Mưa lũ đã làm trên 144 hộ của các xã : Phong Dụ Thượng, Nà Hẩu, Mỏ Vàng, An Thịnh, Đông An, Yên Phú, Hoàng Thắng… của huyện Văn Yên thiếu nước sạch để sinh hoạt; trong đó, có 94 giếng nước bị ô nhiễm.
Các lực lượng chức năng đang nỗ lực đảm bảo giao thông thông suốt.
Cùng với việc nhanh chóng giúp người dân khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống sau lũ, huyện Văn Yên đã tập trung chỉ đạo Trung tâm Y tế huyện ra quân làm sạch môi trường, phun hóa chất khử trùng, đẩy nhanh công tác xử lý môi trường và chăm sóc sức khỏe cho người dân.
Theo báo cáo của Trung tâm Y tế huyện Văn Yên, mưa lũ đã làm trên 144 hộ của các xã: Phong Dụ Thượng, Nà Hẩu, Mỏ Vàng, An Thịnh, Đông An, Yên Phú, Hoàng Thắng… thiếu nước sạch để sinh hoạt; trong đó, có 94 giếng nước bị ô nhiễm.
Ngay sau khi nước rút, Trung tâm tiến hành phun 80 kg thuốc CloraminB tẩy rửa vệ sinh nhà, giếng nước cho các hộ dân có nhà, giếng nước bị ngập ở tất cả các xã, thị trấn để đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn sức khỏe cho người dân.
Trung tâm đã cấp 110 kg Cloramin, 1.100 viên Cloramin để tiến hành khử trùng giếng nước, các bể chứa nước sinh hoạt của nhân dân bị ô nhiễm; đồng thời, phun hóa chất khử trùng vệ sinh, tẩy uế môi trường cho các hộ dân khu vực ngập lụt, khuyến cáo người dân thực hiện ăn chín, uống sôi.
Ông Cao Ngọc Thắng - Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Văn Yên cho biết, thực hiện sự chỉ đạo của UBND huyện, ngay sau khi nước rút, Trung tâm đã phân công Đội Phòng chống dịch bệnh, thanh khiết môi trường phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, trạm y tế các xã đánh giá nhanh tình hình thiệt hại sau lũ, tiến hành thanh khiết môi trường, phun hóa chất khử trùng, cấp phát thuốc khử trùng nước.
"Chúng tôi tập trung tuyên truyền hướng dẫn người dân thau rửa giếng nước, khử trùng bằng hóa chất Cloramin và phòng chống dịch đau mắt đỏ, tiêu chảy, sốt xuất huyết tại các khu vực bị ảnh hưởng nặng, đảm bảo công tác thường trực cấp cứu, khám chữa bệnh cho người dân tại các trạm y tế kịp thời. Trung tâm cũng phân công cán bộ phụ trách xã kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình dịch bệnh, ô nhiễm nguồn nước, môi trường để xử lý kịp thời, giảm thiểu dịch bệnh bùng phát sau lũ" - ông Thắng cho biết.
Cùng với tập trung xử lý môi trường, huyện Văn Yên còn chú trọng việc bảo đảm giao thông thông suốt sau mưa lũ. Cụ thể, ngay từ ngày 21/7, huyện đã chỉ đạo các cơ quan chức năng, địa phương huy động lực lượng, máy móc khẩn trương khắc phục sạt lở và ngập úng trên các tuyến đường giao thông.
Đến nay, cơ bản các tuyến đường trên địa bàn huyện gồm đường tỉnh, đường huyện, đường xã đã đảm bảo lưu thông trở lại. Hiện tại, các tuyến đường quan trọng vẫn đang tập trung khắc phục do khối lượng sạt lở lớn như đường Yên Phú - Viễn Sơn có 2 điểm sạt lở vẫn cắm biển cảnh báo và duy trì lực lượng cảnh giới 24/24 giờ; vận động nhân dân hiến 650 m2 đất và 600 cây quế để làm đường tránh; huy động 2 máy xúc, 1 máy ủi, 2 ô tô san gạt trên 5.500 m3 đất.
Tuyến đường Đông An - Gia Hội có 3 điểm sạt lở với khối lượng 8.000 m3, huyện chỉ đạo các đơn vị liên quan huy động 4 máy xúc, 2 ô tô để san gạt. Tuyến đường Đại Sơn - Nà Hẩu sạt lở 4.000 m3 đã huy động 2 máy xúc, 1 ô tô xử lý để đảm bảo lưu thông trên tuyến.
Đến ngày 26/7, giao thông các tuyến tỉnh lộ, đường huyện, đường xã đã cơ bản thông suốt. Tuy nhiên, do nhiều điểm sạt lở với khối lượng lớn nên huyện vẫn đang tiếp tục chỉ đạo các đơn vị chức năng phối hợp với các địa phương huy động tối đa máy móc, nhân lực để xử lý dứt điểm. Đồng thời, tiếp tục nâng cao cảnh giác trước những diễn biến bất thường của thời tiết, chú ý những điểm có nguy cơ cao về sạt lở để cảnh báo người dân, các phương tiện qua lại đảm bảo an toàn.
