Những năm gần đây, tình hình tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em xảy ra ngày càng phức tạp, nghiêm trọng và có xu hướng gia tăng. Vì vậy, để nêu cao tinh thần cảnh giác cho hội viên, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động giúp chị em có kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ mình và những người thân tránh được loại tội phạm này.
Hội Phụ nữ huyện Mù Cang Chải tổ chức sinh hoạt chuyên đề “Phòng chống mua bán người, xuất cảnh trái phép ra nước ngoài” tại Chi hội Phụ nữ bản Séo Dì Hồ A, xã Lao Chải
Chị G.T.G, xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải là một trong 5 nạn nhân bị mua, bán trở về. Chị đã được Trung tâm Hỗ trợ phụ nữ tại cộng đồng, Hội LHPN tỉnh hỗ trợ cho tham gia khóa đào tạo kỹ thuật thêu thổ cẩm tổ chức tại xã Chế Cu Nha.
Đến nay, chị thường xuyên nhận nguyên liệu về làm tại nhà để cung cấp cho Công ty Craft Link với mức thu nhập dao động từ 1 - 3 triệu đồng/tháng.
Cùng đó, HPN tỉnh cũng tích cực vận động các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hỗ trợ cho hoạt động phòng, chống mua bán người; duy trì 2 nhóm tự lực tại xã An Phú (Lục Yên) và phường Cầu Thia (thị xã Nghĩa Lộ) với tổng số 23 thành viên, chương trình do Dự án Bảo vệ nạn nhân - Chương trình Chấm dứt mua bán người của tổ chức Tầm nhìn Thế giới tài trợ.
Trong 2 năm (2016 - 2018), Hội LHPN tỉnh cũng đã hỗ trợ 34 nạn nhân bị mua bán trở về. Trong đó, 7 nạn nhân được hỗ trợ đào tạo nghề, tạo việc làm, 27 nạn nhân được hỗ trợ về tâm lý, sức khỏe và giới thiệu để được quan tâm và thực hiện các chính sách, giúp chị em ổn định tâm lý, tái hòa nhập cộng đồng.
Theo bà Hoàng Phương Thúy - Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh, bám sát sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo 138 tỉnh (Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tỉnh) và chỉ đạo của Trung ương Hội LHPN Việt Nam, trong giai đoạn 2016 - 2018, HPN tỉnh đã tăng cường công tác tuyên truyền trong các cấp Hội và hội viên, phụ nữ thực hiện tốt các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, của tỉnh về công tác phòng, chống tội phạm mua bán người.
Chỉ đạo các cấp Hội đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật lồng ghép trong các hoạt động của Hội cũng như các Phong trào thi đua "Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”; 2 Cuộc vận động "Rèn luyện phẩm chất đạo đức tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang” và "Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”…
Hội LHPN tỉnh đã phối hợp tổ chức gần 6.000 cuộc tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên phụ nữ các kiến thức về bình đẳng giới, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng, chống mua bán người. Đặc biệt, ở 2 huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, cán bộ Hội đã sử dụng tiếng dân tộc Mông và có sự tham gia của người địa phương trong các cuộc truyền thông.
Tổ chức 151 lớp tập huấn cho cán bộ, hội viên phụ nữ, tuyên truyền viên, cộng tác viên các kiến thức về: Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng chống bạo lực gia đình, pháp luật về phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em, kiến thức phòng chống HIV/AIDS, ma túy, mại dâm...
Cũng theo bà Hoàng Phương Thúy, xác định được trách nhiệm và tầm quan trọng của công tác phòng, chống mua bán người, thời gian tới các cấp HPN trong tỉnh sẽ đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ giúp đỡ nạn nhân bị mua bán trở về; tiếp tục triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và các chương trình quốc gia về phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội; nêu cao tinh thần cảnh giác trước diễn biến phức tạp của các loại tội phạm tới toàn thể hội viên.
Phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện tốt phong trào an ninh ở địa phương, xây dựng nếp sống văn hóa mới, xây dựng cụm dân cư, cơ quan đơn vị an toàn, không có tội phạm và tệ nạn xã hội; tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương và các tổ chức hỗ trợ, giúp đỡ nạn nhân bị mua bán trở về hòa nhập với cộng đồng và vận động tham gia sinh hoạt Hội.
