sạch, quế hữu cơ như: Hợp tác xã Quế Sơn, Công ty Viximex, Công ty Sơn Hà.
Bên cạnh kết quả đạt được, quá trình thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở Văn Yên còn nhiều hạn chế, khó khăn. Trong đó, phải kể đến, quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ; áp dụng các tiến bộ mới vào sản xuất còn nhiều hạn chế; chưa phát huy được hết tiềm năng, năng suất cây trồng, vật nuôi. Liên kết, chia sẻ lợi ích giữa doanh nghiệp và người sản xuất chưa hài hòa, chưa gắn kết được lợi ích, trách nhiệm của các bên; năng lực của một số doanh nghiệp, hợp tác xã còn hạn chế; nông dân sản xuất nhưng thiếu thông tin về thị trường, hạn chế trong khâu bảo quản, vận chuyển.
Để giải quyết những tồn tại trên, trong thời gian tới huyện Văn Yên sẽ tập trung hướng dẫn các doanh nghiệp, các hợp tác xã và nông dân sản xuất theo chuỗi giá trị, liên kết; lấy giá trị sản phẩm làm mục tiêu thay cho số lượng; hình thành một số mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi về trồng trọt, chăn nuôi và chế biến sâu. Huyện tăng cường phối hợp với các ngành của tỉnh để mời gọi, tạo điều kiện để các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp.
Tập trung chỉ đạo các ngành chuyên môn thực hiện chuyển giao, ứng dụng khoa học - công nghệ vào nông nghiệp; xây dựng các mô hình khép kín từ sản xuất, thu mua, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm với sự tham gia đầu tư, kết nối thị trường của các doanh nghiệp và tổ chức liên kết trong sản xuất của các hợp tác xã, tổ hợp tác, chủ trang trại, để kiểm soát tốt chất lượng, an toàn thực phẩm bảo đảm theo nhu cầu của thị trường; thu hút mạnh mẽ sự đầu tư của các doanh nghiệp vào nông nghiệp, nông thôn.
Bên cạnh đó, huyện tập trung triển khai thực hiện hoàn thành việc quy hoạch vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để làm cơ sở cho các xã triển khai thực hiện; đồng thời mời gọi các doanh nghiệp tham gia xây dựng các dự án sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn huyện Văn Yên.
823 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Sau 2 năm thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, huyện Văn Yên đạt nhiều kết quả tích cực theo mục tiêu đề ra. Nổi bật trong bức tranh tái cơ cấu là huyện Văn Yên đã hình thành các vùng chuyên canh tập trung quy mô lớn, nhiều mô hình liên kết sản xuất sản phẩm nông nghiệp an toàn được hình thành thông qua hợp tác xã, tổ hợp tác.
Huyện Văn Yên có điều kiện đất đai, khí hậu, trình độ thâm canh và các yếu tố hạ tầng thiết yếu rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Qua 2 năm triển khai Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, huyện đã xác định lĩnh vực, sản phẩm trọng tâm, đáp ứng đúng yêu cầu, sự cần thiết của việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp và được nông dân ủng hộ thực hiện.
Trong sản xuất lương thực thì sản xuất lúa gạo vẫn là trung tâm và diện tích lúa luôn ổn định khoảng hơn 6.000ha; trong đó, huyện đã quy hoạch được vùng chuyên canh sản xuất lúa hàng hóa với diện tích trên 1.000ha tập trung ở vùng Đại - Phú - An, Đông Cuông. Đặc biệt, huyện đã triển khai Đề án cánh đồng 1 giống tại xã An Thịnh với giống Chiêm hương. Đề án đã thu hút 859 hộ tham gia với diện tích 100ha.
Qua thực hiện, năng suất bình quân lúa thuần Chiêm hương đạt trên 05 tấn/ha; trung bình hiệu quả kinh tế đạt 13,8 triệu đồng/ha, lợi nhuận tăng thêm khoảng 500.000 đồng/sào sau khi trừ chi phí sản xuất, công lao động. Chăn nuôi đạt được nhiều kết quả và khẳng định vai trò, vị trí quan trọng trong cơ cấu ngành nông nghiệp.
Tổng đàn gia súc chính đạt 111.795 con, tổng sản lượng thịt hơi các loại 8.508 tấn. Chăn nuôi trang trại theo hình thức công nghiệp và bán công nghiệp ngày càng mở rộng. Trong 2 năm, huyện Văn Yên đã xây dựng thêm 150 cơ sở theo hướng trang trại, gia trại mới; trong đó, cơ sở chăn nuôi trâu, bò 39 cơ sở; chăn nuôi lợn thịt 8 cơ sở; chăn nuôi lợn nái 54 cơ sở; chăn nuôi lợn kết hợp 36 cơ sở; chăn nuôi gia cầm 13 cơ sở.
