Kết quả công tác triển khai thực hiện các nhiệm vụ KH&CN năm 2017 của Sở KH&CN cho thấy, Sở ưu tiên dành 50% tổng kinh phí công tác nghiên cứu, triển khai các nhiệm vụ KH&CN của năm cho nghiên cứu, triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học trong lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp.
Nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất nông, lâm nghiệp góp phần tăng năng suất, chất lượng sản phẩm.
Đặc biệt, chú trọng hỗ trợ triển khai thực hiện các dự án áp dụng thành tựu KH&CN vào sản xuất. Đó cũng là sự bám sát định hướng của tỉnh xác định sản xuất nông, lâm nghiệp giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế, phát triển nông - lâm - ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến, phát triển toàn diện kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng để ổn định tình hình kinh tế - xã hội.
Chỉ riêng trong năm 2017, trong tổng số 61 đề tài, dự án (ĐTDA) KH&CN được thực hiện thì có tới 32 ĐTDA thuộc lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp; trong đó: 27 ĐTDA chuyển tiếp từ năm 2015, 2016 với tổng kinh phí sự nghiệp khoa học 3.888 triệu đồng, 5 ĐTDA thực hiện mới năm 2017 với tổng kinh phí là 2.085 triệu đồng.
Dự án "Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng chuỗi giá trị sản xuất rau an toàn tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái”, đề tài "Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật và trồng thử nghiệm giống dâu thu hoạch quả tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái”; dự án "Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhân giống sơn tra (táo mèo) bằng phương pháp ghép cành tại huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái”, dự án "Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trồng thử nghiệm cây măng tây xanh tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái”... là những đề tài, dự án thuộc lĩnh vực trồng trọt – lâm nghiệp bước đầu đã phát huy hiệu quả.
Đối với các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực này đã chú trọng áp dụng đưa tiến bộ KH&CN nhằm tăng năng suất, chất lượng, giảm giá thành và thích ứng với biến đổi khí hậu; tập trung nghiên cứu chuyển giao các biện pháp thâm canh bền vững, thực hiện tốt các quy định về môi trường trong sử dụng phân bón, hóa chất và xử lý chất thải nông nghiệp; áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước và phát triển công nghiệp chế biến, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm.
Các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực chăn nuôi - thủy sản đã tập trung vào chuyển giao, hỗ trợ chăn nuôi nông hộ theo hình thức bán công nghiệp, áp dụng kỹ thuật và công nghệ phù hợp để vừa tạo cơ hội sinh kế cho hộ nông dân vừa hạn chế dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của ngành chăn nuôi; khuyến khích nuôi công nghiệp, áp dụng công nghệ cao, quy trình thực hành nuôi tốt (GAP) phù hợp quy chuẩn quốc tế.
Qua đó, nhiều nhiệm vụ nổi bật, bước đầu phát huy hiệu quả như: dự án "Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi bò thịt cao sản F1 BBB, theo hình thức chăn nuôi công nghiệp trong nông hộ tại huyện Yên Bình, Văn Yên và Văn Chấn, tỉnh Yên Bái”, dự án "Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sản xuất giống cá chạch sông Mastacembelus armatus (Lacépêde, 1800) bằng phương pháp sinh sản nhân tạo tại Trại giống Thủy sản Yên Bình, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái”...
Theo đánh giá tại báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ "Điều tra, đánh giá việc ứng dụng, nhân rộng kết quả các nhiệm vụ KH&CN thuộc lĩnh vực nông, lâm nghiệp đã kết thúc giai đoạn 2014-2016 trên địa bàn tỉnh Yên Bái” cho thấy, các nhiệm vụ KH&CN đã có tác động rõ rệt đến đời sống kinh tế - xã hội của người dân tham gia thực hiện các nhiệm vụ khoa học. Cụ thể: tác động tới kỹ thuật là 97,5%, tác động đến kinh tế là 83,7%, tác động tới cách thức làm ăn là 67,4% và tác động đến nhận thức của người dân là 36,2%.