985 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Mưa lũ đã làm trên 144 hộ của các xã : Phong Dụ Thượng, Nà Hẩu, Mỏ Vàng, An Thịnh, Đông An, Yên Phú, Hoàng Thắng… của huyện Văn Yên thiếu nước sạch để sinh hoạt; trong đó, có 94 giếng nước bị ô nhiễm. Cùng với việc nhanh chóng giúp người dân khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống sau lũ, huyện Văn Yên đã tập trung chỉ đạo Trung tâm Y tế huyện ra quân làm sạch môi trường, phun hóa chất khử trùng, đẩy nhanh công tác xử lý môi trường và chăm sóc sức khỏe cho người dân.
Theo báo cáo của Trung tâm Y tế huyện Văn Yên, mưa lũ đã làm trên 144 hộ của các xã: Phong Dụ Thượng, Nà Hẩu, Mỏ Vàng, An Thịnh, Đông An, Yên Phú, Hoàng Thắng… thiếu nước sạch để sinh hoạt; trong đó, có 94 giếng nước bị ô nhiễm.
Ngay sau khi nước rút, Trung tâm tiến hành phun 80 kg thuốc CloraminB tẩy rửa vệ sinh nhà, giếng nước cho các hộ dân có nhà, giếng nước bị ngập ở tất cả các xã, thị trấn để đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn sức khỏe cho người dân.
Trung tâm đã cấp 110 kg Cloramin, 1.100 viên Cloramin để tiến hành khử trùng giếng nước, các bể chứa nước sinh hoạt của nhân dân bị ô nhiễm; đồng thời, phun hóa chất khử trùng vệ sinh, tẩy uế môi trường cho các hộ dân khu vực ngập lụt, khuyến cáo người dân thực hiện ăn chín, uống sôi.
Ông Cao Ngọc Thắng - Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Văn Yên cho biết, thực hiện sự chỉ đạo của UBND huyện, ngay sau khi nước rút, Trung tâm đã phân công Đội Phòng chống dịch bệnh, thanh khiết môi trường phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, trạm y tế các xã đánh giá nhanh tình hình thiệt hại sau lũ, tiến hành thanh khiết môi trường, phun hóa chất khử trùng, cấp phát thuốc khử trùng nước.
"Chúng tôi tập trung tuyên truyền hướng dẫn người dân thau rửa giếng nước, khử trùng bằng hóa chất Cloramin và phòng chống dịch đau mắt đỏ, tiêu chảy, sốt xuất huyết tại các khu vực bị ảnh hưởng nặng, đảm bảo công tác thường trực cấp cứu, khám chữa bệnh cho người dân tại các trạm y tế kịp thời. Trung tâm cũng phân công cán bộ phụ trách xã kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình dịch bệnh, ô nhiễm nguồn nước, môi trường để xử lý kịp thời, giảm thiểu dịch bệnh bùng phát sau lũ" - ông Thắng cho biết.
Cùng với tập trung xử lý môi trường, huyện Văn Yên còn chú trọng việc bảo đảm giao thông thông suốt sau mưa lũ. Cụ thể, ngay từ ngày 21/7, huyện đã chỉ đạo các cơ quan chức năng, địa phương huy động lực lượng, máy móc khẩn trương khắc phục sạt lở và ngập úng trên các tuyến đường giao thông.
Đến nay, cơ bản các tuyến đường trên địa bàn huyện gồm đường tỉnh, đường huyện, đường xã đã đảm bảo lưu thông trở lại. Hiện tại, các tuyến đường quan trọng vẫn đang tập trung khắc phục do khối lượng sạt lở lớn như đường Yên Phú - Viễn Sơn có 2 điểm sạt lở vẫn cắm biển cảnh báo và duy trì lực lượng cảnh giới 24/24 giờ; vận động nhân dân hiến 650 m2 đất và 600 cây quế để làm đường tránh; huy động 2 máy xúc, 1 máy ủi, 2 ô tô san gạt trên 5.500 m3 đất.
Tuyến đường Đông An - Gia Hội có 3 điểm sạt lở với khối lượng 8.000 m3, huyện chỉ đạo các đơn vị liên quan huy động 4 máy xúc, 2 ô tô để san gạt. Tuyến đường Đại Sơn - Nà Hẩu sạt lở 4.000 m3 đã huy động 2 máy xúc, 1 ô tô xử lý để đảm bảo lưu thông trên tuyến.
Đến ngày 26/7, giao thông các tuyến tỉnh lộ, đường huyện, đường xã đã cơ bản thông suốt. Tuy nhiên, do nhiều điểm sạt lở với khối lượng lớn nên huyện vẫn đang tiếp tục chỉ đạo các đơn vị chức năng phối hợp với các địa phương huy động tối đa máy móc, nhân lực để xử lý dứt điểm. Đồng thời, tiếp tục nâng cao cảnh giác trước những diễn biến bất thường của thời tiết, chú ý những điểm có nguy cơ cao về sạt lở để cảnh báo người dân, các phương tiện qua lại đảm bảo an toàn.