Với chủ trương khai thác triệt để đất đai, tiểu vùng khí hậu và thương hiệu đã có, để đẩy mạnh phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với thị trường, huyện đã hình thành các vùng chuyên canh tập trung cho giá trị kinh tế cao như vùng lúa đặc sản 1.500 ha; vùng ngô 6.000 ha/năm, trong đó có 1.000 ha ngô đông trên đất 2 vụ lúa; vùng trồng sắn trên 5.000ha cung cấp nguyên liệu cho chế biến tinh bột sắn; vùng trồng quế tập trung trên 40.000ha cung cấp sản phẩm chủ lực cho xuất khẩu.
Điểm nhấn trong triển khai tái cơ cấu là việc áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp được đẩy mạnh; từng bước hình thành phương thức sản xuất theo chuỗi, có sự liên kết giữa các hộ sản xuất, tổ hợp tác, hợp tác xã; một số sản phẩm nông nghiệp của huyện đã xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu như gạo Chiêm hương Đại - Phú - An, vùng sản xuất rau an toàn, vùng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm quế huyện Văn Yên.
Đặc biệt, đã xuất hiện nhiều mô hình liên kết sản xuất sản phẩm nông nghiệp an toàn đã và đang hoạt động có hiệu quả như Hợp tác xã Q&C xã Đại Phác, Hợp tác xã Phú Đạt xã Yên Phú, Hợp tác xã Trung Thành xã Yên Hợp chuyên sản xuất sản phẩm rau, củ, quả an toàn; mô hình nuôi lợn gia công tại các xã Yên Hưng, Đông An với quy mô từ 2.000 - 3.000 con lợn thịt/lứa; các mô hình chăn nuôi trâu, bò với quy mô 10 - 30 con/hộ; mô hình chăn gia cầm 1.000 con/lứa; xuất hiện nhiều hợp tác xã, doanh nghiệp chuyên chế biến các sản phẩm quế sạch, quế hữu cơ như: Hợp tác xã Quế Sơn, Công ty Viximex, Công ty Sơn Hà.
Bên cạnh kết quả đạt được, quá trình thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở Văn Yên còn nhiều hạn chế, khó khăn. Trong đó, phải kể đến, quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ; áp dụng các tiến bộ mới vào sản xuất còn nhiều hạn chế; chưa phát huy được hết tiềm năng, năng suất cây trồng, vật nuôi. Liên kết, chia sẻ lợi ích giữa doanh nghiệp và người sản xuất chưa hài hòa, chưa gắn kết được lợi ích, trách nhiệm của các bên; năng lực của một số doanh nghiệp, hợp tác xã còn hạn chế; nông dân sản xuất nhưng thiếu thông tin về thị trường, hạn chế trong khâu bảo quản, vận chuyển.
Để giải quyết những tồn tại trên, trong thời gian tới huyện Văn Yên sẽ tập trung hướng dẫn các doanh nghiệp, các hợp tác xã và nông dân sản xuất theo chuỗi giá trị, liên kết; lấy giá trị sản phẩm làm mục tiêu thay cho số lượng; hình thành một số mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi về trồng trọt, chăn nuôi và chế biến sâu. Huyện tăng cường phối hợp với các ngành của tỉnh để mời gọi, tạo điều kiện để các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp.
Tập trung chỉ đạo các ngành chuyên môn thực hiện chuyển giao, ứng dụng khoa học - công nghệ vào nông nghiệp; xây dựng các mô hình khép kín từ sản xuất, thu mua, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm với sự tham gia đầu tư, kết nối thị trường của các doanh nghiệp và tổ chức liên kết trong sản xuất của các hợp tác xã, tổ hợp tác, chủ trang trại, để kiểm soát tốt chất lượng, an toàn thực phẩm bảo đảm theo nhu cầu của thị trường; thu hút mạnh mẽ sự đầu tư của các doanh nghiệp vào nông nghiệp, nông thôn.
Bên cạnh đó, huyện tập trung triển khai thực hiện hoàn thành việc quy hoạch vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để làm cơ sở cho các xã triển khai thực hiện; đồng thời mời gọi các doanh nghiệp tham gia xây dựng các dự án sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn huyện Văn Yên.