Đối với các đơn vị chủ trì thực hiện các nhiệm vụ khoa học đánh giá thì hiệu quả triển khai, nhân rộng các nhiệm vụ sau khi kết thúc đạt 73,8%.
Một số ĐTDA đạt kết quả khả quan và đang được nhân rộng như: "Chọn lọc, bảo tồn, phát triển giống lúa nếp Tú Lệ tại xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn”, "Sử dụng hệ thống tưới phun mưa cố định và áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng chè Bát Tiên trên địa bàn huyện Trấn Yên”.
"Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thâm canh tăng năng suất bưởi Đại Minh và kết hợp nuôi ong lấy mật theo hướng sản xuất bền vững”, "Nghiên cứu cải tạo đàn trâu bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo”, "Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật lai tạo bê lai giữa bò đực BBB và bò cái nền lai Zebu trên địa bàn tỉnh Yên Bái”.
"Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nuôi cá nheo trong lồng trên hồ Thác Bà”, "Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nuôi thâm canh cá chép lai V1 thương phẩm trong ao đất tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái”... "Một nền nông nghiệp phát triển luôn dựa trên một nền KH&CN tiên tiến và ngược lại nông nghiệp phát triển sẽ tạo điều kiện cho KH&CN phát triển”.
Xác định rõ vai trò của KH&CN với nông nghiệp, các nhiệm vụ KH&CN trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn tiếp tục được Sở KH&CN quan tâm, đầu tư trong giai đoạn tới.
Theo đó, tiếp tục nghiên cứu đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; tăng cường đầu tư thâm canh, đưa các giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng và năng suất cao và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.
Cùng đó là việc tuyển chọn, lai tạo giống gia súc, gia cầm, thủy sản nội địa có chất lượng để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm chăn nuôi; phát triển chăn nuôi đại gia súc theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp; ứng dụng công nghệ sinh học trong nhân tạo giống, đẩy mạnh phát triển lâm nghiệp.
Đồng thời đẩy mạnh việc áp dụng các biện pháp bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng kết hợp trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc với cơ cấu cây lâm nghiệp hợp lý, coi trọng các loại cây bản địa, các mô hình nông, lâm kết hợp.
1032 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Kết quả công tác triển khai thực hiện các nhiệm vụ KH&CN năm 2017 của Sở KH&CN cho thấy, Sở ưu tiên dành 50% tổng kinh phí công tác nghiên cứu, triển khai các nhiệm vụ KH&CN của năm cho nghiên cứu, triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học trong lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp.Đặc biệt, chú trọng hỗ trợ triển khai thực hiện các dự án áp dụng thành tựu KH&CN vào sản xuất. Đó cũng là sự bám sát định hướng của tỉnh xác định sản xuất nông, lâm nghiệp giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế, phát triển nông - lâm - ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến, phát triển toàn diện kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng để ổn định tình hình kinh tế - xã hội.
Chỉ riêng trong năm 2017, trong tổng số 61 đề tài, dự án (ĐTDA) KH&CN được thực hiện thì có tới 32 ĐTDA thuộc lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp; trong đó: 27 ĐTDA chuyển tiếp từ năm 2015, 2016 với tổng kinh phí sự nghiệp khoa học 3.888 triệu đồng, 5 ĐTDA thực hiện mới năm 2017 với tổng kinh phí là 2.085 triệu đồng.
Dự án "Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng chuỗi giá trị sản xuất rau an toàn tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái”, đề tài "Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật và trồng thử nghiệm giống dâu thu hoạch quả tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái”; dự án "Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhân giống sơn tra (táo mèo) bằng phương pháp ghép cành tại huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái”, dự án "Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trồng thử nghiệm cây măng tây xanh tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái”... là những đề tài, dự án thuộc lĩnh vực trồng trọt – lâm nghiệp bước đầu đã phát huy hiệu quả.
Đối với các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực này đã chú trọng áp dụng đưa tiến bộ KH&CN nhằm tăng năng suất, chất lượng, giảm giá thành và thích ứng với biến đổi khí hậu; tập trung nghiên cứu chuyển giao các biện pháp thâm canh bền vững, thực hiện tốt các quy định về môi trường trong sử dụng phân bón, hóa chất và xử lý chất thải nông nghiệp; áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước và phát triển công nghiệp chế biến, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm.