2018 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Những năm gần đây, tình hình tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em xảy ra ngày càng phức tạp, nghiêm trọng và có xu hướng gia tăng. Vì vậy, để nêu cao tinh thần cảnh giác cho hội viên, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động giúp chị em có kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ mình và những người thân tránh được loại tội phạm này.Chị G.T.G, xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải là một trong 5 nạn nhân bị mua, bán trở về. Chị đã được Trung tâm Hỗ trợ phụ nữ tại cộng đồng, Hội LHPN tỉnh hỗ trợ cho tham gia khóa đào tạo kỹ thuật thêu thổ cẩm tổ chức tại xã Chế Cu Nha.
Đến nay, chị thường xuyên nhận nguyên liệu về làm tại nhà để cung cấp cho Công ty Craft Link với mức thu nhập dao động từ 1 - 3 triệu đồng/tháng.
Cùng đó, HPN tỉnh cũng tích cực vận động các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hỗ trợ cho hoạt động phòng, chống mua bán người; duy trì 2 nhóm tự lực tại xã An Phú (Lục Yên) và phường Cầu Thia (thị xã Nghĩa Lộ) với tổng số 23 thành viên, chương trình do Dự án Bảo vệ nạn nhân - Chương trình Chấm dứt mua bán người của tổ chức Tầm nhìn Thế giới tài trợ.
Trong 2 năm (2016 - 2018), Hội LHPN tỉnh cũng đã hỗ trợ 34 nạn nhân bị mua bán trở về. Trong đó, 7 nạn nhân được hỗ trợ đào tạo nghề, tạo việc làm, 27 nạn nhân được hỗ trợ về tâm lý, sức khỏe và giới thiệu để được quan tâm và thực hiện các chính sách, giúp chị em ổn định tâm lý, tái hòa nhập cộng đồng.
Theo bà Hoàng Phương Thúy - Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh, bám sát sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo 138 tỉnh (Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tỉnh) và chỉ đạo của Trung ương Hội LHPN Việt Nam, trong giai đoạn 2016 - 2018, HPN tỉnh đã tăng cường công tác tuyên truyền trong các cấp Hội và hội viên, phụ nữ thực hiện tốt các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, của tỉnh về công tác phòng, chống tội phạm mua bán người.
Chỉ đạo các cấp Hội đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật lồng ghép trong các hoạt động của Hội cũng như các Phong trào thi đua "Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”; 2 Cuộc vận động "Rèn luyện phẩm chất đạo đức tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang” và "Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”…
Hội LHPN tỉnh đã phối hợp tổ chức gần 6.000 cuộc tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên phụ nữ các kiến thức về bình đẳng giới, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng, chống mua bán người. Đặc biệt, ở 2 huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, cán bộ Hội đã sử dụng tiếng dân tộc Mông và có sự tham gia của người địa phương trong các cuộc truyền thông.
Tổ chức 151 lớp tập huấn cho cán bộ, hội viên phụ nữ, tuyên truyền viên, cộng tác viên các kiến thức về: Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng chống bạo lực gia đình, pháp luật về phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em, kiến thức phòng chống HIV/AIDS, ma túy, mại dâm...
Cũng theo bà Hoàng Phương Thúy, xác định được trách nhiệm và tầm quan trọng của công tác phòng, chống mua bán người, thời gian tới các cấp HPN trong tỉnh sẽ đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ giúp đỡ nạn nhân bị mua bán trở về; tiếp tục triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và các chương trình quốc gia về phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội; nêu cao tinh thần cảnh giác trước diễn biến phức tạp của các loại tội phạm tới toàn thể hội viên.
Phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện tốt phong trào an ninh ở địa phương, xây dựng nếp sống văn hóa mới, xây dựng cụm dân cư, cơ quan đơn vị an toàn, không có tội phạm và tệ nạn xã hội; tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương và các tổ chức hỗ trợ, giúp đỡ nạn nhân bị mua bán trở về hòa nhập với cộng đồng và vận động tham gia sinh hoạt Hội.