Các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực chăn nuôi - thủy sản đã tập trung vào chuyển giao, hỗ trợ chăn nuôi nông hộ theo hình thức bán công nghiệp, áp dụng kỹ thuật và công nghệ phù hợp để vừa tạo cơ hội sinh kế cho hộ nông dân vừa hạn chế dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của ngành chăn nuôi; khuyến khích nuôi công nghiệp, áp dụng công nghệ cao, quy trình thực hành nuôi tốt (GAP) phù hợp quy chuẩn quốc tế.
Qua đó, nhiều nhiệm vụ nổi bật, bước đầu phát huy hiệu quả như: dự án "Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi bò thịt cao sản F1 BBB, theo hình thức chăn nuôi công nghiệp trong nông hộ tại huyện Yên Bình, Văn Yên và Văn Chấn, tỉnh Yên Bái”, dự án "Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sản xuất giống cá chạch sông Mastacembelus armatus (Lacépêde, 1800) bằng phương pháp sinh sản nhân tạo tại Trại giống Thủy sản Yên Bình, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái”...
Theo đánh giá tại báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ "Điều tra, đánh giá việc ứng dụng, nhân rộng kết quả các nhiệm vụ KH&CN thuộc lĩnh vực nông, lâm nghiệp đã kết thúc giai đoạn 2014-2016 trên địa bàn tỉnh Yên Bái” cho thấy, các nhiệm vụ KH&CN đã có tác động rõ rệt đến đời sống kinh tế - xã hội của người dân tham gia thực hiện các nhiệm vụ khoa học. Cụ thể: tác động tới kỹ thuật là 97,5%, tác động đến kinh tế là 83,7%, tác động tới cách thức làm ăn là 67,4% và tác động đến nhận thức của người dân là 36,2%.
Đối với các đơn vị chủ trì thực hiện các nhiệm vụ khoa học đánh giá thì hiệu quả triển khai, nhân rộng các nhiệm vụ sau khi kết thúc đạt 73,8%.
Một số ĐTDA đạt kết quả khả quan và đang được nhân rộng như: "Chọn lọc, bảo tồn, phát triển giống lúa nếp Tú Lệ tại xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn”, "Sử dụng hệ thống tưới phun mưa cố định và áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng chè Bát Tiên trên địa bàn huyện Trấn Yên”.
"Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thâm canh tăng năng suất bưởi Đại Minh và kết hợp nuôi ong lấy mật theo hướng sản xuất bền vững”, "Nghiên cứu cải tạo đàn trâu bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo”, "Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật lai tạo bê lai giữa bò đực BBB và bò cái nền lai Zebu trên địa bàn tỉnh Yên Bái”.
"Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nuôi cá nheo trong lồng trên hồ Thác Bà”, "Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nuôi thâm canh cá chép lai V1 thương phẩm trong ao đất tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái”... "Một nền nông nghiệp phát triển luôn dựa trên một nền KH&CN tiên tiến và ngược lại nông nghiệp phát triển sẽ tạo điều kiện cho KH&CN phát triển”.
Xác định rõ vai trò của KH&CN với nông nghiệp, các nhiệm vụ KH&CN trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn tiếp tục được Sở KH&CN quan tâm, đầu tư trong giai đoạn tới.
Theo đó, tiếp tục nghiên cứu đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; tăng cường đầu tư thâm canh, đưa các giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng và năng suất cao và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.
Cùng đó là việc tuyển chọn, lai tạo giống gia súc, gia cầm, thủy sản nội địa có chất lượng để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm chăn nuôi; phát triển chăn nuôi đại gia súc theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp; ứng dụng công nghệ sinh học trong nhân tạo giống, đẩy mạnh phát triển lâm nghiệp.
Đồng thời đẩy mạnh việc áp dụng các biện pháp bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng kết hợp trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc với cơ cấu cây lâm nghiệp hợp lý, coi trọng các loại cây bản địa, các mô hình nông, lâm kết hợp.